ĐỊA CHỈ LUYỆN THI
78/5 ĐÌNH NGHI XUÂN Q. BÌNH TÂN TP.HCM
+ ĐT: (08) 3600.2500 - (097) 38.09990
Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013
Sách hay dành cho mọi người
Với chuyên mục này mèo muốn chia sẻ với các bạn các ebook hay mà mình sưu tập được…sách về tâm lý cuộc sống, văn hóa, nghệ thuật nói chuyện của người xưa…mình sẽ cập nhật thường xuyên các ebook khi có điều kiện….mong đây là nguồn dẫn để các bạn có những quyển ebook hay cho các bạn…
Ebook cuộc sống…
+ 23.05.2012
Cuốn ebook về lòng cao thượng Link download mediafire click vào đây
Ebook làm chủ tư duy thay đổi vận mệnh làm chủ tư duy thay đổi vận mệnh
Yes or no thay đổi cuộc đời bí quyết giúp bạn đưa ra những quyết định làm thay đổi cuộc sống để hạnh phúc và thành công hơn… Yes or no
Tôi tài giỏi bạn cũng thế phương pháp học tập theo sơ đồ tư duy và các mô hình khác….một thời gian ghiền cái này lắm nè….Tôi tài giỏi bạn cũng thế
Những bước đường tư tưởng của tôi … Ebook toàn tập về con đường đi của nhà thơ Xuân Diệu 1958Những bước đường tư tưởng của tôi
Thuật xử thế của người xưa Ebook tập hợp cách ứng xử của các bậc nhân ngày xưa… Thuật xử thế của người xưa
Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi Trong cuốn sách này sẽ dạy bạn cách nhìn nhận cuộc đời bỏ qua thì uổng lắm. chỉ với 1 cách nhìn nhận khác hẳn mà cuộc đời 1 người thay đổi từ chỗ bi quan tưởng chừng mọi chuyện đã kết thúc sang chỗ lạc quan có thể bắt tay vào làm lại từ đầu….
Truyện ngắn tình yêu PS i love Link
+ 2.1.2013
Ebook Tình yêu thứ ba Câu chuyện tình lãng mạn, yêu nhau không nhất thiết phải ở bên nhau và họ sẽ ra sao?…
+ 25.05.2012
Sách dạy đọc nhanh Link
Cuốn sách hướng dẫn người đọc tạo nên 1 cách lưu trữ thông tin vào não 1 cách tự nhiên, tạo sự liên kết giữ các thông tin. Đặc biệt, cuốn sách rất hữu dụng cho sinh viên những người đang phải tiếp thu rất nhiều thông tin nhưng chưa có cách sắp xếp hơn lý và dẫn tới quá tải trong việc lưu trữ mọi thứ vào đầu. Link
Phương pháp học tập siêu tốc - “Cuốn sách trình bày rõ ràng các bài luyện tập, các mẹo nhỏ và các chiến thuật để thành công, giúp bạn trở thành người đứng đầu trong lớp học – người chiến thắng trong cuộc sống.”
- Tiến sĩ Thomas Armstrong Tác giả cuốn In Their Own Way
- Tiến sĩ Thomas Armstrong Tác giả cuốn In Their Own Way
Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình Và Những Bí Mật Dẫn Đến Thành Công, Thông Qua Xây Dựng Mối Quan Hệ – Tahl Raz
+ 2.10.2012
Con Đường Đi Tìm Hạnh Phúc là một tuyển tập truyện ngắn rất hay, rất ý nghĩa và dạy cho chúng ta nhiều bài học quý giá trong cuộc sống. Con đường đi tìm hạnh phúc
+ 19.12.2012 Ebook con mèo dạy hải âu bay
Ebook học tập design lập trình, học tập
+ 23.05.2102
- PS CS5 tiếng việt hướng dẫn cài đặt từ A-Z Link
Công cụ thủ thuật cho PS PhotoshopTrick
Sổ tay Photoshop 2007 Link
Ebook giải trí
+ 23.05.2012
Những mẫu truyện cười của Trạng Quỳnh Link.
