| ||||||||
|
ĐỊA CHỈ LUYỆN THI
78/5 ĐÌNH NGHI XUÂN Q. BÌNH TÂN TP.HCM
+ ĐT: (08) 3600.2500 - (097) 38.09990
Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011
EBOOK BÍ QUYẾT THUYẾT TRÌNH CỦA STEVE JOBS
Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011
"Đừng giấu đi ước mơ của bạn"
Sách DOANH TRÍ’s Blog xin gửi lời chào đến toàn thể các bạn đọc giả,cảm ơn các bạn đã ghé thăm,ủng hộ và góp ý những ý kiến vô cùng quý báu giúp Blog sách DOANH TRÍ ngày một hoàn thiện hơn.
Thời gian vừa qua,có rất nhiều bạn gửi mail về cho Blog SDT qua địa chỉ: sachdoanhtri@hotmail.comvà có mong muốn được đóng góp sức mình vào sự nghiệp chung của tập thể SDT,củng cố nội dung,đổi mới hình thức,sản sinh những dịch vụ chất lượng và mới mẻ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc.Thêm vào đó,các bạn cũng thúc giục SDT sớm đi vào hoạt động chính thức,đưa các sản phẩm của mình đến với các bạn – những người đã,đang và sẽ nắm trong tay tương lai của đất nước.
Thể theo nguyện vọng của tất cả các bạn đọc giả,và để tiến những bước dài hơn trên con đường hiện thực hóa mục đích,sứ mệnh của Sách DOANH TRÍ,chúng tôi xin trân trọng gửi đến các bạn lời tri ân sâu sắc,và chính thức phát động chương trình: Viết bài gửi Sách DOANH TRÍ với chủ đề: “Đừng giấu đi ước mơ”
“Đừng giấu đi ước mơ” là câu nói cần được nói với rất nhiều bạn trẻ.Bởi vì họ là những người đã giấu đi ước mơ để rồi mất hẳn nó.
Việc đầu tiên trên con đường chinh phục những đỉnh cao là “Dám nói lên những ước mơ của mình,nói lên những gì mà bản thân suy nghĩ”.Dám nói tức là dám nhận trách nhiệm,là dám đương đầu với những sóng gió.Dám nói còn có nghĩa là bạn đã sẵn sàng,là bạn đã có cho mình một phương hướng.Nhưng trước khi dám nói,bạn phải không được sợ mất,không được sợ rằng ước mơ nhỏ của mình sẽ trôi tuột khỏi tay,trước khi dám nói,chúng ta hãy ngừng việc “giấu giếm”.
Chính vì ý nghĩa lớn lao của hai từ “Dám nói”,chính vì nguyên nhân sâu xa của những thất bại mà chúng ta đã từng mắc phải.Chúng tôi phát động chương trình này,mong được góp một phần nhỏ giúp các bạn tiến gần hơn tới những ước mơ cuộc đời.
Xin chân thành cảm ơn!
ĐỐI TưỢNG:
-Tất cả các công dân mang quốc tịch Việt Nam
-Những người con Việt Nam ở xa tổ quốc
-Đọc giả Sách DOANH TRÍ
-Các bạn trẻ
-Những người từng thất bại
-Và cả những người đã thành công
MỤC ĐÍCH:
-Chia sẻ những ước mơ,khát vọng của tuổi trẻ
-Chia sẻ mơ ước giàu có và hạnh phúc
-Chia sẻ những trăn trở suy tư về cuộc sống
-Chia sẻ những kinh nghiệm thành công hay thất bại của chính mình.Và chia sẻ cả con đường mà mình sẽ đi tiếp.
Để:
-Hòa với chúng tôi là một khối
-Giúp cộng đồng đọc giả Sách DOANH TRÍ tiếp cận với những kinh nghiệm quý báu của các bạn
-Giúp chính các bạn tự tin hơn khi dám theo đuổi mơ ước cuộc đời mình
-Giúp các bạn có được những lời nhận xét,tư vấn và cổ vũ chân thành từ cộng đồng Sách DOANH TRÍ
-Giúp bạn kết nối với những con người cùng chung chí hướng,khát vọng
-Và các nhà đầu tư,mạnh thường quân sẽ tìm thấy bạn ở đây,ở không gian riêng của Sách DOANH TRÍ blog này.Vì sự đầu tư vào sự nghiệp của bạn xuất phát từ chính bản thân bạn mà thôi.
