Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Bài 13: Danh động từ - Gerund

Danh động từ (Gerund), một cái tên thất ngắn gọn đúng không các bạn.
Nhưng để hiểu hết về nó là cả một thời gian một quá trình học tiếng anh dài.
Trong bài này các bạn sẽ đuợc tìm hiểu kỉ về danh động từ.
Chúc các bạn học tốt nhé.


Bài 12: Đại từ quan hệ - The Relative Pronouns

Trong các bài truớc có lẽ các bạn cũng đã hiểu khá nhiều về tiếng anh rồi đúng không nào.
Ở bài này sẽ tiếp tục giúp các bạn hiểu về Đại từ quan hệ - The Relative Pronouns
Các bạn học tốt nhé....

Bài 11: Câu điều kiện - Conditional Sentences

Bài này sẽ huớng dẫn các bạn về câu điều kiện (Conditional Sentences)
Hy vọng bài giảng này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về câu điều kiện
Good luck.

Bài 10: Cách dùng Used To - Be Used To - Get Used To

Chắc chắc rằng có rất nhiều bạn gặp khó khăn trong việc học tiếng anh đúng không nào. Và một phần rất hay  nhầm lần đó là cách dùng Used To - Be Used To - Get Used To.
Ở bài học tiếng anh lần này các bạn sẽ đuợc huớng dẫn chi tiết về nó.
Chúc các bạn học tốt.

Bài 9: So sánh của tính từ - Comparison Of Adjectives (TT) (Full)

Bài học tiếng anh này sẽ tiếp tục phần truớc.
Các bạn sẽ tiếp tục đuợc thầy giáo huớng dẫn chi tiết về So sánh của tính từ - Comparison Of Adjectives
Và các vi dụ dễ hiểu về nó.
Hy vọng các bạn sẽ ngày càng phát triển kĩ năng học tiếng anh của mình.
Good luck....

Bài 8 - So sánh của tính từ - Comparison Of Adjectives (Full)

Trong bài học tiếng anh này các bạn sẽ học So sánh của tính từ - Comparison Of Adjectives (Full)
Chúc các bạn học tốt nhé.

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

Làm gì để trở thành triệu phú?

Khi nghỉ hưu, hầu hết người Mỹ đều lo lắng rằng không biết họ đã tiết kiệm hoặc đầu tư đủ để nghỉ hưu một cách an nhàn và đủ để trở thành triệu phú chưa. Nhiều người Mỹ vẫn đang cố gắng để đạt mốc 1 USD và hàng triệu người Mỹ đã đạt được mục tiêu đó.


Cần bao nhiêu?
Khi nghỉ hưu, hầu hết người Mỹ đều lo lắng rằng không biết họ đã tiết kiệm hoặc đầu tư đủ để nghỉ hưu một cách an nhàn và đủ để trở thành triệu phú chưa. Cuộc thăm dò gần đây nhất của AP-CNBC cho thấy rằng gần 1/3 (31%) người Mỹ nghĩ rằng họ cần một khoản tiết kiệm tối thiểu là 100 nghìn đến 500 nghìn USD nếu năm nay họ muốn nghỉ hưu để hưởng cuộc sống an nhàn và 22% số người tin rằng số tiền tối thiểu họ cần là 1 triệu USD hoặc nhiều hơn.
Chỉ có 1/5 người Mỹ được hỏi nghĩ rằng họ có thể dành dụm được ít nhất 1 triệu USD trong 10 năm tới và 62% cho rằng điều này là "không thể." Đa số người được hỏi (61%) nghĩ rằng "cực kỳ" hoặc "rất khó khăn" để trở thành triệu phú ở Hoa Kỳ hiện nay.
Nhưng nhiều người Mỹ vẫn đang cố gắng để đạt mốc 1 USD và hàng triệu người Mỹ đã đạt được mục tiêu đó.
Số lượng triệu phú ở Mỹ đang gia tăng. Hiện tại, Mỹ có hơn 10 triệu triệu phú. Trong tình cảnh cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu và những trở ngại nền kinh tế Mỹ, số lượng các hộ gia đình triệu phú Mỹ đã sẽ tăng lên gấp đôi, 20,5 triệu, với tổng khối lượng tài sản tăng từ 39 nghìn tỷ USD vào năm 2011 lên 87 nghìn  tỷ USD vào năm 2020.
Tiền đẻ ra tiền, tuy nhiên có vẻ sẽ khó khăn để kiếm được số tiền lớn ở các thị trường tài chính đang biến động. Cuộc thăm dò của AP-CNBC cho thấy rằng cứ 6 trong số 10 người dân Mỹ (62%) cho biết niềm tin của họ đang bị lung lay bởi những biến động gần đây trên thị trường chứng khoán. Tình hình này vẫn đang diễn ra trong vòng 12 tháng qua. Hiện nay, 65% người sở hữu cổ phiếu, trái phiếu và các quỹ tương hỗ kém tự tin hơn so với các nhà đầu tư.

Người dân được hỏi nói rằng họ vẫn đang ưu tiên đầu tư. Với câu hỏi mọi người sẽ làm gì với 1 triệu USD thì có 31% người Mỹ cho biết họ sẽ tiết kiệm hoặc đầu tư; 17% dành cho gia đình, 14% cho chi tiêu, 13% trả nợ, 12% mua bất động sản và 11% đóng góp từ thiện. Thật không may là chi tiêu ngày càng tăng, tiền lương thấp hơn và tình trạng mất việc làm khiến rất nhiều người Mỹ phải dùng đến khoản tiết kiệm của mình để thanh toán các hóa đơn hay để trả nợ.
Thực tế là các nhà đầu tư vẫn giữ vững lập trường của mình, không rút tiền ra khỏi thị trường trong những tháng gần đây, có đây là một dấu hiệu khả quan.
Trong hầu hết trường hợp, biện pháp đảm bảo tài chính khi nghỉ hưu đi kèm với một khoản tiết kiệm ổn định, phương án đầu tư chiến lược và bạn có thể sẽ phải nghỉ hưu muộn hơn bạn từng hình dung khi bắt đầu sự nghiệp. Hãy ghi nhớ những quy tắc này: Đầu tiên, bạn cần phải sống trong khuôn khổ tiền bạc mà bạn có. Tiếp theo, bạn phải cố gắng tiết kiệm một khoản tiền nhất định mỗi tháng và kiên trì với mục tiêu đó. Sau đó, bạn phải chắc chắn rằng danh mục đầu tư của bạn phải đa dạng - kết hợp giữa cổ phiếu, trái phiếu, và các khoản đầu tư khác (hàng hóa và bất động sản) và cân bằng giữa các khoản đầu tư để đạt được mục tiêu của bạn.
Mất bao lâu?
Nếu bạn bắt đầu với một khoản đầu tư ban đầu 10 nghìn USD và danh mục vốn đầu tư của bạn tăng trưởng 5% mỗi năm, theo cách tính của Bankrate.com. thì mỗi tháng bạn phải tiết kiệm bao nhiêu tiền để đạt được mục tiêu có 1 triệu USD ở  tuổi 70
25 tuổi phải tiết kiệm được 450 USD/tháng. Vậy chỉ cần tiết kiệm 15 USD/ ngày để nghỉ ngơi sau những năm tháng bạn làm việc.
35 tuổi phải tiết kiệm được 850 USD/tháng.
45 tuổi phải tiết kiệm được 1.700 USD/tháng.
55 tuổi phải tiết kiệm được 4.000 USD/tháng. (Tất nhiên, với tỷ lệ lạm phát trung bình 3%, số tiền dành dụm 1 triệu USD sẽ chỉ có giá trị bằng 642.000 USD hiện nay. Điều đó có nghĩa là bạn phải tiết kiệm nhiều hơn.)
Tuy nhiên, đối với những người bắt đầu sớm và tiết kiệm thường xuyên, trở thành một triệu phú không phải là một giấc mơ hão huyền.



SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo VEF)

Ai là trụ cột kinh tế Mỹ trong khủng hoảng?

Các công ty lớn thu hút được sự chú ý trên báo chí đã phát triển, tuyển dụng và kiếm được lợi nhuận trong năm qua - nhưng tại Mỹ, cũng như tại các quốc gia khác, chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới sử dụng nhiều lao động nhất.



Đưa các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn trở lại hiệu quả được đặt ở vị trí trung tâm của cuộc truy tìm tăng trưởng và với một tổng thống đang chịu nhiều áp lực, các quyền lợi về chính trị cũng quan trọng như các quyền lợi về kinh tế.
Bill Dunkelberg, Liên đoàn Quốc gia Các doanh nghiệp độc lập, hiệp hội các ngành công nghiệp chính  nói: "Khu vực doanh nghiệp nhỏ tạo dựng hoặc phá vỡ nền kinh tế Mỹ".
Tuy nhiên, lĩnh vực này hiện nay lại không được đầu tư. Rất nhiều công ty nhỏ chỉ dựa vào các nhu cầu mong manh và đơn đặt hàng ít ỏi. Họ cho biết các công ty đang bị sa lầy bởi những quy định nặng nề của chính phủ liên bang. Có rất nhiều lời phàn nàn về việc thiếu tín dụng và lao động có tay nghề.
Tuy nhiên, những công ty này hiện đang ở trung tâm của cuộc đấu tranh để khôi phục lại nền kinh tế. Đưa ra Bộ luật Công việc Mỹ trong bài phát biểu tại phiên họp chung của Quốc hội 2 tuần trước, Tổng thống Barack Obama đã gắn sự phục hồi kinh tế với sức khỏe của các công ty nhỏ, đề xuất giảm thuế biên chế cho họ và cam kết thúc đẩy thanh toán cho những công ty làm việc cho chính phủ liên bang.
Những quyền lợi về chính trị cũng quan trọng như quyền lợi về kinh tế. Cuộc tổng tuyển cử năm tới dường như chắc chắn xoay quanh khả năng nắm bắt các vấn đề kinh tế của ông Obama. Theo khía cạnh đó, việc khôi phục lòng tin cho các doanh nghiệp nhỏ đang ngập đầu trong khó khăn có thể là cuộc thách thức khắc nghiệt của vị tổng thống ngày càng không được lòng dân này.
Ông Obama đã làm nổi bật sự lưỡng phân giữa các công ty đã có lợi nhuận trở lại và các doanh nghiệp nhỏ hơn vẫn đang phải vật lộn với khó khăn. Ông nói: "Liệu chúng ta có nên duy trì lỗ hổng về thuế cho các công ty dầu hỏa? Hay chúng ta nên sử dụng khoản tiền đó để cung cấp cho các chủ sở hữu doanh nghiệp nhỏ một khoản tín dụng thuế khi họ thuê tuyển công nhân mới? Bởi vì chúng ta không thể làm cả hai điều cùng một lúc, tôi khá chắc rằng tôi biết điều mà hầu hết người dân Mỹ sẽ chọn".
Điều này phản ánh nỗi thất vọng tại Washington rằng các doanh nghiệp lớn đang tích trữ lợi nhuận và không đầu tư. Theo một quan chức chính phủ cấp cao "Có sự khác biệt đáng kể giữa các công ty lớn nhất vẫn đang ngồi trên đống tiền và rất nhiều công ty nhỏ hơn đã đang phải đối mặt với một cơn bão hoàn hảo xét về mặt ngày càng khó khăn hơn trong việc có được vốn lưu động".
Tuy nhiên, Tổng thống đúng khi thừa nhận rằng sự phục hồi nằm trong tay họ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ - được định nghĩa bởi Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ Mỹ, một cơ quan liên bang là các doanh nghiệp sử dụng lên tới 500 công nhân - chiếm tới 99% tất cả các doanh nghiệp Mỹ, 2/3 lao động khu vực tư nhân và một nửa sản lượng kinh tế.
Sự khác biệt trong sức khỏe của các doanh nghiệp này và các công ty lớn giúp giải thích tại sao nền kinh tế lớn nhất thế giới này tạo không tạo ra việc làm mới trong tháng 8. Theo NFIB, các doanh nghiệp nhỏ đang cắt giảm việc làm nhiều hơn là thuê tuyển lao động mặc dù tình hình đang được cải thiện dần dần. Tuy nhiên, thay vì thuê tuyển hoặc sa thải, 3/4 các doanh nghiệp nhỏ đã phải áp dụng biện pháp "chờ và xem".
Jeff Joerres, Giám đốc điều hành của Manpower Group, một công ty nhân sự toàn cầu nói: "Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những người chấp nhận rủi ro lớn hơn theo nhiều cách. Trong môi trường hiện nay, họ không chấp nhận rủi ro cùng mức độ - như thuê dự chi - và điều đó đang kiềm chế tăng trưởng".
Mối quan tâm hàng đầu của các nhà cung cấp công nghiệp vừa và nhỏ là các nhà sản xuất lớn vốn là những khách hàng của họ sẽ cắt giảm hoặc không hoạt động nữa - theo một khảo sát về 3.400 công ty công bố vào tháng 7 bởi ThomasNet, một website cho những công ty tìm kiếm các nhà cung cấp công nghiệp.
Vấn đề thứ hai là khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng. Một mặt, 2/3 các thành viên của NFIB cho rằng nhu cầu quá yếu đến nỗi họ không cần đến các khoản vay trong khi chỉ 8% không thể nhận được các khoản tín dụng. Tuy nhiên, những công ty muốn vay mượn lại kêu ca rằng có sự phân chia nguồn tín dụng có sẵn giữa các công ty đủ lớn để tung ra trái phiếu là những công ty có thể có được những điều khoản tốt hơn từ các ngân hàng và các công ty khác phải phụ thuộc vào thiện chí của ngân hàng của mình.
