Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Tôi là gì của bạn?

Tớ là gì trong mắt cậu

Nằm cả buổi chiều ở nhà, tôi suy nghĩ về điều này : Tôi là gì của bạn?

Bạn gọi tôi là gì? Là bạn à? Vậy bạn là gì? Sao tôi chả nhận thấy điều ấy trong hành động của bạn.

Có một người nói với tôi rằng: không ai trung thành với một ai cả, họ chỉ trung thành với lợi ích của họ. Bạn mang lại lợi ích cho họ, nên họ đi theo bạn, sát cánh bên bạn. Một khi bạn không còn mang lại lợi ích cho họ nữa, liệu mấy ai còn bên bạn, điều đó không hẳn là không có lý.

Trong tình yêu cũng vậy, không ai yêu ai cả. Ta thật sự yêu bản thân trước rồi mới yêu người khác. Nếu bạn thật sự yêu họ, thì khi không có họ, không sở hữu được họ, không được họ đáp trả thì không việc gì bạn phải đau khổ, dằn vặt, hay níu kéo. Những hành động đó chỉ càng chứng minh bạn đang yêu bản thân mình mà thôi, vì lợi ích bản thân mình mà thôi.

Tình bạn cũng thế, nhiều người dễ dàng phát ra câu: chúng ta là bạn của nhau. Vậy bạn là gì đây, hay họ đang làm bạn với nhu cầu của bản thân. Cần một người giúp họ đổi cái không khí tẻ nhạt của cuộc sống, giúp họ giết thời gian khi quá rảnh rỗi, hay giúp họ vượt qua cơn buồn mà không ai giúp được. Nghĩ đến những điều này thì thực sự nó chỉ là những thứ bình thường, một nhu cầu vẫn hay diễn ra trong cuộc sống. Nhưng đôi khi mổ xẻ cái thật tế bên trong thì thật tệ hại. Cái tệ hại đó vẫn nhan nhản khắp nơi, và họ gọi nhau là bạn.

Trên đời này, bạn thì ít, mà những cái na ná bạn thì nhiều, rồi họ đánh đồng mấy cái na ná đó là bạn. Rồi lấy chữ bạn đó gọi nhau, nhưng gọi thì dễ khi làm thì không thấy dễ chút nào.

Đôi khi tôi định nghĩa chữ BẠN đơn giản lắm, bạn là tôi cảm thấy bạn là bạn của tôi, vậy thôi. Nhưng mà giờ nghĩ lại, thấy ai cũng gọi tôi là bạn, mà tôi chả thấy gì biểu hiện được cái điều đấy.

Biết rằng cuộc đời là vô thường, bạn đường dễ kiếm, tri kỷ khó tìm, không có gì là tồn tại mãi mãi, nhưng tôi vẫn nghĩ rằng, thực sự có tình bạn kiểu như vậy, nhưng tới giờ, vẫn chưa nhận ra sự tồn tại hay tung tích của nó.


Tôi từng có 1 người bạn gọi là BẠN THÂN, cũng tồn tại được 7 năm. Lúc đó, làm gì cũng có nhau, cũng chưa từng cãi nhau, chơi thân tới nổi mấy bà cô phải hét rằng đừng chơi với nó nữa, toàn là ô môi, mức độ như vậy. Lúc đó, tôi nghĩ sau này chắc sống chết lúc nào cũng có nó. Rồi khi hai đứa vào đại học, những năm đầu vẫn gắn bó với nhau, tôi có nhà mà không ở, thường xuyên ở lại nhà nó chơi, ngủ qua đêm, khi về nhà là bị mấy cậu mấy dì mắng tanh bành. Nhưng vẫn không bỏ, tưởng sau này sẽ vẫn như vậy. Rồi tới một ngày, tình bạn 7 năm không qua nổi 1 thằng đàn ông mới quen 3 tháng. Suốt ngày cắm đầu vào người đó, bỏ mặc cả mình. Tôi cũng thuộc dạng hiểu cho nó, vì tôi biết nó có cuộc sống riêng, nên không phàn nàn gì. Nhưng càng lúc càng đi quá xa, tôi còn nhớ, năm đó sinh nhật tôi. Cả 2 cùng dựng buổi sinh nhật cùng vài người bạn quen biết khác, lúc vừa vào tiệc thì người đó gọi, nó quay sang bảo :”bạn tao gọi, tao đi về quá” .Thế là vội vàng về thôi. Thật sự tới lúc đó, tôi cũng không còn một chút bình tĩnh, ngay cả buổi tiệc của con bạn thân nhất và duy nhất của nó cũng không bằng một buổi hẹn với 1 người mới quen chưa được ba tháng. Tôi tự hỏi tình bạn giá trị thế thôi sao. Muốn gào lên hét vào mặt nó, bảo nó cút luôn đi, nhưng hơi chẳng đủ sức mà làm thế, nên thôi. Những ngày về sau thì càng tồi tệ hơn, tôi muốn gặp nó chắc phải xếp hàng đợi xếp lịch hẹn. Ngay cả nói chuyện với nó cũng dăm ba câu là cắt đứt. Càng nhiều thứ bất tương đồng.