Ý NGHĨA:
-Cổ súy phong trào làm giàu chân chính
-Cổ súy và hỗ trợ thực hiện những ước mơ
-Giúp các bạn trẻ tự tin chinh phục những mục tiêu cuộc đời.
-Liên kết thành một cộng đồng Sách DOANH TRÍ ( Yêu sách,yêu kinh doanh) hùng mạnh.
ĐÁNH GIÁ:
-Bài viết cần nói được lên một trong các yếu tố sau: Tâm,Tầm,Trí của bạn (Không quan trọng bạn đã sống ra sao,hãy cho chúng tôi biết bạn sẽ sống tốt như thế nào)
-Bài viết cần trung thực,nói về cuộc sống của chính bạn.
-Các bài viết sẽ được đánh giá,chỉnh sửa và xuất bản bởi những người tổ chức tại Sách DOANH TRÍ.
NỘI DUNG:
-Viết bài chia sẻ thất bại,thành công
-Trăn trở tuổi trẻ
-Khát vọng làm giàu
-Ứơc mơ hoài bão
-Nội dung không quá 2000 từ
QUY ĐỊNH:
-Bạn gửi bài viết của mình đến cho chúng tôi tại địa chỉ: sachdoanhtri@hotmail.com với nội dung như sau:
+Sub: Đừng giấu đi ước mơ
+Nội dung:
Họ và tên:
Tuổi:
Địa chỉ:
Nơi công tác (học tập)
Số ĐT liên hệ
Email:
Website (nếu có):
Công khai thông tin cá nhân (ĐT,địa chỉ,email) : Có/Không
+Chân dung của bạn (nếu có): (Bài viết của bạn sẽ tăng tính thuyết phục hơn khi có ảnh chân dung đi kèm)
+Bạn gửi kèm file bài viết cho chúng tôi (.doc hoặc .docx)
-Chúng tôi sẽ phản hồi lại cho bạn sau 48h kể từ khi nhận được email gửi bài của bạn (cho dù bài viết có được đăng hay không).
-Chúng tôi sẽ không công khai các thông tin chi tiết của các nhân trên mạng ( ĐT,địa chỉ,email) nếu bạn không cho phép.Tuy nhiên,khi bài viết của bạn được quá nhiều người ủng hộ,chúng tôi sẽ liên hệ với bạn và trao đổi lại về việc đó.
-Bài viết được đăng tải trên Sách DOANH TRÍ’s Blog sẽ không được trả tiền nhuận bút và sẽ được trích đăng lại trên các trang web khác với tên tác giả là bạn,và nguồn là Sách DOANH TRÍ.
-Các bài viết không được vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam.Không xúc phạm bất kì tổ chức hay cá nhân nào khác
-Không viết về chủ đề chính trị,tôn giáo,sắc tộc.
-Mọi cá nhân,tổ chức đăng tải lại bài viết trong chương trình: “Đừng giấu đi ước mơ” này phải ghi rõ tác giả,nguồn Sách DOANH TRÍ’s Blog
TẠI SAO BẠN NÊN THAM GIA CHưƠNG TRÌNH NÀY:
-Vì bạn có được môi trường tuyệt vời,những con người hỗ trợ bạn hết mình,và những đọc giả đáng mến để chứng tỏ khả năng của mình,nói lên những suy nghĩ trong mình.
-Vì bạn có được môi trường để xây dựng thương hiệu cá nhân.
-Vì chúng tôi có 2000 đọc giả thường xuyên,vì vậy tên của bạn sẽ được > 2000 người biết đến
-Lượng Page view của chúng tôi trung bình là 2000-3000 lượt/ngày.Vì vậy,bạn sẽ nổi tiếng trong nay mai.Và bạn có thể sẽ gặp Mạnh Thường Quân cho cuộc đời mình
-Chúng tôi sẽ giúp các bạn gặp được những người có thể giúp các bạn thực hiện ước mơ mà các bạn viết
-Thứ hạng của chúng tôi trên Alexa (trang đo lường thứ hạng website) ở mức cao và đang phát triển liên tục.