Khảo sát mới nhất của Cục dự trữ liên bang về các nhân viên phụ trách khoản vay ngân hàng chỉ ra rằng 22% người cho vay đang nới lỏng các tiêu chuẩn tín dụng cho các công ty có doanh thu lớn hơn 50 triệu USD và không một ngân hàng nào đang thắt chặt các tiêu chuẩn tín dụng. Với các công ty có doanh thu nhỏ hơn 50 triệu USD, con số này là 8%.
Dough Oberhelman, giám đốc điều hành của Caterpillar, nhà sản xuất thiết bị xử lý đất lớn nhất thế giới nói rằng: "Hàng ngày tôi đều nghe về những khó khăn trong việc đảm bảo tín dụng từ các khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong nhiều trường hợp, bảng cân đối kế toán của họ vẫn bị thâm hụt hoặc hồ sơ tín dụng của họ thay đổi khi các tiêu chuẩn bị thắt chặt".
Trong khi các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ cao vẫn có thể tiếp cận được nguồn vốn thì hầu hết các doanh nghiệp mới là thuộc các lĩnh vực truyền thống nơi nguồn vốn đã trở nên thắt chặt. Bà Swonk nói: "Chúng tôi phải hạ đòn bẩy nhưng con lắc vẫn đưa theo hướng khác. Điều này cản trở sự đổi mới tự phát - người Mỹ bắt đầu doanh nghiệp của họ trong các ga ra và sử dụng tín dụng cá nhân - mà chúng ta có trong nền kinh tế."
Các doanh nhân có tiềm năng tìm mua các công ty nhỏ có sẵn cũng đang gặp khó khăn trong việc đảm bảo khoản vay. Mặc dù SBA đã đưa ra các khoản vay trị giá 30 tỷ USD cho các doanh nghiệp nhỏ, một số doanh nghiệp khởi nghiệp phàn nàn rằng các ngân hàng từ chối cho vay với những người không có hồ sơ thuế trong vòng 2 năm.
Khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng giúp giải thích một câu đố lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế này - tại sao nhiều người không tự lập doanh nghiệp cho riêng mình. Suy thoái thường được coi là thách thức cho sự phục hồi. Các công nhỏ phá sản nhưng rất nhiều công ty mới ra đời khi các công nhân bị mất việc tạo ra việc làm cho chính mình.
Một chuỗi các công ty lớn của Mỹ đã vượt qua khỏi nghịch cảnh. Protect & Gamble, IBM, General Electric, General Motors, United Technologies, Hewlett-Packard và FedEx đều là những đứa trẻ trong những thời điểm khó khăn.
Tuy nhiên, lần này điều đó không xảy ra. Theo Cục thống kê lao động, vào tháng 8 năm 2008, 5,8 triệu người Mỹ làm việc cho công ty của chính mình và khoảng 10,3 triệu người khác tự làm chủ nhưng không thành lập công ty. Đến tháng 8 năm 2009, con số đó đã giảm tương ứng xuống còn 5,4 triệu và 10,1 triệu người. Tháng trước, con số này còn tồi tệ hơn, giảm xuống còn 5,2 triệu và 9,5 triệu người.
Khảo sát hàng tháng của NFIB về quan điểm kinh doanh thường xuyên cho thấy sự lo lắng đáng kể về gánh nặng của luật lệ. Việc các công ty phàn nàn về thuế và thói quan liêu không còn là mới nhưng các chủ doanh nghiệp nhỏ hơn cho biết gánh nặng luật lệ của họ đang tăng.
Tổng thống Obama đã thừa nhận điều này. Tuần trước, ông thừa nhận: "Có một số quy định và luật lệ đặt ra những gánh nặng không cần thiết trên vai các doanh nghiệp vào thời điểm mà họ khó có khả năng chịu đựng nhất" khi cho biết rằng chính quyền của ông đã đang xem xét lại các quy định. Ông sẽ cần phải nhanh chóng làm điều đó. Cuộc bầu cử tiếp theo chỉ còn hơn 1 năm và ông Obama cần phải khôi phục lại lòng tin trong các doanh nghiệp nhỏ trước khi ông có thể thay đổi nền kinh tế Mỹ từ tình hình rất xấu sang một tình hình tốt hơn.
Ông nói: "Chính phủ liên bang không chỉ gặp phải vấn đề về chi tiêu mà cả vấn đề lãng phí - nó đã lãng phí rất nhiều trong số các khoản chi tiêu của mình. Nếu họ lấy tiền kích thích kinh tế và cung cấp 100.000 USD trong đó cho mỗi chủ doanh nghiệp nhỏ, họ đã có thể có nhiều công việc hơn hiện nay".
Khi Tổng thống Barack Obama đến trường trung học Fort Hayes tại Columbus, Ohio, tuần trước để "bán" kế hoạch kích thích kinh tế 447 tỷ USD tới người dân Mỹ, thảm cảnh của các doanh nghiệp nhỏ ở vị trí hàng đầu trong tâm trí ông.
Ông nói, "Việc các công ty lớn có lợi nhuận bùng nổ trở lại cũng tốt. Chúng ta cũng muốn họ có thể thuê tuyển mọi người. Nhưng các công ty nhỏ hơn vẫn chưa trở lại. Vậy hãy để chúng tôi nói với Quốc Hội rằng thay vì chỉ nói đến việc giúp đỡ những người tạo ra việc làm của nước Mỹ, chúng ta hãy thực sự làm điều gì đó để giúp đỡ họ".



SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo VEF)

Bầu Kiên giàu cỡ nào?

Người ta có thể đặt câu hỏi: “Tại sao một nhân vật như ông Nguyễn Đức Kiên lại có thể tạo ra “chấn động xã hội” ở lĩnh vực được cho là “tay trái” như bóng đá trong khi tay phải lại là những lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng?