Rồi một ngày, cả hai cũng không thể chịu đựng được cái thử thách của một người thứ 3, những mâu thuẫn nhỏ tự phóng đại lên thành ngòi lửa nổ tung cái thứ mà tôi đã từng nghĩ nó là BẠN. Bạn là gì khi cần gọi không thấy bóng, đủ mọi lý do trên đời, và những lý do không thể chấp nhận. Tôi nhất quyết dẹp cái kiểu BẠN này. Bạn là gì đây?

Đừng bao giờ dễ dàng gọi một người nào đó là bạn, có khi chính cái từ BẠN đó đôi khi làm mình thấy bực bội và ức chế. Cảm thấy không được như ý nữa, thì thôi để nó nhẹ nhàng đi khỏi, chứ có cố gắng quá cũng chỉ làm ta thêm đau đầu và đâm chán nản. Một khi đã chán nản thì không thể làm tốt bất cứ điều gì được.

Đôi khi nghĩ lại, tôi cũng muốn trở về khoảng thời gian trước, hỏi thăm lại người từng là bạn thân. Và cũng cách đây không lâu, nghe phong phanh nó cưới, cũng muốn đi dự hay gửi một lời chúc mừng, nhưng thấy có vẻ không cần thiết, chuyện đã bẵng đi 2 năm rồi . Nó giờ đây nhạt nhẽo và vô vị đến mức không thể vô vị hơn.

Bây giờ, tôi cũng đang cố gắng tìm cho mình một tri kỷ, một người gọi là bạn thực sự. Cũng không cần hiểu tôi, vì trên đời này, không ai hiểu mình đâu, mình còn không hiểu được bản thân thì đừng bao giờ đòi hỏi người khác phải hiểu được mình. Đó là viễn vông, họ hiểu được một phần nhỏ trong 1 vạn điều là may mắn lắm rồi. Tôi cũng chưa bao giờ yêu cầu người khác phải hiểu mình, và cũng không có ý định đó. Chỉ cần một người có thể lắng nghe bạn, cũng không cần những lời khuyên hay triết lý gì, bạn đôi khi chỉ là im lặng và lắng nghe cũng đủ để gọi là BẠN.

Cuộc sống đôi khi phải luôn tự nhắc mình là ai?

Vậy tôi là ai đối với bạn?




Chúng mình đừng bao giờ như đôi bạn này nhé!

Học từ vựng bằng hình ảnh: 4.Human body

Học từ vựng bằng hình ảnh có lẽ là cách học từ vựng nhanh nhất có thể, ở phần này chúng ta sẽ học từ vựng qua hình ảnh với nhiều chủ đề khác nhau. Chủ đề hôm nay là Human body - Cơ thể con người.

Lời khuyên: Các bạn nên download file học offline. File ảnh các bạn nên để làm desktop background và chọn chế độ tự động thay đổi hình nền sau 1 phút (hoặc tùy bạn). File audio các bạn nên nghe và để chế độ repeat, nghe ít nhất 10 lần trong ngày. Như vậy bạn có thể đưa từ vựng vào tiềm thức của mình.
Bài 4: Cơ thể con người
Audio:  [audio:url=http://dl.dropbox.com/u/55057777/Vocabulary/Human%20body.mp3]

Link download học offline: Human body + Mp3
-----------------------------









Tag: Vocabulary bộ phận cơ thể con người, Topic Human body, học từ vựng qua hình ảnh


Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Tôm rang hạt điều, đậu phộng xốt chua ngọt

MNCT - Món ăn ngon dân dã, mộc mạc nhưng không kém phần cầu kỳ tinh tế! Cùng nhau thưởng thức nhé.