-Blog của chúng tôi được các công cụ tìm kiếm yêu thích,vì vậy khả năng những người quan tâm tìm ra bạn và bài viết của bạn cực kì cao.
Cuối cùng,xin chúc cho tất cả các bạn sẽ viết được những bài viết có ý nghĩa,nói lên được mơ ước thực sự cuộc đời mình.
Chúc các bạn thành công với con đường mà mình đã chọn.
Chúng ta sẽ luôn sát cánh bên nhau.
Sách DOANH TRÍ vì các bạn!
Trân trọng!
Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011
EBOOK ĐỌC VỊ BẤT KÌ AI - ĐỂ KHÔNG BỊ LỪA DỐI VÀ LỢI DỤNG
Đã bao giờ bạn ước mình có thể thâm nhập vào đầu óc người khác để biết họ đang nghĩ gì? Giờ đây bạn có thể làm được điều này bằng cách sử dụng phương pháp phân tích tâm lý cao cấp. Đọc vị bất kỳ ai chỉ ra từng bước rõ ràng để có thể biết ai đó đang nghĩ gì và cảm thấy thế nào trong những tình huống thực tế của cuộc sống. Ví dụ: bạn sẽ biết được người bán hàng đó có thật sự đáng tin hay không? Hoặc buổi hẹn hò đầu tiên có đúng như mong muốn của bạn không hay đi theo hướng khác. Và trong những cuộc thương thuyết, thẩm vấn, tranh luận… bạn có thể dễ dàng nhận ra ai đang ủng hộ bạn – điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc, sức lực, thậm chí tránh được những cơn đau tim!
Cuốn sách được chia làm hai phần và 15 chương như sau:
Phần 1: Bảy câu hỏi cơ bản: Học cách phát hiện ra điều người khác nghĩ hay cảm nhận một cách dễ dàng và nhanh chóng trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Chương 1: Liệu đối phương có đang che giấu điều gì không?
Chương 2: Dấu hiệu tán thành hay phản đối: Liệu anh ta có thích điều đó không?
Chương 3: Liệu đối phương có thực sự tự tin?
Chương 4: Mọi chuyện… có thực là vậy?
Chương 5: Đo mức độ quan tâm: Liệu anh ta có thực sự quan tâm hay bạn chỉ đang lãng phí thời gian?
Chương 6: Đồng minh hay kẻ phá hoại: Thực ra họ đang ở phía nào?
Chương 7: Đọc vị cảm xúc: Có phải bạn đang nói chuyện với một người ôn hòa không?
Phần 2: Những kế hoạch chi tiết cho hoạt động trí óc - hiểu được quá trình ra quyết định. Vượt ra ngoài việc đọc các suy nghĩ và cảm giác đơn thuần: Hãy học cách người khác suy nghĩ để có thể nắm bắt bất kỳ ai, phán đoán hành xử và hiểu được họ còn hơn chính bản thân họ.
Chương 8: S.N.A.P. không dựa trên tính cách
Chương 9: Màu sắc cơ bản của suy nghĩ
Chương 10: Suy nghĩ về những điều chúng ta hành động: Tại sao và như thế nào?
Chương 11: Ảnh hưởng của lòng tự trọng: Sáu nhân tố lớn
Chương 12: Anh ta có lòng tự trọng cao hay chỉ giả vờ? Năm sai lầm dễ mắc phải
Chương 13: Thăm dò lòng tự trọng: Xác định mức độ tự trọng của một người
Chương 14: Ba loại tính cách
Chương 15: Nghệ thuật và khoa học tìm hiểu tính cách: Những ví dụ thực tế
Trích đoạn sách hay:
Đo mức độ tin cậy – Bí quyết để đo được mức độ tin cậy của một người không phải ở sự quan sát mà ở cách lọc ra các dấu hiệu đã được định sẵn là dấu hiệu thể hiện sự tự tin của người đó. Các dấu hiệu của sự tự tin bao gồm nụ cười, ánh mắt và nhiều cách thể hiện khác. Nhưng vì các dấu hiệu này rất dễ giả bộ nên các phân tích này sẽ tập trung vào các nhân tố phức tạp hơn và khó khăn trong việc thể hiện (của chủ nhân hành động) nhưng lại dễ dàng trong việc quan sát (cho chúng ta).