+ 2.10.2012
Những mẫu chuyện cổ tích hay nhất thế giới Link tải
Đáp án môn hóa thi thử lần 5 tại nguoithay.vn
Đáp án thi thử đại học môn hóa lần 5 của nguoithay.vn. Lần thi thứ 5 này, môn hóa có nhiều em có điểm thi tốt hơn những lần thứ nhất. Chất lượng học và tụ học đang tăng dần sau mỗi đợt thi.
link tải đáp án: http://www.mediafire.com/?fhdm93gh7homfrg
Để coi điểm thi của bạn [ nếu bạn đi thi ] vui lòng truy cập trang
http://diemthi.nguoithay.vn
Nguoithay.vn tiếp tục mở đợt thi thử lần 6 vào ngày CN.7.4.2013 .
Đăng kí thi tại: 78/5 Đình Nghi Xuân Q.Bình Tân TPHCM
Đăng kí qua điện thoại: 09738.09990 ( không nhận tin nhắn chỉ nhận cuộc gọi )
Lệ phí thi lần 6 là 10.000 Đ (mười ngàn đồng) cho 3 môn.
link tải đáp án: http://www.mediafire.com/?fhdm93gh7homfrg
Để coi điểm thi của bạn [ nếu bạn đi thi ] vui lòng truy cập trang
http://diemthi.nguoithay.vn
Nguoithay.vn tiếp tục mở đợt thi thử lần 6 vào ngày CN.7.4.2013 .
Đăng kí thi tại: 78/5 Đình Nghi Xuân Q.Bình Tân TPHCM
Đăng kí qua điện thoại: 09738.09990 ( không nhận tin nhắn chỉ nhận cuộc gọi )
Lệ phí thi lần 6 là 10.000 Đ (mười ngàn đồng) cho 3 môn.
Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 5
Đáp án đề thi thử môn toán lần 5 gửi tới các bạn xa gần
Link tải về : http://www.mediafire.com/?7qpo2pc2ri99gs2
Thi thử lần 6 tổ chức vào ngày CN.7.4.2013
Đăng kí thi tại: 78/5 Đình Nghi Xuân Q.Bình Tân TPHCM
Điểm thi được công bố tại
http://diemthi.nguoithay.vn
Link tải về : http://www.mediafire.com/?7qpo2pc2ri99gs2
Thi thử lần 6 tổ chức vào ngày CN.7.4.2013
Đăng kí thi tại: 78/5 Đình Nghi Xuân Q.Bình Tân TPHCM
Điểm thi được công bố tại
http://diemthi.nguoithay.vn
Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013
Ước mơ của cô bé bị xương thủy tinh
(Dân trí) - “Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một nhà văn vì em rất thích học văn học" - đó là ước mơ lớn lao của em Nguyễn Cẩm Vân, học sinh lớp 6A4 Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, TP Thanh Hóa hiện đang phải "sống chung" với căn bệnh xương thủy tinh.
>> Cậu học trò xương thủy tinh 9 năm liền là HS giỏi
Nhìn thân hình gầy còm, ốm yếu của Cẩm Vân, không ai nghĩ rằng năm nay em đã 14 tuổi. Sau mỗi lần bị ngã gãy xương thì xương trong cơ thể em lại bị ngắn thêm một ít. Nhiều chỗ, xương bị cong teo khiến cho bây giờ thân hình em co dúm lại, gầy còm, chân tay teo tóp. 14 tuổi mà nhìn em như một đứa trẻ mới lên 3.
Hàng ngày em Nguyễn Cẩm Vân đến trường trên đôi tay của mẹ.
Căn bệnh xương thủy tinh hành hạ khiến Cẩm Vân đau ốm triền miên, không ăn uống được gì. Cho đến bây giờ em vẫn không tự đứng lên đi được, chỉ ngồi hay nằm bất động một chỗ, muốn dịch chuyển phải nhờ người khác. Thời gian nằm bệnh viện nhiều hơn ở nhà, mãi hơn 8 tuổi, Vân mới có thể đến trường đi học được. Cho đến nay hơn 14 tuổi em mới học đến lớp 6.
Chị Nguyễn Thị Tám - mẹ em Cẩm Vân cho biết: “Khi mới sinh ra, cháu Vân như những đứa trẻ bình thường khác. Nhưng khi cháu lên 4 tuổi, những triệu chứng của căn bệnh xương thủy tinh bắt đầu biểu hiện. Chỉ cần bị ngã nhẹ khi đang vui đùa hay khi không may chống tay xuống bất ngờ cũng bị gãy xương. Hai vợ chồng tôi đã cố gắng đưa đi khắp các bệnh viện nhưng không thể nào chữa được bệnh cho con”.