Thành phần nguyên liệu:

-400 g tôm
-200 g hạt điều
-50 g đậu phộng
-10 g mè trắng
-1 thìa cà phê tỏi băm
-1 thìa cà phê đường
-1 thìa cà phê hạt nêm
-1/2 thìa cà phê muối
-1 thìa súp nước mắm
-1 thìa súp dầu ăn
-3 thìa súp tương đen
-500 ml nước hầm xương
-Xà lách ăn kèm

Cách làm:

Xốt chua ngọt: Làm nóng dầu ăn, phi vàng tỏi băm, cho 3 thìa súp tương đen, 1 thìa súp nước mắm, 50ml nước hầm xương, 1 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa cà phê đường, 1 thìa súp nước cốt me vào khuấy nhẹ, đến khi xốt sệt lại là được, nêm nếm vừa ăn

Tôm bóc nõn vỏ, chẻ sống lưng lấy đường chỉ đen, rửa sạch lại. Ướp tôm với đường, muối, bột ngọt, hạt nêm, nước mắm, để thấm 5 phút. Đậu phộng rang chín, xát vỏ. Mè rang chín. Giã nhuyễn đậu phộng và mè. Rau xà lách rửa sạch, để ráo.

Làm nóng dầu ăn, phi vàng tỏi băm, cho tôm vào rang chín vàng, sau đó cho xốt chua ngọt, hạt điều vào, đun trên lửa lớn khoảng 2 phút rồi cho bột đậu phộng và mè vào, xóc đều, tắt bếp

Cho tôm rang hạt điều đậu phộng xốt chua ngọt ra đĩa, ăn kèm rau xà lách.

Thông tin thêm:

Nếu trong trường hợp bạn không có me để tạo độ chua thì cũng có thể cho nước cốt tắc, hoặc chanh, và dùng chút bột năng để làm sệt xốt dễ hơn.

Bún riêu tôm thịt đậm đà ngon miệng

MNCT - Cuối tuần thay vì ăn cơm thì các bạn có thể thay đồi khẩu vị bằng món bún cho "dễ thở" nhé!


Nguyên liệu:

- 400gr thịt xay, 200gr tôm khô, 400gr sườn non
- 100gr da heo
- 2 quả trứng gà, 2 bìa đậu phụ
- Xà lách, rau kinh giới, giá, 4 quả cà chua
- Bún
- Dầu màu điều (Có bán ở các cửa hàng đồ khô)
- 2 viên gia vị bún riêu
- Hạt nêm, hạt tiêu, hành tím


Cách làm:


- Ninh sườn non với da heo.


- Trong lúc chờ đợi thì cắt đậu phụ thành miếng vuông nhé!


- Cắt cà chua thành miếng múi cau.


- Ngâm tôm khô trong nước cho mềm rùi giã nhuyễn.


- Trộn đều tôm khô, thịt xay với hạt tiêu, hạt nêm, hành tím băm với 2 quả trứng gà rồi chờ nguyên liệu ngấm nhé!


- Khi sườn hơi mềm, cho 2 muỗng canh dầu màu điều vào.


- Tiếp đến, các bạn cho cà chua và 2 viên gia vị bún riêu vào, nêm nếm lại cho vừa miệng!


- Thả nốt đậu phụ vào nồi nước dùng.



- Xắn từng miếng riêu sống (phần thịt xay và tôm) và cho vào nồi cho tới khi hết tôm thịt rồi đun thêm khoảng 20' nữa.


- Cắt nhỏ rau xà lách, còn rau kinh giới và giá sống thì rửa thật sạch!

Trời nóng mà ăn bún riêu thì còn gì tuyệt bằng chứ!


Xếp bún ra bát với đậu phụ, riêu, sườn, thêm chút xíu mắm tôm rồi chan nước dùng ngon tuyệt vào nào!

Theo Kang (MaskOnline)

Chả da xứ Huế

MNCT - Chả da có màu hồng tươi gần giống nem, cắn vào thấy giòn giòn, ngòn ngọt.

Trong ẩm thực của người Huế, chả da không chỉ là món ngon, hấp dẫn mà người ta còn dùng nó làm phụ gia, chế biến các thức ăn khác như gỏi, phở, bún, cháo… tạo nên nhiều hương vị riêng và lạ.