Dấu hiệu 1: Dấu hiệu cơ thể
Trong trường hợp ai đó đang vô cùng sợ hãi một điều gì đó hay cảm thấy rất không thoải mái, họ sẽ biểu hiện hai dấu hiệu rất dễ nhận thấy, đó là: (1) đôi mắt của đối tượng trở nên dáo dác và anh ta rất dễ mất tập trung, vì anh ta đang trong trạng thái cảnh giác cao độ, và cả người anh ta căng cứng lại và có hành động ngược lại. Biểu hiện sợ sệt, mở to mắt và không nói được gì rất thường gặp.
Dấu hiệu 2: Quyết định điểm tập trung
Một người tự tin có khả năng tập trung vào bản thân sự việc, gạt “cái tôi” của anh ta ra ngoài. Còn một người kém tự tin sẽ có “cái tôi” chiếm trọn suy nghĩ của họ, những lúc đó suy nghĩ của họ tràn ngập nỗi lo lắng, bất an và vì thế không thể tập trung vào điều gì khác ngoài bản thân. Khi đó những hành động mà trước đây anh ta có thể làm trong vô thức một cách dễ dàng như việc đặt tay ở đâu hay ngồi ghế nào lại trở nên khó khăn.
DOWNLOAD:
Hiện nay SDT chưa cập nhập bản EBOOK. Các bạn vui lòng mua sách in để ủng hộ tác giả và thị trường sách bản quyền Việt Nam
(Được sửa bởi Kim Thanh)
Hiện nay SDT chưa cập nhập bản EBOOK. Các bạn vui lòng mua sách in để ủng hộ tác giả và thị trường sách bản quyền Việt Nam
(Được sửa bởi Kim Thanh)
VIDEO PV Nguyễn Ngọc Điệp - CEO Vatgia.com

Chương trình Đường Đến Thành Công - VTC 10, khách mời: anh Nguyễn Ngọc Điệp - Giám đốc điều hành Vatgia.com.
Từ khóa: Thiết kế website,thiết lế web doanh nghiệp,thiết kế web giá rẻ,á đông,adongsoft,á đông soft,thiết kế web 3 triệu,thiết kế web bán hàng,thiết kế web tin tức,thiết kế web thương mại điện tử,thiết kế web giá tốt
Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011
Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011
Phát âm tiếng Anh quan trọng ở điểm nào?
Để phát âm tiếng Anh mà giúp người nghe hiểu được ta nói gì thì quan trọng là âm đuôi.
Điều này giúp ta định hướng được nghĩa của câu mà không quan trọng người kia dùng tiếng Anh gì (Anh Mỹ, Anh Anh hay Anh Sing...).
Người Việt mình có một yếu điểm rất lớn khi nói tiếng Anh là không phân biệt được trọng âm của tiếng Anh và hoàn toàn bỏ sót âm đuôi. Điều này dễ hiểu vì tiếng Việt theo phát âm không có âm đuôi.Ví dụ:
- ăn là ăn chớ không có ăn + âm "nờ" đi theo. - uống là uống chớ không có uống + âm "gờ" đi theo.
Trong khi đó, tiếng Anh cực kỳ quan trọng âm đuôi. Ví dụ:
- tent phát âm là "ten tờ" (tất nhiên "tờ" là âm hơi chớ không phát rõ ra là "tờ"): có nghĩa là cái lều. - tend phát âm là "ten đờ" (tương tự, tất nhiên "đờ" là âm hơi): có nghĩa là chiều hướng.
Nếu không kèm theo âm đuôi thì dân nói tiếng Anh không hiểu nổi mình nói gì. Những từ rất thông dụng và đơn giản mà người Việt mình vướng phải thì rất nhiều, ví dụ:
- date phát âm là "đay tờ" ("tờ" là âm hơi): có nghĩa là ngày trong tháng. - day phát âm là "đay": có nghĩa là thời gian trong khoảng mặt trời mọc và mặt trời lặn.