Tuy bị bệnh tật nhưng Cẩm Vân học rất giỏi khiến thầy cô và bạn bè vô cùng quý mến. Em là một tấm gương cho nghị lực vươn lên trong học tập của trường. Nhiều năm liền Vân là học sinh tiên tiến.
Cô giáo Nguyễn Thị Hưng - chủ nhiệm lớp em Cẩm Vân chia sẻ: “Em Vân là học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt của lớp. Không chỉ bản thân bị bệnh tật mà gia đình em cũng khó khăn. Biết được hoàn cảnh Vân như vậy nên nhiều bạn học sinh trong lớp và nhà trường luôn dành sự quan tâm đến cho em về mọi mặt. Vân là một học sinh chăm ngoan học giỏi, luôn có nghị lực vươn lên trong học tập”.
Hơn 14 tuổi nhưng thân hình em gầy còm như đứa trẻ lên ba.
Mỗi ngày đến trường, Cẩm Vân phải có mẹ hay bà nội bế đi. Xong giờ học, mẹ hay bà lại phải vào tận lớp để đón về. Hôm nào bà hay mẹ chưa tới kịp thì các bạn trong lớp lại cùng nhau cõng bạn ra cổng trường để chờ người nhà đến đưa về. Cứ thế đã hơn 6 năm qua, em đến được trường đi học là nhờ vào đôi bàn tay của mẹ và bà.
Về đến nhà, Vân chỉ ngồi một chỗ, không thể đi lại được, mọi sinh hoạt, ăn ở đều do mẹ em hoặc bà nội chăm sóc. Tay chân bị tật nhưng Cẩm Vân viết chữ rất đẹp. Không chỉ học tốt môn Văn và ham học văn học mà các môn học khác em đều học giỏi như nhau. Cô Hưng chia sẻ thêm: “Em Cẩm Vân có năng khiếu vẽ rất đẹp, nhiều học sinh trong lớp cũng không vẽ đẹp bằng. Dù tay bị tật nhưng em luôn đạt điểm cao trong môn Mỹ Thuật”.
Khi được hỏi vì sao lại thích trở thành nhà văn, Cẩm Vân cho biết: “Em biết căn bệnh của mình không thể nào chữa khỏi được. Lớn lên làm việc gì cũng khó, khi đi học em yêu thích học Ngữ Văn rồi từ đó ham đọc văn học. Em rất thích đọc thơ và viết văn. Em nghĩ đây là công việc nhẹ nhàng phù hợp với bản thân mình. Ở nhà em cũng có thể viết văn để phụ giúp bố mẹ được”.
Ngoài ước mơ cho tương lai, hiện tại em Vân mong muốn bố mẹ cố gắng làm được tiền mua cho em một chiếc máy vi tính để em có thể học trên đó. Vân khoe: “Em biết gõ văn bản trên máy tính rồi, em mong mình có một cái máy vi tính để học tập trên đó, giải các bài Toán rồi học tiếng Anh nữa. Bố mẹ em vẫn chưa có đủ tiền để mua. Biết bố mẹ em khổ vì hai chị em lắm nên em không dám xin. Khi nào bố mẹ có mua cho em cũng được”.
Ngoài những giờ học trên lớp, Cẩm Vân luôn chăm chỉ học thêm ở nhà.
Nhìn vào đôi mắt thơ ngây và hồn nhiên của Vân, chúng tôi hiểu với em để được giấc mơ đó thì hàng ngày em phải vượt qua những khó khăn vô cùng lớn khi mang căn bệnh "éo le" này.
Bà Nguyễn Thị Huyền, Bí thư chi bộ phố Đặng Thai Mai, nơi gia đình em Cẩm Vân đang sống chia sẻ: “Vợ chồng cô Tám có hoàn cảnh vô cùng khó khăn khi có hai người con đều bị bệnh xương thủy tinh. Cả khu phố chúng tôi đều thấu hiểu được nỗi khổ của vợ chồng cô Tám. Gia đình thuộc diện hộ nghèo của khu phố, hai vợ chồng làm bao nhiêu tiền cũng không đủ chữa bệnh cho hai con. Bà con khu phố cũng thường xuyên qua thăm hỏi chia sẻ những khó khăn”.