Mỗi khi mua chả ngoài chợ về, các bà nội trợ thường rửa sơ qua nước sôi cho sạch, trước khi chế biến món ưa thích. Bóc hết các lớp lá, chả da có màu hồng tươi gần giống nem, cắn vào thấy giòn giòn, ngòn ngọt thấm ngay từ đầu lưỡi. Chả da dễ làm nên khi nhà có giỗ kỵ, phụ nữ Huế thường tự tay làm chả.

Chả da còn làm phụ gia để chế biến trong nhiều món ăn khác.

Nguyên liệu gồm: 500g thịt heo, 500g da heo hoặc lỗ tai heo, trộn vào 1 muỗng súp tiêu xay mịn, 3 muỗng càphê muối bột và 1 muỗng càphê bột ngọt. Đem thịt heo xay hai lần hoặc bằm cho thật mịn rồi cho vào tủ lạnh. Lấy da heo hoặc lỗ tai heo để tươi sống xắt thành sợi mỏng. Xắt xong, lấy thịt heo ra và cho da heo, hoặc lỗ tai heo cùng với tiêu, muối, bột ngọt vào trộn thật đều. Dùng cối, chày quết tay, đến khi thấy thịt và da, lỗ tai heo dính vào nhau thành một khối mịn là được. Sau cùng, đem gói bằng nhiều lớp lá chuối, khoảng năm lớp là đủ. Kế tiếp, nấu nước cho sôi trào mới bỏ đòn chả vào, đậy nắp kín, giữ lửa vừa để chả chín đều mà nước trong nồi không bị vơi. Khoảng 15 phút sau, dùng đũa đảo đòn chả rồi luộc thêm 15 phút nữa là chả đã chín. Vớt chả bỏ vào thau nước đá ngâm khoảng 10 phút, cất vào tủ lạnh.

Mùi thơm của thịt quyện với hạt tiêu khi nướng hay chiên trên bếp hương thơm nức mũi. Trong những món chế biến từ chả da, cầu kỳ nhất là món gỏi, món khai vị đầu tiên trên bàn tiệc. Để chế biến món gỏi này có chả da, thịt ba chỉ, mực nướng (xé nhỏ) dưa leo, đu đủ (thái sợi), rau răm, rau húng, đậu phộng, chanh, ớt, đường, nước mắm; tất cả trộn đều. Nộm ăn ngon miệng hơn với bánh tráng, bánh phồng tôm kèm theo. Bình thường chả da ăn kèm với một số loại rau thơm, rau răm, chấm muối tiêu, chanh, tỏi. Hoặc xắt lát mỏng bỏ lên mặt các tô bún chả, bún cá, phở gà….

Với người Huế, chả da là đặc sản thân quen trong bữa ăn hàng ngày của họ. Những buổi chiều đi qua các phố ăn uống bình dân ở đường Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Đào Duy Từ… sẽ thấy món chả da và bia ướp lạnh được các đệ tử “lưu linh” rất ái mộ.

Theo Vũ Hào (Sài Gòn tiếp thị)

Món ngon với thịt bò xào ăn cùng bánh mì

MNCT - Thử đổi mới một chút thay vì các món bánh mì ốp la thường ngày nhé!


Nguyên liệu:

- 100gr thịt bò
- 1 củ hành tây
- 30gr bắp non
- 1 ít rau thơm
- 30gr cà chua bi (hoặc 1 trái cà chua lớn)
- Đường, muối, nước tương (xì dầu), hành lá, tỏi băm
- Bánh mì dài


Cách làm:


- Rửa sạch thịt bò rồi thái miếng mỏng.


- Sau đó, ướp thịt bò với 3gr đường, 3gr muối, 10ml nước tương (xì dầu) rồi để cho thịt bò ngấm trong khoảng 15 phút nhé!


- Cà chua bi cắt hạt lựu!


- Rồi cắt nhỏ bắp non.


- Thái hạt lựu hành tây.


- Giờ thì đun nóng dầu trong chảo rồi cho khoảng 6gr tỏi băm vào phi thơm!


- Cho bắp non, cà chua bi và hành tây vào xào cùng.


- Tiếp đó, cho thịt bò vào xào chung.


- Khi thịt bò chín, nêm thêm 2gr muối và 2gr đường nữa là được rồi!


- Cắt bánh mì thành từng lát dày khoảng 4cm nhé!


- Cuối cùng, múc thịt bò cho lên bánh mì như thế này nhé!


Rắc thêm hành lá lên trên cho thật bắt mắt và trang trí thêm cùng rau thơm!