Một câu như "what's the date today", nếu phát âm không chính xác, dân nói tiếng Anh không hiểu nổi.
Phần trọng âm cũng cực kỳ quan trọng. Nếu nhấn sai, họ không hiểu mình nói cái gì ngoại trừ một số người giao tiếp rộng và quen trao đổi với người dân không có ngôn ngữ mẹ đẻ là Anh ngữ.
Khi nói đến "giọng", mình nói đến "accent" (mode of pronunciation) chớ không phải nói đến "pronunciation" thuần tuý. Accent không quan trọng mà pronunciation mới quan trọng. Tất nhiên giữa cách phát âm giọng Mỹ, giọng Anh, giọng Úc.... có một số điểm khác biệt nhưng những điểm này không quan trọng và người đàm thoại vẫn có thể hiểu. Ví dụ chữ "anti-discrimination" (chống kỳ thị) thì người Mỹ phát âm là "en tai" nhưng dân Anh và dân Úc thì lại phát âm là "an ti". Tuy nhiên, những khác biệt này không gây trở ngại trong việc hiểu và đàm thoại.
Để có thể nói tiếng Anh đến một lúc nào đó biến thành vô thức và không còn khái niệm tìm từ hay lục soát lại việc nhấn như thế nào, phát âm như thế nào nữa đòi hỏi thực hành và giao tiếp rất nhiều. Nên ráng lắng nghe tin tức, phim ảnh bằng tiếng Anh và luyện lỗ tai nghe đồng thời bắt chước lặp lại các từ họ dùng. Khi đàm thoại với người nói tiếng Anh, đừng mắc cỡ và e ngại khi nói vì họ biết mình không phải là dân nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ.
Điều này giúp ta định hướng được nghĩa của câu mà không quan trọng người kia dùng tiếng Anh gì (Anh Mỹ, Anh Anh hay Anh Sing...).
Người Việt mình có một yếu điểm rất lớn khi nói tiếng Anh là không phân biệt được trọng âm của tiếng Anh và hoàn toàn bỏ sót âm đuôi. Điều này dễ hiểu vì tiếng Việt theo phát âm không có âm đuôi.Ví dụ:
- ăn là ăn chớ không có ăn + âm "nờ" đi theo. - uống là uống chớ không có uống + âm "gờ" đi theo.
Trong khi đó, tiếng Anh cực kỳ quan trọng âm đuôi. Ví dụ:
- tent phát âm là "ten tờ" (tất nhiên "tờ" là âm hơi chớ không phát rõ ra là "tờ"): có nghĩa là cái lều. - tend phát âm là "ten đờ" (tương tự, tất nhiên "đờ" là âm hơi): có nghĩa là chiều hướng.
Nếu không kèm theo âm đuôi thì dân nói tiếng Anh không hiểu nổi mình nói gì. Những từ rất thông dụng và đơn giản mà người Việt mình vướng phải thì rất nhiều, ví dụ:
- date phát âm là "đay tờ" ("tờ" là âm hơi): có nghĩa là ngày trong tháng. - day phát âm là "đay": có nghĩa là thời gian trong khoảng mặt trời mọc và mặt trời lặn.
Một câu như "what's the date today", nếu phát âm không chính xác, dân nói tiếng Anh không hiểu nổi.
Phần trọng âm cũng cực kỳ quan trọng. Nếu nhấn sai, họ không hiểu mình nói cái gì ngoại trừ một số người giao tiếp rộng và quen trao đổi với người dân không có ngôn ngữ mẹ đẻ là Anh ngữ.
Khi nói đến "giọng", mình nói đến "accent" (mode of pronunciation) chớ không phải nói đến "pronunciation" thuần tuý. Accent không quan trọng mà pronunciation mới quan trọng. Tất nhiên giữa cách phát âm giọng Mỹ, giọng Anh, giọng Úc.... có một số điểm khác biệt nhưng những điểm này không quan trọng và người đàm thoại vẫn có thể hiểu. Ví dụ chữ "anti-discrimination" (chống kỳ thị) thì người Mỹ phát âm là "en tai" nhưng dân Anh và dân Úc thì lại phát âm là "an ti". Tuy nhiên, những khác biệt này không gây trở ngại trong việc hiểu và đàm thoại.