Thái Bá - Duy Tuyên
Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013
Lịch thi đại học chính thức 2013
Lịch
thi Đại học 2013 chính thức của Bộ Giáo dục được lấy từ công văn
về phương hướng tuyển sinh 2013 mà thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Bùi
Văn Ga đã ký.
Theo đó, kỳ thi tuyển sinh Đại học Cao đẳng được chia thành 3 đợt. Cụ thể:
- Đợt I: Ngày 4, 5-7-2013, thi đại học khối A, A1 và V. Thí sinh thi khối V, sau khi dự thi môn Toán, Lý, thi tiếp năng khiếu Vẽ đến hết ngày 11-7-2013.
- Đợt II: Ngày 9, 10-7-2013, thi đại học khối B, C, D và các khối năng khiếu. Thí sinh thi khối năng khiếu sau khi dự thi các môn văn hóa (khối H, N thi môn Ngữ văn theo đề thi khối C; khối M thi môn Ngữ văn, Toán theo đề thi khối D; khối T thi môn Sinh, Toán theo đề thi khối B; khối R thi môn Ngữ văn, Lịch sử theo đề thi khối C), thi tiếp các môn năng khiếu đến hết ngày 13-7-2013 (trừ 10 trường khối Văn hóa - Nghệ thuật được tổ chức thi tuyển sinh riêng).
- Đợt III: Ngày 15, 16-7-2013, thi cao đẳng tất cả các khối thi. Thí sinh thi khối năng khiếu sau khi dự thi các môn văn hóa, thi tiếp các môn năng khiếu đến ngày 21-7-2013.
Lịch thi chi tiết từng buổi thi như sau:
Theo đó, kỳ thi tuyển sinh Đại học Cao đẳng được chia thành 3 đợt. Cụ thể:
- Đợt I: Ngày 4, 5-7-2013, thi đại học khối A, A1 và V. Thí sinh thi khối V, sau khi dự thi môn Toán, Lý, thi tiếp năng khiếu Vẽ đến hết ngày 11-7-2013.
- Đợt II: Ngày 9, 10-7-2013, thi đại học khối B, C, D và các khối năng khiếu. Thí sinh thi khối năng khiếu sau khi dự thi các môn văn hóa (khối H, N thi môn Ngữ văn theo đề thi khối C; khối M thi môn Ngữ văn, Toán theo đề thi khối D; khối T thi môn Sinh, Toán theo đề thi khối B; khối R thi môn Ngữ văn, Lịch sử theo đề thi khối C), thi tiếp các môn năng khiếu đến hết ngày 13-7-2013 (trừ 10 trường khối Văn hóa - Nghệ thuật được tổ chức thi tuyển sinh riêng).
- Đợt III: Ngày 15, 16-7-2013, thi cao đẳng tất cả các khối thi. Thí sinh thi khối năng khiếu sau khi dự thi các môn văn hóa, thi tiếp các môn năng khiếu đến ngày 21-7-2013.
Lịch thi chi tiết từng buổi thi như sau:
Đợt I, ngày 4 - 5/7/2013 thi đại học khối A, A1 và V:
Ngày
|
Buổi
|
Môn thi
|
|
Khối A
|
Khối A1
|
||
Ngày 3/7/2013
|
Sáng
Từ 8g00
|
Làm thủ tục dự thi, xử lý
những sai sót trong đăng ký dự thi của thí sinh.
|
|
Ngày 4/7/2013
|
Sáng
|
Toán
|
Toán
|
Chiều
|
Lý
|
Lý
|
|
Ngày 5/7/2013
|
Sáng
|
Hóa
|
Tiếng Anh
|
Chiều
|
Dự trữ
|
Đợt II, ngày 9 -
10/7/2013, thi đại học khối B, C, D và các khối năng khiếu:
Ngày
|
Buổi
|
Môn thi
|
||
Khối B
|
Khối C
|
Khối D
|
||
Ngày 8/7/2013
|
Sáng
Từ 8g00
|
Làm thủ tục dự thi, xử lý
những sai sót trong đăng ký dự thi của thí sinh
|
Đề thi thử đại học môn Hóa [ lần 5 ]
Đây là đề thi được http://nguoithay.vn tổ chức thi ngày Chủ nhật vào đầu mỗi tháng. lần thi thử Đại học lần 5 này có rất nhiều em ở các tỉnh lân cận như Đồng nai, Bình dương, Long an ..... cũng về thi. Đây cũng là cơ hội các em trải nghiệm và thử thách ..... Thôi thúc cơ hội thành công trong mỗi các nhân và có tránh nhiệm hơn trong việc học tập.