Vừa ngon lành lại rất đủ chất

Theo Pháp luật & Xã hội

Bunny chow - Thưởng thức món cà ri đựng trong... bánh mì!

MNCT - Chúng ta đã quen thuộc với những món cà ri từ đất nước Ấn Độ, vậy cà ri của Nam Phi thì có gì khác lạ? Kỳ này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một món ăn rất độc đáo của thành phố Durban- Bunny chow nhé!

Bunny chow là gì?

Món ăn có tên gọi kỳ lạ và khá là… đáng yêu này là một loại cà ri được đựng trong một chiếc “chén” đặc biệt làm bằng bánh mì khoét bỏ ruột, phần ruột được khoét ra sẽ được đặt lên trên chiếc “chén bánh mì”. Bunny chow có nguồn gốc là một món chay, nhưng ngày nay, người ta đã biến hóa và làm cho nó trở nên đa dạng hơn với những nguyên liệu như đậu, thịt gà, thịt cừu, thịt bò,… Món này thường được ăn kèm với salad gồm cà rốt, ớt và hành tây.


Một đặc trưng đã làm cho bunny trở nên đặc biệt hơn so với các loại cà ri khác đó là hương vị mà nó tạo ra khi nước sốt trong cà ri thấm sâu vào vỏ bánh mì. Do có xuất xứ từ Ấn Độ nên hương vị chính của bunny chow vẫn là cái vị cay nóng đặc trưng và hương thơm hấp dẫn không thể chối từ của món cà ri truyền thống.

Những câu chuyện thú vị về nguồn gốc Bunny chow

Bunny chow mang trong mình rất nhiều câu chuyện kể khác nhau cho sự ra đời của nó. Một trong số đó là chuyện về những người nhặt bóng gốc Ấn làm việc tại sân golf Royal Durban. Do giờ nghỉ trưa không đủ để có thể ra ngoài ăn món cà ri, họ đành nhờ bạn mua hộ cà ri ở những quán trên phố Grey. Tuy nhiên, quán lại không có đồ đựng thức ăn bằng nhựa để mang về, họ liền nghĩ ra cách dùng ổ bánh mì khoét rỗng để đựng cà ri.


Một câu chuyện khác đó là vào thời Đại khủng hoảng năm 1933, người Ấn Độ, người da trắng và người Trung Quốc ở Nam Phi đều sống trong tình trạng đói khổ. Lúc bấy giờ, trẻ con Nam Phi phát hiện ra một món cà ri bình dân làm từ đậu nành khô được bán bởi những người Ấn ăn chay. Món ăn này được gọi là Bania. Do không có đĩa để đựng thức ăn, một đứa trẻ đã nghĩ ra cách khoét ruột ổ bánh mì để đổ cà ri vào rồi dùng chính phần ruột bánh mì được khoét ra đó để làm thìa xúc ăn.


Món ăn này còn được biết đến với những tên gọi khác như Bunny hay Kota. Thông thường, khi bàn luận, rủ bạn bè đi ăn hay muốn đặt món ăn này, người ta sẽ gọi “Bunny” thay vì “Bunny chow”. Vì vậy, khi đến một nhà hàng ở Durban, hãy nói “Cho tôi một phần Bunny” nhé!


Bunny sẽ được phục vụ dưới dạng một phần tư ổ, nửa ổ, hay cả ổ bánh mì. Và khi chọn món, chỉ cần nói kích cỡ, kèm theo hương vị chính, ví dụ “nửa ổ – thịt gà” hay “một phần tư – thịt cừu”, v.v.. Cách thưởng thức “sành điệu” như người bản xứ dành cho món ăn này là dùng tay. Thông thường, người ta sẽ ăn phần ruột bánh mì chấm với nước sốt trước, sau đó sẽ măm măm đến phần còn lại.

Bunny chow – món ăn đồng hành với những sinh viên

Bunny là một lựa chọn tuyệt vời dành cho sinh viên bản địa, bởi sự thuận tiện và giá cả phải chăng của loại thức ăn nhanh này. Không chỉ phổ biến ở Durban, Bunny chow còn được đón nhận nồng nhiệt ở các vùng khác và trở thành một trong những món ăn mà khách du lịch không muốn bỏ lỡ khi đặt chân đến đất nước Nam Phi.