Để có thể nói tiếng Anh đến một lúc nào đó biến thành vô thức và không còn khái niệm tìm từ hay lục soát lại việc nhấn như thế nào, phát âm như thế nào nữa đòi hỏi thực hành và giao tiếp rất nhiều. Nên ráng lắng nghe tin tức, phim ảnh bằng tiếng Anh và luyện lỗ tai nghe đồng thời bắt chước lặp lại các từ họ dùng. Khi đàm thoại với người nói tiếng Anh, đừng mắc cỡ và e ngại khi nói vì họ biết mình không phải là dân nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ.
"Chìa khóa vạn năng" cho kỹ năng speaking
Bạn muốn tăng kỹ năng phát âm và nói tiếng Anh thật chuẩn nhưng chưa biết làm thế nào? Bài viết dưới đây xin giới thiệu với các bạn những nguyên tắc căn bản nhất để các bạn có thể tự tin sử dụng tiếng Anh khi giao tiếp
1. Nói thật chậm (Always speak slowly)
Hầu hết những người học tiếng Anh đều cho rằng nói tiếng Anh càng nhanh sẽ càng giống với người bản xứ bởi đa số người học tiếng Anh đều thấy khó nắm bắt thông tin khi nghe người bản xứ nói vì họ nói khá nhanh. Tuy nhiên, quan điểm “nói càng nhanh càng tốt” này là hoàn toàn sai lầm. Bạn hãy cố gắng nói thật chậm và chính xác. Tất nhiên bạn không nên nói quá chậm nhưng phải đủ chậm để bạn có thời gian thực hiện các thao tác từ môi, lưỡi và âm của từ một cách chính xác. Nếu như bạn nói chậm lại thì âm điệu và trọng âm của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, trái lại giọng điệu phát âm của bạn sẽ nặng và khó hiểu hơn, điều này cũng dễ hiểu bởi vì bạn sẽ không có đủ thời gian để hình thành âm vị và ngữ điệu chính xác. Hãy “điều khiển” tốc độ nói phù hợp như nguyên tắc nói căn bản để có thể đạt được những gì bạn muốn.
2. Phát âm tất cả các âm trong từ (Pronounce all the sounds in words)
Như đã được đề cập ở trên, luyện nói tiếng Anh với tốc độ chậm sẽ giúp bạn có thời gian tập trung đến các âm có trong từ. Có thể ngay bây giờ, bạn có thể bỏ sót âm cuối hay âm giữa của từ, hoặc những âm tiết không phải là trọng âm trong từ. Điều này không ảnh hưởng đến người nói nhưng lại gây khó khăn cho người nghe. Chính vì vậy, bạn nên tập trung tới từng âm trong từ và không bỏ sót âm nào thì kỹ năng speaking của bạn sẽ được cải thiện một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, đây không phải là một việc đơn giản mà đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và cố gắng trong luyện tập. Sau khi các bạn đã hoàn thành nhiệm vụ đã được đặt ra ở trên, bạn có thể bắt đầu kết hợp những kỹ năng đó trong các cuộc đàm thoại hàng ngày. Hãy kiên nhẫn với bước luyện tập này và bạn sẽ thấy sự tiến bộ rõ rệt trong việc nói tiếng Anh!
3. Gắn liền với ngữ pháp mà bạn đã học (Stick to grammar you have mastered)
Không giống như những ngôn ngữ khác, tiếng Anh có một trật tự từ và những nguyên tắc ngữ pháp cần phải tuân theo. Nếu như tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ của bạn mà bạn lại áp dụng các nguyên tắc ngữ pháp của ngôn ngữ bạn vào việc nói tiếng Anh thì theo một lẽ tự nhiên bạn đã gặp lỗi rất lớn trong ngữ pháp tiếng Anh. Việc thực hiện các cấu trúc và nguyên tắc ngữ pháp trong việc thực hành nói tiếng Anh không đơn giản một chút nào.