Nếu đưa vấn đề rằng: "Với một người có trong tay hàng ngàn tỷ đồng thì nói gì chẳng...có lý". Song, rất ít người đưa ra một câu trả lời cụ thể rằng: "bầu" Kiên giàu cỡ nào?
Một nhân vật bí ẩn
Một doanh nhân thành đạt, ít ai ngờ rằng ông Nguyễn Đức Kiên không xuất thân từ gia đình "vốn đã giàu".
Khi nhắc đền Kiên- ACB, rất nhiều cựu học sinh trường PTTH Cao Bá Quát - Gia Lâm - Hà Nội mới sực nhớ đến cậu bé béo, lùn, đen "trùi trũi" hay nghịch ngợm ở sân trường. Khi ấy Nguyễn Đức Kiên chỉ dưới 10 tuổi là con trai của "bộ đôi" giáo viên cực kỳ nổi tiếng ở trường Cao Bá Quát: thầy hiệu trưởng Nguyễn Đức Lung và cô Nga dạy văn. Thầy Lung với nhiều năm làm hiệu trưởng Cao Bá Quát là một nhà giáo nổi tiếng toàn Hà Nội, nhiều năm đoạt danh hiệu chiến sỹ thi đua toàn nghành, các cựu học sinh của trường cho đến giờ còn nói với nhau: "Thầy Lung xứng đáng với danh hiệu Anh hùng lao động". Còn với cô Nga, "được học văn cô Nga là vinh dự của cả đời người".




Ông Nguyễn Đức Kiên sinh năm 1964, được cho là có đôi mắt "cực kỳ giống mẹ" ánh lên sự thông minh và sắc sảo.
Có bố mẹ mẹ là giáo viên giỏi và nổi tiếng cả miền Bắc khi đó, nhưng ông Nguyễn Đức Kiên không theo nghề sư phạm, mà vào...quân đội. Trong cuộc "Hội nghị thượng đỉnh" giữa các ông bầu sau quả bom ở Lễ tổng kết VFF, ông bầu Nguyễn Đức Kiên bật mí "Tôi từng là người lính" khiến nhiều người giật mình.
Hóa ra, năm 17 tuổi, "bầu" Kiên đi lính thật nhưng là vào học tại trường Đại học kỹ thuật quân sự khóa 15 (B5- C 156- Đại đội 156). Một trong những người giàu nhất Việt Nam hiện nay là ông Trương Gia Bình, nguyên chủ tịch HĐQT FPT cũng học trường này. Cho đến nay, các cựu học sinh C156 vẫn tự hào: "C156 là đơn vị du học sinh mà các thành viên là những tinh hoa của Việt Nam thế hệ bấy giờ".
Nguyễn Đức Kiên là một trong những tinh hoa ấy nhưng thay vì đi Nga, "bầu Kiên" được gửi đi học tại Hungary, tại trường Kỹ thuật quân sự Zalka Maté (Hungary)- ngành thông tin- một ngành rất mới và lạ lúc đó.
Bầu Kiên hay đánh con bentley tới sân Hàng Đẫy xem Hà Nội ACB thi đấu
Bầu Kiên hay đánh con bentley tới sân Hàng Đẫy xem Hà Nội ACB thi đấu.
Cuộc đời có nhiều bất ngờ. Bầu Kiên học quân sự, đi Hungary học ngành thông tin nhưng năm 1986 về nước, ông Nguyễn Đức Kiên về làm...cán bộ Tổng công ty dệt may- Bộ Thương mại.
Và cũng rất bất ngờ, năm 1994, Nguyễn Đức Kiên khi đó mới...30 tuổi đã trở thành Phó Chủ Tịch Hội Đồng sáng lập của ngân hàng Á Châu (ACB) - một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Bầu Kiên giàu cỡ nào?
Gói gọn trong hai từ :rất giàu và rất nhiều tay. Không ít người sẽ chóng mặt với bản lý lịch và những nơi ông Nguyễn Đức Kiên đã làm việc: Từ năm 1994 đến 2006: Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu; Chủ tịch HĐQT Công ty May thời trang MTT; Chủ tịch HĐQT Công ty Thiên Nam; Chủ tịch HĐQT Công ty Liên doanh nhựa đường Caltex; Chủ tịch HĐQT Công ty Thể thao ACB; Phó Chủ tịch kiêm Chủ tịch Công ty liên doanh KFC Việt Nam; Phó Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần du lịch Chợ Lớn, thành viên HĐQT Công ty Cổ phần du lịch Thiên Minh...
Đấy là căn cứ vào giấy tờ, có thể nói nó vẫn chưa phản ánh hết độ "giàu" của bầu Kiên.
Năm 2010, trong bản danh sách 100 người giàu nhất Việt Nam, với số cổ phiếu ACB có trong tay, tài sản của "bầu Kiên" được đánh giá là 805,9 tỷ đồng, ít hơn năm 2008 gần 200 tỷ một phần do giá cổ phiếu, phần sang nhượng cho người thân đứng tên. Tổng số tài khoản của gia đình ông Kiên (tính theo thị trường chứng khoán năm 2010 là khoản 2000 tỷ đồng).
Điều thắc mắc là bầu Kiên gắn với ACB và được cho là nắm lượng cổ phiếu lớn đã rút khỏi bộ máy quản trị của Ngân hàng ACB. Theo cáo bạch 2010 của Ngân hàng ACB, ông Nguyễn Đức Kiên không còn có tên trong Hội đồng quản trị.
Nhưng...
Thực sự thì cũng không nhiều người biết "bầu Kiên" nắm bao nhiêu ngân hàng cho đến khi chính ông bầu này tiết lộ bí mật là "cổ đông chính" của Ngân hàng Eximbank- đối tác đã tài trợ hàng năm cho V.League 30 tỷ đồng. Và cũng chính bầu Kiên tiết lộ là có cổ phần của Kienlong Bank- nhà tài trợ của đội Kienlong Bank- Kiên Giang mới lên V.League.
Kienlong - theo nhiều nguồn tin...vỉa hè thì Ngân hàng này do ông bầu HN.ACB Nguyễn Đức Kiên và ông bầu HPHN Trần Đình Long (đứng thứ 4 trong số 100 người giàu nhất Việt Nam 2010 với tài sản là gần 3000 tỷ đồng) thành lập, Kiên Long là Nguyễn Đức Kiên + Trần Đình Long?
Sự giàu có không thể hiện ra bên ngoài, cho dù ông Nguyễn Đức Kiên hiện đang sở hữu một biệt thự vào loại đắt và đẹp nhất Hà Nội hiện nay, biệt thự ấy tọa lạc cạnh Hồ Tây, thuộc mảnh đất "kim cương" ở Hà Nội.
Và cũng không thể hiện ở chiếc siêu xe Bensly biển 56 mà ông Kiên để ở sân Hà Nội mỗi khi đến xem bóng đá.
Điều quan trọng chính là trọng lượng những câu nói và ý tưởng của ông Nguyễn Đức Kiên- người không chỉ quyết định sự sống còn của 1 CLB mà hoàn toàn có thể tạo ra áp lực với cả một giải đấu và cả bộ sậu VFF.


SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo VEF)

3P để trở thành doanh nhân


Thành công khi bước ra thương trường, mấu chốt chỉ gói gọn trong 3 yếu tố: Đam mê (Passion); Tiềm năng (Potential) và Dấu ấn cá nhân (Personality).
Nền tảng bên trong




Khi nghĩ đến khởi nghiệp bằng con đường kinh doanh, các yếu tố thông thường mọi người sẽ nghĩ đến là tài chính, cơ hội, thị trường, nhân lực...
Thực tế, đây chỉ là những yếu tố bên ngoài. Quan trọng hơn cả của một doanh nghiệp là doanh nhân, người đứng đầu và người đứng đầu ấy, cần phải giải quyết được những đòi hỏi bên trong.
Nếu như marketing đòi hỏi phải có 7P, bao gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá), Promotion (Khuyến mãi), Place (Phân phối), Packaging (Đóng gói), Positioning (Định vị) và People (Con người), thì việc trở thành doanh nhân, theo tôi cần chỉ có 3 chữ P quan trọng để làm nên thành công.
Đầu tiên là Passion - đam mê. Đam mê ở đây không gói gọn nghĩa trong việc yêu thích công việc kinh doanh của mình mà rộng hơn, nghĩa là hiểu được nhu cầu của chính mình. Khi đã hiểu được nhu cầu bản thân, việc sẵn sàng đương đầu với khó khăn cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Yếu tố cần thiết không kém là Potential - tiềm năng. Người làm doanh nhân cần phải biết điểm mạnh, yếu của bản thân để biết mình cần gì trong cuộc sống. Trước khi bắt tay vào khởi nghiệp, tự đứng một mình trên thương trường, tôi cho rằng, doanh nhân trẻ nên xem lại bản thân để tìm ra thế mạnh cũng như yếu điểm của bản thân mình.
Tất nhiên, mỗi người đều có nhiều điểm mạnh, yếu, điều quan trọng là phải biết nhìn thấy điểm mạnh cốt lõi thay vì liệt kê hàng loạt. Khi biết tiềm năng của bản thân sẽ xác định được đâu là cơ hội cho mình và cách để nắm bắt được cơ hội, phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra.
Quan trọng hơn cả và cũng là yếu tố có thể kiểm soát được là Personality - tính cách. Sinh ra, mỗi con người là một tờ giấy trắng, nhưng quá trình lớn lên, môi trường sống sẽ là những mảng màu phết lên tờ giấy trắng ấy, ảnh hưởng và hình thành tính cách.
Đến khi trưởng thành, mỗi người sẽ thuộc một nhóm người. Người có lý tưởng, người thích giúp đỡ, người năng động, người của nghệ thuật, người có lý tưởng hòa bình, người suy tư... Mỗi tính cách sẽ có con đường đi riêng của mình.
Thành công là có được sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc viếng thăm của cơ hội. Biết mình thuộc dạng người nào sẽ giúp ích cho doanh nhân trong việc hoạch định tương lai.
Thành công phải có sự khác biệt
Có thể lấy ví dụ về điển hình khởi nghiệp của triệu phú Andy Ong, chủ nhân Học viện ERC. Xuất thân từ gia đình rất nghèo, đông con, 14 tuổi ông đã đi làm phụ bếp trong nhà hàng để có thể tiếp tục việc học tại Đại học Quốc gia Singapore.
Điều đặc biệt là trong mọi hoàn cảnh, Andy Ong không bao giờ nói từ bỏ. Ông cũng luôn dạy nhân viên của mình không bao giờ thôi hy vọng.
Tốt nghiệp đại học, ông trở thành quản lý biên tập của tạp chí Kế hoạch tài chính châu Á. Khi khủng hoảng kinh tế năm 1997 xảy ra, ông bị mất việc.
Năm 2002, ông được chính phủ được gợi ý việc làm trường học, giúp cho việc phát triển giáo dục. Xu hướng mở trường để thu hút nhân tài của Singapore thời điểm đó cũng là một yếu tố quan trọng.
Ông nhận thấy rằng, khi kinh tế khủng hoảng, không có nhiều việc làm sẽ phát sinh nhu cầu học nhiều hơn. Bên cạnh đó, những đối tượng có việc làm, cũng muốn tri thức cao hơn để giữ vị trí của mình. Từ nhu cầu củ thị trường, Andy Ong kiên trì khởi nghiệp và được thị trường đón nhận.
Điều đặc biệt ở Andy Ong là không bao giờ kinh doanh để kiếm tiền cho mình mà kiếm tiền cho nhà đầu tư trước, sau đó mới cho mình. Thành lập ERC vào năm 2005, Andy Org đặt ra mục tiêu là đào tạo doanh nhân nên những hoạt động kinh doanh của sinh viên được khuyến khích rất nhiều.
Đến nay ERC vẫn dành một nguồn quỹ lên đến 100.000 USD Singapore để giúp sinh viên khởi nghiệp kinh doanh. Trường không chỉ tập trung vào giáo dục mà còn phát triển đầu tư để sinh viên có thể nhìn thấy cụ thể kinh doanh là như thế nào. “Thành công sinh ra thành công” - cố gắng để thành công, nghĩa là chúng ta đang tiến đến sự hoàn hảo.
Câu chuyện khởi nghiệp của Andy Ong chỉ là một trong những ví dụ về khởi nghiệp trên thương trường. Thế nhưng, chung quy lại, phần lớn doanh nhân thành đạt đều hiểu khả năng của bản thân, đều mang trong lòng một đam mê.
Bởi đam mê là nền tảng để phát triển thế mạnh. Khác biệt trên thương trường có thể không lớn lao, cao siêu... nhưng khi sự khác biệt ấy là cái mà thị trường đang cần, sẽ chẳng ai có thể từ chối nó.

CASEY TAY - Giám đốc Khu vực Học viện ERC

SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo DNSG)

Effortless English Rules (AJ.Hoge)

Chắc hẳn các bạn đã biết đến thầy A.J Hoge chủ tịch của Effortless English. Mình muốn giới thiệu với các bạn video các quy tắc học Tiếng Anh một cách thụ động của thầy.
Sau đây là trọn bộ Effortless English Rules -7 nguyên tắc giúp bạn nói Tiếng Anh lưu loát:


RULE 1: LEARN PHRASE ENGLISH


RULE 2: DO NOT STUDY GRAMMAR


RULE 3: LISTENING ENGLISH


RULE 4: LEARN DEEPLY


RULE 5: Use Point Of View


RULE 6: Use Only Real English

RULE 7: Use Listen And Answer




Tóm tắt nội dung Tiếng Việt như sau:
Nguyên tắc số 1:  Luôn học và xem lại các nhóm từ, các cấu trúc câu, không phải các từ riêng biệt.
Khi bạn tìm thấy bất cứ một từ mới nào, hãy viết cái câu có từ đó ở trong. Khi bạn ôn bài, luôn luôn ôn cả nhóm từ, cả câu, đừng ôn từ riêng biệt.
Hãy sưu tập các nhóm từ.   