Phỏng theo Bunny chow, người ta còn chế biến ra những món ăn tương tự được đựng trong chiếc “chén bánh mì”, khiến cho thế giới ẩm thực thêm phong phú. Phần cà ri có thể thay bằng các loại súp, gà sốt bơ,… tùy theo sở thích.


Bunny chow là sự kết hợp giữa nét mới lạ và nét truyền thống trong văn hóa ẩm thực. Món ăn không quá phức tạp, cách thưởng thức lại vô cùng dân dã, song Bunny chow đã để lại trong lòng thực khách một ấn tượng khó phai khi đã đặt chân đến thành phố Durban.

Theo Yannie (MASK)

5 món ăn vặt khó cưỡng nhất ở Đà Nẵng

MNCT - Đà Nẵng tuy nhỏ nhưng cũng không vì thế mà thiếu đi sự phong phú về ẩm thực. Món Ngon Cuối Tuần xin được giới thiệu năm món ăn vặt được đông đảo bạn trẻ Đà Nẵng ưa thích.

1. Bánh tráng kẹp

Có thể nói đây là một món ăn không thể không biết đến trong thực đơn ẩm thực đường phố của các bạn trẻ ở Đà Nẵng.

Bánh tráng kẹp trứng cút

Bắt nguồn từ chiếc bánh tráng dừa được nướng trên than hồng cùng bò khô vụn và nước ruốc pha loãng, đến nay món ăn này đã có thêm nhiều biến thể khác nhau để đổi vị. Những nguyên liệu không kém phần hấp dẫn được thêm vào như bánh tráng kẹp trứng cút, kẹp pa tê, kẹp mực…; cùng hai loại cơ bản là khô và ướt (hay còn gọi là trải và cuốn).

Món ăn này luôn có sức hấp dẫn với giới học sinh, sinh viên.

Đối với loại khô, người ta dùng bánh tráng dừa, loại được cắt sẵn thành từng miếng hình tam giác, bỏ lên than hồng, quét một lớp nước tương ớt (hoặc nước ruốc) pha loãng, sau đó nhanh tay đập trứng cút sống (hoặc pa tê) cho lên bề mặt bánh, dùng muỗng dàn đều. Tiếp đó, người ta cho thêm hành phi, hành lá xắt nhỏ và bò khô vụn lên trên, chờ trứng vừa chín tới thì xếp ra đĩa, cứ thế làm liên tục theo yêu cầu của khách.

Bánh tráng kẹp pa tê

Bốn loại nước chấm

Tương tự, với loại ướt, người ta nhúng bánh tráng vào trong nước lạnh cho mềm, sau đó cũng trải lên bếp than, cho nhân tùy chọn cùng các nguyên liệu như trên vào rồi cuốn lại thành hình chữ nhật (hoặc tam giác) cho gọn gàng, chờ lớp vỏ bánh vừa sém lửa là lấy ra ngay để khi dùng bánh vẫn giữ được độ mềm.

Khi ăn người ta có thể chọn một trong bốn loại nước chấm là nước bò khô rim, nước ruốc, tương ớt hoặc tương cà (đều là của quán tự làm) để ăn cùng cho thêm phần đậm đà.

Chiếc bánh nóng hổi, thơm phức, hòa quyện trong cái beo béo của nhân, cay nhẹ của nước chấm, làm cho mọi giác quan đều bị thu hút và không thể nào cưỡng lại được.

Các quán bán bánh tráng kẹp tập trung nhiều ở đường Phan Châu Trinh, Lê Duẩn thuộc Q.Hải Châu. Giá mỗi đĩa bánh (từ 4-5 cái) khoảng 10.000 - 12.000 đồng.

2. Mít trộn

Mít trộn là món ăn không mấy xa lạ với nhiều người, được các bạn nữ đặc biệt ưa thích bên cạnh các món trộn khác như xoài trộn bò khô, bò bía…

Món mít trộn

Mít trộn được làm từ mít non được luộc chín, thái nhỏ, trộn đều với da heo, rau thơm cũng được cắt sợi và nhất định không thể thiếu đậu phộng hay tương ớt để tăng hương vị và thêm phần bắt mắt.

Đĩa mít trộn nhiều màu sắc, dậy mùi, là tổng hòa của nhiều hương vị, vừa mềm thơm lại vừa giòn bùi, khi ăn khiến ai cũng xuýt xoa.

Mỗi đĩa mít trộn có giá từ 10.000 đến 15.000 đồng, rất phù hợp với túi tiền của các bạn trẻ nên đã nhanh chóng trở thành món khoái khẩu được nhiều người lựa chọn.