Chính vì vậy, khi giao tiếp bằng tiếng Anh, hãy cố gắng sử dụng những cấu trúc ngữ pháp mà bạn đã được học và nắm vững. Nếu như bạn chỉ nắm vững những cấu trúc và mẫu câu đơn giản, bạn sẽ chỉ nên sử dụng chúng cho tới khi bạn có thể chắc chắn sử dụng đúng những cấu trúc phức tạp hơn. Trong văn nói, sẽ không ai để ý đến việc bạn dùng cấu trúc đơn giản hay phức tạp để đánh giá khả năng của bạn và thậm chí là cũng không ai nhận ra mức độ của các cấu trúc mà bạn đang sử dụng. Điều duy nhất mà họ nhận ra chính là những lỗi mà bạn mắc phải, chính vì vậy nguyên tắc này có thể xem là một chìa khóa vàng để bạn hoàn thiện kỹ năng speaking của mình!
4. Ghi âm lại những gì bạn nói (Record your speech often)
Ghi âm lại những gì bạn nói được xem là biện pháp tốt nhất giúp bạn kiểm tra xem mình đã nói đúng chưa? Người khác có hiểu bạn đang nói gì không? Nhận biết được sự thay đổi trong giọng nói của bạn là bước cần thiết đầu tiên để hoàn thiện khả năng nói tiếng Anh của bạn. Trong việc thực hành kỹ năng speaking với chiếc máy ghi âm của mình, bạn có thể nhận biết được những lỗi sai trong phiên âm, ngữ pháp, trọng âm, ngắt câu, nối từ. Trình tự thực hành có thể là:
* Hầu như máy tính đầu có trang bị thiết bị để ghi âm nên bạn có thể tận dụng chúng trong việc thực hành. Nếu như không có sẵn máy tính, một chiếc đài băng hoặc máy ghi âm kỹ thuật số với một chiếc micro là một sự thay thế khá tốt. Mỗi lần thực hành như vậy, bạn chỉ cần thực hành bất cứ chủ đề nào trong vòng 1-2 phút.
* Sau đấy bạn nghe lại đoạn băng vừa ghi và bắt đầu phân tích, hãy thật khách quan khi nhận xét bạn đang nói ở tốc độ như thế nào? Bạn có thể hiểu được bạn nói bao nhiêu phần? Đồng thời gạch chân những từ mà bạn đã phát âm sai, hoặc phát âm thiếu (chú ý: âm cuối hoặc âm giữa của từ thường xuyên bị bỏ sót).
* Ghi lại những từ bạn nghe được hay những từ bạn nhấn mạnh hoặc là trọng âm của câu.
5. Âm lượng lớn (Speak loudly enough)
Một trong những yếu tố giao tiếp quan trọng chính là âm lượng, bất kể khi bạn nói với 1 người, 10 người hay cả trăm người thì bạn cũng cần phải nói đủ lớn để tất cả những người có mặt đều có thể lắng nghe bạn nói một cách dễ dàng? Nếu như bạn nói quá nhỏ, điều gì sẽ xảy ra?
* Người nghe có thể yêu cầu bạn nhắc lại, nói to hơn nữa hoặc là làm rõ những điều bạn đang trình bày.
* Thái độ của mọi người sẽ thể hiện cho bạn thấy bạn đang gặp lỗi trong bài nói của mình, có thể bạn sẽ mất tự tin và không tiếp tục được nữa.
Vậy làm thế nào để khắc phục điểm yếu này? Giải pháp không chỉ là vấn đề âm lượng mà điều quan trọng hơn nữa là không gian mà bạn thực hành. Có thể ban đầu bạn chỉ thực hành nói trong một phòng rất bé, sau đó bạn dần dần mở rộng không gian và thay đổi âm độ nói cho mình làm sao cho phù hợp. Tuy nhiên, bạn không thể thực hành kỹ năng này một mình được bởi vì bạn cần có một (hoặc nhiều) người cùng luyện tập với bạn để có thể đánh giá được sự hợp lý trong âm lượng của bạn, đồng thời cũng là mục tiêu và đối tượng để bạn nói. Thực hành nói với một âm lượng phù hợp sẽ giúp bạn tự tin hơn và có thể điều chỉnh được âm lượng của mình phù hợp với từng không gian và hoàn cảnh khác nhau