Tiếng Anh nói và ngữ pháp của bạn sẽ tốt lên nhanh gấp 4-5 lần. Bao giờ cũng nên viết cả một câu trọn vẹn.
Luôn luôn học đủ câu.
Hãy làm một cuốn vở sưu tập nhóm từ, cả câu.  
Sưu tầm và ôn lại các nhóm từ, các câu thường xuyên. Không bao giờ chỉ viết các từ riêng biệt, bao giờ cũng viết đủ nhóm từ và câu. Luôn luôn ôn lại các nhóm từ và câu. 
Nguyên tắc thứ 2: Không học ngữ pháp
Hãy dừng ngay lại việc học ngữ pháp. Các nguyên tắc ngữ pháp dạy bạn phải NGHĨ VỀ TIẾNG ANH, nhưng bạn muốn nói Tiếng Anh một cách tự nhiên - không phải NGHĨ.
Với hệ thống này, bạn có thể học Tiếng Anh mà không cần học ngữ pháp. Tiếng Anh nói của bạn sẽ tiến bộ rất nhanh. Bạn sẽ thành công. Bạn nói Tiếng Anh một cách TỰ NHIÊN.  
Vì thế Nguyên tắc thứ 2 là: Không học ngữ pháp.
Nguyên tắc thứ 3: Nguyên tắc quan trọng nhất - Nghe trước.
Nghe, nghe, nghe. Bạn cần phải nghe một thứ Tiếng Anh có thể hiểu được. Bạn phải nghe Tiếng Anh hàng ngày. Đừng đọc sách giáo khoa. Hãy nghe Tiếng Anh.  Điều này thật đơn giản. Đây là chìa khóa đến thành công trong học Tiếng Anh của bạn, Bắt đầu Nghe hàng ngày. 
Học với Tai của bạn, Không phải Mắt của bạn. 

Tại hầu hết các trường, bạn học Tiếng Anh với Mắt của bạn. Bạn đọc sách giáo khoa. Bạn học các nguyên tắc ngữ pháp..
Nhưng bây giờ bạn phải học Tiếng Anh với Tai của bạn, không phải Mắt của bạn. Bạn nên nghe 1-3 tiếng mỗi ngày. Dành hầu hết thời gian của bạn để Nghe – đó là chìa khóa cho việc nói tốt Tiếng Anh.
Nguyên tắc thứ 4: Học chậm, học sâu là tốt nhất.
Bí mật của việc nói một cách dễ dàng là học từ, nhóm từ và câu một cách chuyên sâu nhất. Để hiểu một định nghĩa, khái niệm là không đủ. Để nhớ cho các bài kiểm tra cũng là không đủ. Bạn phải đưa các từ ấy vào sâu trong trí não của bạn. Để nói Tiếng Anh một cách dễ dàng, bạn phải ôn đi ôn lại các bài học rất nhiều lần.
Học chuyên sâu thế nào? Rất dễ - chỉ cần nhắc lại ôn lại các bài học hay nghe thành nhiều lần. Ví dụ, nếu bạn có những cuốn sách nghe (Đĩa chuyện), hãy lắng nghe chương Một 30 lần trước khi nghe Chương Hai. Bạn có thể nghe Chương Một 3 lần mỗi ngày, trong vòng 10 ngày.
Học ngữ pháp một cách chuyên sâu.

Thế ngữ pháp thì sao? Bạn học chuyên sâu thế nào mà không cần học các nguyên tắc ngữ pháp? Tôi sẽ nói với bạn cách học ngữ pháp một cách tự nhiên. Hãy sử dụng phương pháp sau và ngữ pháp sẽ tiến bộ một cách tự động. Bạn sử dụng các cách sử dụng các thì động từ một cách tự động. Bạn không phải nghĩ. Bạn không phải thử.
Nguyên tắc thứ 5: Hãy sử dụng các câu chuyện ngắn


Chúng tôi gọi các câu chuyện này là “Các câu chuyện ngắn với thì khác nhau”. Đây là cách hiệu quả nhất để học và sử dụng Ngữ pháp Tiếng Anh một cách tự động. Bạn phải học Ngữ pháp bằng cách nghe Tiếng Anh thực thụ. Cách tốt nhất là nghe các câu chuyện được kể qua “thì” thời gian khác nhau: Quá khứ, Hoàn thành, Hiện Tại, Tương lai. 
Bạn làm thế nào?  Đơn giản!  Tìm một câu chuyện hay một mẩu báo với thì hiện tại. Sau đó nhờ một giáo viên/gia sư Người bản ngữ viết lại với Thì quá khứ, Hoàn thành, và Tương lai. Sau đó, hãy nhờ họ đọc và ghi lại các câu chuyện đó cho bạn.
Sau đó bạn có thể nghe các câu chuyện này với nhiều kiểu ngữ pháp. Bạn không cần phải biết các nguyên tắc ngữ pháp. Chỉ cần Nghe các câu chuyện từ các quan điểm khác nhau và Ngữ pháp của bạn sẽ tự động tốt lên.Bạn sẽ sử dụng Ngữ pháp đúng một cách tự nhiên và tự động.
Đấy là bí mật để học Ngữ pháp Tiếng Anh. 
Tôi muốn bạn suy nghĩ về một điều này: Tại sao bạn học tiếng Anh 4 năm rồi mà bạn vẫn thấy khó khăn để hiểu người bản ngữ?
Không có vấn đề gì sai với bạn cả. Vấn đề nằm ở trong trường học bạn học Tiếng Anh và các sách giáo khoa của bạn. Sách giáo khoa Tiếng Anh và các đĩa CD của sách giáo khoa rất không tốt. Bạn không bao giờ học được Tiếng Anh giao tiếp thực thụ. Bạn không bao giờ học được Tiếng Anh tự nhiên, thứ Tiếng Anh được sử dụng trong các cuộc nói chuyện thông thường. 
Bạn học Tiếng Anh của Sách giáo khoa.   
Làm sao để hiểu người bản ngữ?  
Bạn phải học cái thứ Tiếng Anh hội thoại tự nhiên. 
Để học thứ Tiếng Anh thực thụ, bạn phải lắng nghe các cuộc hội thoại thực thụ bằng Tiếng Anh, không phải nghe các diễn viên đọc trong băng đĩa. Bạn phải lắng nghe người bản ngữ nói thứ Tiếng Anh thực thụ. Bạn phải học Tiếng Anh hội thoại thực thụ.