Các bạn trẻ có thểm tìm thưởng thức thử món này ở đường Lê Duẩn (Q.Hải Châu), Bùi Thị Xuân (Q.Sơn Trà).

3. Rau câu dừa

Giữa cái oi bức của thời tiết, không gì sung sướng bằng việc được ngồi ăn rau câu dừa mát lạnh, vừa mềm lại vừa ngọt cùng bạn bè, chậm rãi tận hưởng cái béo, cái ngọt của nước cốt dừa pha lẫn caramen dùng kèm với phần rau câu mát lạnh.

Dĩa rau câu dừa mát lạnh

Vào những ngày oi ả, các hàng quán bán rau câu đông nghịt người. Ngoài rau câu dừa, loại được tiêu thụ mạnh nhất, còn có các loại rau câu ba màu, rau câu socola…

Giá mỗi đĩa rau câu là 8.000 đồng, rau câu trái dừa là 35.000 đồng, dễ tìm thấy trên đường Hải Phòng, Nguyễn Văn Linh (Q.Hải Châu).

4. Yogurt muối

Cái tên lạ lùng này tưởng như chỉ có trong chuyện đùa hay trong trò chơi đồ hàng của con nít, nhưng nó lại là món ăn có thật và rất nhiều bạn trẻ ở Đà Nẵng ưa thích.

Thậm chí, cả một con đường chuyên bán yogurt muối được hình thành, với trên chục quán nằm san sát nhau, không lúc nào không có người. Vào giờ cao điểm nhiều quán không có chỗ ngồi.

Dĩa yogurt muối lạ miệng

Chẳng có gì cầu kì, vẫn chỉ là những hũ yogurt be bé, mát lạnh, nay được dùng kèm một đĩa muối tinh. Chỉ có thế thôi mà vẫn thu hút không biết bao nhiêu người, đặc biệt là các bạn còn đang đi học.

Yogurt mát lạnh, chua chua ngọt ngọt nay được “tăng đô” bởi muối tinh, ăn vào thấy là lạ, mới ăn nhiều người có thể không thích nhưng ăn riết dễ ghiền lúc nào không hay. Một đĩa yogurt muối có khoảng mười hũ, giá chỉ 15.000 đồng.

Món này có trên đường Bùi Thị Xuân (Q.Sơn Trà).

5. Sữa gạo

Sau khi đã no nê với các món quà vặt mặn miệng kể trên, rất nhiều người lựa chọn sữa gạo để giải khát. Người ta làm sữa gạo bằng cách dùng gạo nếp hoặc gạo tẻ đã ngâm kĩ, xay mịn rồi cho quế khô và nước ấm vào để qua đêm, giúp tinh chất của gạo và hương thơm của quế tiết ra hết trong nước.

Sau đó, người ta xay lại lần nữa rồi lọc lại nhiều lần, tiếp đến là pha thêm sữa tươi và đường cát theo tỉ lệ thích hợp cho vừa khẩu vị.

Sữa gạo thơm mát

Khi dùng ta bỏ thêm đá, nhiều chỗ còn rắc thêm chút bột quế cho dậy mùi, uống rất mát và thơm.
Đây là một món lạ mà rất nhiều người sau khi thử đã trở thành fan hâm mộ trung thành.

Một ly sữa gạo có giá khoảng 8.000 đồng, có bán ở đường Phan Châu Trinh.

Hạnh Chi
Theo Ihay

Tự pha 5 loại đồ uống cực mát cho ngày hè

MNCT - Nước tinh khiết luôn luôn là tốt nhất, tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn nên thay đổi hương vị của mình một chút. Thật không may, nhiều loại đồ uống mùa hè phổ biến thường chứa đầy đường và hóa chất hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của bạn. Dưới đây là vài gợi ý giúp bạn có những loại thức uống mới lạ, ngon lành, và hoàn toàn dễ làm.

1. Nước dưa chuột (Cucumber Water)

Dưa chuột là một loại thực phẩm làm đẹp cực kì tốt, chứa nhiều vitamin A, C, B6, axit folic. Tính chất này sẽ ngấm vào nước, làm mới hương vị của nước bằng hương vị của dưa chuột. Loại thức uống này siêu dễ thực hiện và rất ngon!