Bạn học Tiếng Anh tự nhiên như thế nào? Rất dễ dàng. Hãy ngừng ngay lại việc sử dụng Sách giáo khoa. Thay vào đó, hãy lắng nghe các cuộc hội thoại bằng Tiếng Anh, phim ảnh, các chương trình TV, sách chuyện, câu chuyện qua đĩa nghe, các chương trình radio bằng Tiếng Anh. Sử dụng ngôn ngữ hội thoại thực thụ.  
Nguyên tắc thứ 6: Chỉ sử dụng Tiếng Anh hội thoại và tài liệu thực thụ
Bạn có thể học Tiếng Anh hội thoại tự nhiên nếu bạn muốn hiểu người bản ngữ và nói một cách dễ dàng. Sử dụng hội thoại thật, báo, tạp chí thật, chương trình TV, phim, radio và các sách nghe.

Hãy tìm các nguồn hội thoại Tiếng Anh thực thụ. Đọc và Nghe hàng ngày.
Đây là nguyên tắc cuối cùng, và là nguyên tắc dễ nhất:
Nguyên tắc thứ 7: Nghe và Trả lời, không phải Nghe và Nhắc lại. 

Hãy sử dụng các Bài học có câu chuyện Nghe và Trả lời.

Trong các bài học có các câu chuyện ngắn, người kể kể một câu chuyện đơn giản. Người đó cũng sẽ hỏi các câu hỏi đơn giản. Mỗi khi bạn nghe các câu hỏi, bạn dừng lại và trả lời. Bạn sẽ học cách trả lời các câu hỏi một cách nhanh chóng. Tiếng Anh của bạn sẽ trở nên tự động.  
Bạn sử dụng các câu chuyện Nghe và Trả lời thế nào? Rất dễ! Hãy tìm một người giáo viên/gia sư bản ngữ. Yêu cầu họ sử dụng phương pháp này: Yêu cầu họ kể câi chuyện, và hỏi các câu hỏi về câu chuyện này. Điều này sẽ giúp bạn Suy nghĩ nhanh bằng Tiếng Anh!.
Nếu bạn không có giáo viên/gia sư bản ngữ, hãy sử dụng bạn của bạn, bố mẹ bạn...


(Nguồn: Edufire.com)

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

Cụm từ đi với " Take "


“Take” là một động từ khá phổ biến và nó xuất hiện rất nhiều trong các cụm động từ tiếng Anh.











1. Take up = to begin or start a new hobby: bắt đầu một thói quen mới
* He took up jogging after his doctor advised him to get some exercise. (Anh đã bắt đầu chạy bộ sau khi bác sĩ khuyên anh ta nên tập thể dục)
* Max decided to take up golfing. (Max đã quyết định đi chơi golf)

2. Take out = To remove something to outside: chuyển cái gì đó ra ngoài
*Take out the rubbish when you leave. (Hãy đổ rác trước khi về nhé)
Take out = to take someone on a date: hẹn hò với ai
* Max took Mary out to a fancy restaurant. ( Max hẹn hò với Mary ở 1 nhà hàng rất đẹp)
3. Take after = To have a similar character or personality to a family member: giống ai đó về ngoại hình hoặc tính cách trong gia đình
* He took after his father = he was like his father. (Anh ta trông giống bố của anh ta)
* In my family, I take after my mother. We have the same eyes and nose. (Trong gia đình tôi, tôi giống mẹ, cả 2 mẹ con tôi đều có mắt và mũi giống nhau)

4. Take off (something) = To remove something, usually an items clothing or accessories: tháo, bỏ cái gì ra thường là quần áo hay phụ kiện
* In Japan people take off their shoes when they enter a house. (Ở Nhật, mọi người thường cởi giầy khi họ vào nhà)
* I'm going to take my jacket off. It's hot in here. (Tôi sẽ cởi áo khoác ngoài ra, ở đây nóng quá)
5. Take over = To gain control of: có được quyền lực
* Someday I will take over the world. (Một ngày nào đó tôi sẽ có quyền lực trên toàn thế giới)

6. Take it easy: Đơn giản hóa đi/bỏ qua đi/nghỉ ngơi.
* Bruce decided to take it easy this weekend and put off working on the house. (Bruce quyết định nghỉ ngơi vào tuần này và hoãn lại mọi công việc của gia đình)

7. Take the lead in doing something: Đi đầu trong việc gì
* He always takes the lead in solving problems. (Anh ấy luôn đi đầu trong việc giải quyết các vấn đề)

8. Take something for granted: Coi cái gì là đương nhiên.
* We take so many things for granted in this country - like having hot water whenever we need it. (Chúng ta coi rất nhiều thử ở đất nước này là đương lên ví như có nước nóng bất cứ khi nào chúng ta cần)
9. Take care of someone or something: trông nom, chăm sóc
*Please take care of my children while I am away.
*I will take care of everything for you 

Cụm từ có giới từ thông dụng




From time to time (occasionally): thỉnh thoảng.
We visit the museum from time to time (Thỉnh thoảng chúng tôi đến thăm viện bảo tàng.)


Out of town (away): đi vắng, đi khỏi thành phố.
I can not see her this week because she's out of town. (Tuần này tôi không thể gặp cô ấy vì cô ấy đã đi khỏi thành phố.)

Out of date (old): cũ, lỗi thời, hết hạn.
Don't use that dictionary. I'ts out of date. (Đừng dùng cuốn từ điển đó, nó lỗi thời rồi.)

Out of work (jobless, unemployed): thất nghiệp.
I've been out of work for long.(Tôi đã bị thất nghiệp lâu rồi.)

Out of the question (impossible): không thể được.
Your request for an extension of credit is out of question. (Yêu cầu kéo dài thời gian tín dụng của anh thì không thể được.)

Out of order (not functioning):
 hư, không hoạt động.
Our telephone is out of order. (Điện thoại của chúng tôi bị hư.)

By then: vào lúc đó.
He'll graduate in 2009. By then, he hope to have found a job. ( Anh ấy sẽ tốt nghiệp vào năm 2009. Vào lúc đó , anh ấy hi vọng đã tìm được một việc làm.)

By way of (via): ngang qua, qua ngả.
We are driving to Atlanta by way of Boston Rouge. ( Chúng tôi sẽ lái xe đi Atlanta qua ngả Boston Rouge.)

By the way (incidentally): tiện thể, nhân tiện
By the way, I've got two tickets for Saturday's game. Would you like to go with me? (Tôi có 2 vé xem trận đấu ngày thứ bảy. Tiện thể, bạn có muốn đi với tôi không?)

By far (considerably): rất, rất nhiều.
This book is by far the best on the subject. ( Cuốn sách này rất hay về đề tài đó.)

By accident (by mistake): ngẫu nhiên, không cố ý.
Nobody will receive a check on Friday because the wrong cards were put into the computer by accident. (Không ai sẽ nhận được bưu phiếu vào ngày thứ sáu vì những phiếu sai vô tình đã được đưa vào máy điện toán.)

In time ( not late, early enough): không trễ, đủ sớm.
We arrived at the airport in time to eat before the plane left. (Chúng tôi đến phi trường vừa đủ thời gian để ăn trước khi phi cơ cất cánh.)