Để pha chế, bạn chỉ cần:

- 1 quả dưa chuột, chú ý lựa dưa phải tươi, không quá già cũng không quá non, rửa sạch và cắt lát khoảng 1cm.

- 2 lít nước tinh khiết.

Kết hợp dưa chuột và nước trong một bình lớn và để nguyên trong một giờ hoặc lâu hơn. Sau đó bạn có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh hoặc thêm đá để thưởng thức.

2. Nước rau quả tươi (Aqua Fresca)

Đây là loại đồ uống phổ biến của Mexico, kết hợp với nước để tạo ra loại nước uống trái cây tươi với hương vị ưa thích của bạn.



Để thực hiện nó bạn cần:

- 4 ly nước tinh khiết lạnh
- 2 tách trái cây tươi bạn yêu thích (bí đỏ hoặc dâu…)
- Một vài lá cỏ ngọt (stevia) để tăng hương vị
- 2 muỗng cà phê nước cốt chanh tươi
- Vài lát chanh

Cho trái cây và nước vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn. Lọc bỏ bã, chỉ giữ lại phần nước. Thêm nước cốt chanh và stevia. Trang trí với chanh xắt lát, bạn đã hoàn tất một loại thức uống ngon lành.

3. Trà bạc hà (Rooibos Iced Tea Mint)

Rooibos là chất chống oxy hóa cao, vì vậy nó giúp bạn giữ vẻ trẻ trung và làn da căng tràn sức sống. Chỉ cần một ít đá với bạc hà và chanh, bạn sẽ có ngay một loại đồ uống mùa hè mới giúp thanh lọc cơ thể.


Nguyên liệu:

- 6 túi trà Rooibos
- Một quả chanh (thái lát)
- Một vài lá bạc hà tươi
- Stevia (cỏ ngọt) để gia tăng hương vị
- 1 gallon nước sôi (khoảng 3.8 lít)

Cách thực hiện:

Cho các túi trà, chanh xắt lát và lá bạc hà vào một chiếc bình lớn rồi từ từ đổ nước sôi vào. Và tiếp tục khuấy đều cho đến khi trà nguội hẳn. Lấy các túi trà ra, và cho bình trà vào tủ lạnh.

Loại đồ uống này sẽ ngon hơn nếu uống với một ít đá lạnh.

4. Nước chanh húng quế (Basil Lemonade)

Chanh chứa một lượng lớn vitamin C và tính chất làm sạch cơ thể. Húng quế góp phần tạo nên một hương vị mới mẻ cho loại thức uống này.


Tất cả những gì bạn cần là:

- ½ chén nước cốt chanh tươi
- 1 lít nước lạnh
- 1 chén lá húng quế tươi
- Lá Stevia để tăng hương vị

Vò lá hung quế rồi cho vào đáy bình. Cho nước chanh vào nước, khuấy đều rồi đổ vào bình có chứa lá húng quế. Thêm stevia để tăng hương vị. Dùng lạnh hoặc uống với một ít đá.

5. Rượu dâu tươi mát (Fresh Strawberry Wine Coolers)

Dâu tây chứa chất chống ôxi hóa cao, có tác dụng phòng chống một số bệnh ung thư, và là thực phẩm làm đẹp tuyệt vời. Dâu tây còn biểu tượng cho sự gợi cảm của phái đẹp. Rượu vang tốt cho tim mạch.

Để làm rượu dâu, những gì bạn cần là dâu tây, soda chanh, và rượu vang đỏ. Trộn tất cả với nhau và bạn sẽ có một loại đồ uống ngon lành.


Để làm được khoảng 5 cốc rượu dâu chúng ta cần:

- 250g dâu tây tươi đã được gọt vỏ và xay nhuyễn
- 375ml soda chanh
- Khoảng 4 ly rượu vang đỏ

Khuấy đều dâu tây tươi, soda chanh và rượu vang đỏ với nhau trong một bình lớn. Nếu cần thiết, bổ sung thêm từng thành phần để tăng hương vị khác nhau.

Nếu bạn muốn một cốc rượu coolers như loại đóng chai, bạn có thể lọc bã dâu sau khi trộn xong. Nhưng sẽ tuyệt hơn nếu bạn giữ chúng lại, vì chúng làm rượu có mùi vị tuyệt hơn và mang đậm chất home-made. Làm lạnh và thưởng thức. Có thể cho thêm một ít đá nếu muốn.

Son Môi Đỏ
Theo kimberlysnyder.net, celebrations.com