In touch with (in contact with): tiếp xúc, liên lạc với.
It's very difficult to get in touch with her because she works all day. (Rất khó tiếp xúc với cô ấy vì cô ấy làm việc cả ngày.)
In case (if): nếu, trong trường hợp.
I'll give you the key to the house so you'll have it in case I arrive a littlle late. (Tôi sẽ đưa cho anh chiếc chìa khóa ngôi nhà để anh có nó trong trường hợp tôi đến hơi trễ một chút.)

In the event that (if): nếu, trong trường hợp.
In the event that you win the prize, you will be notified by mail. (Trong trường hợp anh đoạt giải thưởng, anh sẽ được thông báo bằng thư.)

In no time at all (in a very short time): trong một thời gian rất ngắn.
He finished his assignment in no time at all. (Anh ta làm bài xong trong một thời gian rất ngắn.)

In the way (obstructing):
 choán chỗ, cản đường.
He could not park his car in the driveway because another car was in the way. (Anh ta không thể đậu xe ở chỗ lái xe vào nhà vì một chiếc xe khác đã choán chỗ.)

On time (punctually): đúng giờ.
Despite the bad weather, our plane left on time. (Mặc dù thời tiết tiết xấu, máy bay của chúng tôi đã cất cánh đúng giờ.)

On the whole (in general): nói chung, đại khái.
On the whole, the rescue mission was well excuted. (Nói chung, sứ mệnh cứu người đã được thực hiện tốt.)

On sale: bán giảm giá.
Today this item is on sale for 25$. (Hôm nay mặt hàng này bán giảm giá còn 25 đô la.)

At least (at minimum): tối thiểu.
We will have to spend at least two weeks doing the experiments. (Chúng tôi sẽ phải mất ít nhất hai tuần lễ để làm các thí nghiệm.)

At once (immediately): ngay lập tức.
Please come home at once. (Xin hãy về nhà ngay lập tức.)

At first (initially): lúc đầu, ban đầu.
She was nervous at first, but later she felt more relaxed. (Ban đầu cô ta hồi hộp, nhưng sau đó cô ta cảm thấy thư giãn hơn.)

For good (forever): mãi mãi, vĩnh viễn.
She is leaving Chicago for good. ( Cô ta sẽ vĩnh viễn rời khỏi Chicago.)
(Theo amec)

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

EBOOK Chuyện của chú gián và giải pháp tối ưu cho bạn - Craig Hovey (First News)


1.TÁC GIẢ: Craig Hovey






2.NỘI DUNG:

Không phải ngẫu nhiên mà Craig Hovey lấy con gián làm một trong hai nhân vật chính cho tác phẩm của mình. Nếu bạn biết rằng loài vật xuất hiện từ thời tiền sử này (trước khủng long khoàng 150 triệu năm và trước khi có tổ tiên chúng ta biết đứng thẳng và đi bằng hai chân khoảng … 300 triệu năm) có một bản năng sinh tồn mạnh mẽ, vượt qua mọi biến đổi khí hậu và địa chất khắc nghiệt nhất để sinh sôi nảy nở trên khắp mặt đất cho đến ngày nay, bạn sẽ hiểu vì sao tác giả lấy chú gián Gregory làm biểu tượng cho sức mạnh của tồn tại và bí quyết thành công trong cuốn sách.

"Chuyện của chú gián" là một câu chuyện ngụ ngôn sâu sắc nói về cách thức ứng phó với thay đổi, cho dù đó là thay đổi trước công việc hay trong cuộc sống. Câu chuyện bắt đầu vào một buổi sáng sớm, khi đó, Joseph, một quản lý cấp trung đang đau đầu với hàng loạt vấn đề cần phải giải quyết, cả trong công việc lẫn tình cảm, bất ngờ nhìn thấy một con gián trên bàn làm việc của mình. Sau khi thương lượng để không bị giết, con gián đồng ý hướng dẫn Joseph mười "nguyên tắc của loài Gián" để giúp anh đạt được thành công như mong muốn. Dù nhận được sự giúp đỡ bất ngờ từ chú gián thông minh, nhưng bản thân Joseph cũng đã cố gắng rất nhiều để có được kết quả như mong đợi. Đây chính là thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta: Mỗi người phải luôn nỗ lực cho mục tiêu mà mình đã đề ra, còn những yếu tố khác chỉ đóng vai trò hỗ trợ khách quan mà thôi.

"Mười nguyên tắc của loài Gián đều liên quan đến một thách thức quan trọng nhất, đó là việc đương đầu với những biến cố của cuộc sống. Làm thế nào để có thể tồn tại được ở mọi nơi, trong mọi điều kiện cũng như tiếp tục phát triển và tiến hoá lâu dài trong khi những sinh vật thông minh hơn, mạnh mẽ hơn lại bị diệt vong? Đây là một vấn đề mà loài người các anh rất ít quan tâm đến". – Con gián nói.

Mười nguyên tắc mà chú gián thông minh mang đến cho nhân vật chính trong câu chuyện cũng chính là mười bài học cần thiết giúp chúng ta giải quyết những khó khăn trong công việc cũng như những khúc mắc trong quan hệ tình cảm.

Thành công không tự nhiên mà đến, nó là sự kết hợp của rất nhiều yếu tố, trong đó có sự nỗ lực không ngừng của bản thân mỗi người cùng với một chút may mắn. Với "Chuyện của chú gián", hy vọng bạn sẽ tìm thấy chìa khoá để thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống.



Nội dung sách gồm các chương chính như:

Chương 1: Bạn không có gì để sợ ngoại trừ chính bản thân mình

Chương 2: Bài học đầu tiên

Chương 3: Người bạn đồng hành

Chương 4: Biết cách lắng nghe tiếng nói của trái tim

Chương 5: Sức mạnh của một bông hoa

Chương 6: Hãy luôn là con gián cuối cùng tồn tại!

Chương 7: Một cuộc dạo chơi trong sân

Chương 8: Cơ hội từ những thử thách

Chương 9: Ngã rẽ

Chương 10: Thay đổi tầm nhìn

Chương 11: Bí mật trong túi khúc côn cầu

Chương 12: Hãy có đôi mắt sau lưng!

Chương 13: Cuộc gặp gỡ bên ngoài

Chương 14: Hãy hành động trong khi kẻ địch còn đang phân vân!

Chương 15: Một chuyến đi

Chương 16: Nghỉ ngơi để có sức khoẻ hành động

Chương 17: Chiến lược mới

Chương 18: Những thứ không huỷ diệt được bạn sẽ làm bạn mạnh mẽ hơn.





3.DOWNLOAD:


Click here

Pass: sachdoanhtri.com


Note: Đọc trước khi down