Link tải đề lý : http://www.mediafire.com/view/?a6d6vy9a8ga86ak
Lần 6. NGUOITHAY.VN sẽ tổ chức thi thử vào
CHỦ NHẬT, NGÀY 7.4.2013
LỆ PHÍ THI: 10.000 Đ
Thu phí sau khi thi xonG
Đề thi thử Đại Học môn vật lý lần 5 [ nguoithay.vn ]
Đây là đề thi được http://nguoithay.vn tổ chức thi ngày Chủ nhật vào đầu mỗi tháng. lần thi thử Đại học lần 5 này có rất nhiều em ở các tỉnh lân cận như Đồng nai, Bình dương, Long an ..... cũng về thi. Đây cũng là cơ hội các em trải nghiệm và thử thách ..... Thôi thúc cơ hội thành công trong mỗi các nhân và có tránh nhiệm hơn trong việc học tập.
Link tải đề lý : http://www.mediafire.com/view/?s4npzs19ve3zrg5
Lần 6. NGUOITHAY.VN sẽ tổ chức thi thử vào
CHỦ NHẬT, NGÀY 7.4.2013
LỆ PHÍ THI: 10.000 Đ
Thu phí sau khi thi xonG
Đề thi thử Đại Học môn toán lần 5
Đây là đề thi được http://nguoithay.vn tổ chức thi ngày Chủ nhật vào đầu mỗi tháng. lần thi thử Đại học lần 5 này có rất nhiều em ở các tỉnh lân cận như Đồng nai, Bình dương, Long an ..... cũng về thi. Đây cũng là cơ hội các em trải nghiệm và thử thách ..... Thôi thúc cơ hội thành công trong mỗi các nhân và có tránh nhiệm hơn trong việc học tập.
Link tải đề MÔN TOÁN :http://www.mediafire.com/?4k129hc9w85qakz
Lần 6. NGUOITHAY.VN sẽ tổ chức thi thử vào
CHỦ NHẬT, NGÀY 7.4.2013
LỆ PHÍ THI: 10.000 Đ
Thu phí sau khi thi xonG
Đ/C LUYỆN VÀ THI: 78/5 ĐÌNH NGHI XUÂN Q.BÌNH TÂN TPHCM
Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013
Cấu trúc đề thi Đại Học môn Toán 2013
I. PHẦN CHUNG (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số.
b) Các bài toán liên quan đến ứng dụng của đạo hàm và đồ thị của hàm số: chiều biến thiên của hàm số; cực trị; giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số; tiếp tuyến, tiệm cận (đứng và ngang) của đồ thị hàm số; tìm trên đồ thị những điểm có tính chất cho trước, tương giao giữa hai đồ thị (một trong hai đồ thị là đường thẳng)...
Câu 2 (1 điểm):
Công thức lượng giác, phương trình lượng giác.
Câu 3 (1 điểm):
Phương trình, bất phương trình; hệ phương trình đại số.
Câu 4 (1 điểm):
- Tìm giới hạn.
- Tìm nguyên hàm, tính tích phân.
- Ứng dụng của tích phân: tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay.
Câu 5 (1 điểm):
Hình học không gian (tổng hợp): quan hệ song song, quan hệ vuông góc của đường thẳng, mặt phẳng; diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay, hình trụ tròn xoay; thể tích khối lăng trụ, khối chóp, khối nón tròn xoay, khối trụ tròn xoay; tính diện tích mặt cầu và thể tích khối cầu.
Câu 6 (1 điểm):
Bài toán tổng hợp.
II. PHẦN RIÊNG (3 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần 1 hoặc phần 2).
Theo chương trình chuẩn:
Câu 7a (1 điểm):
Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng:
- Xác định tọa độ của điểm, vectơ.
- Đường tròn, elip.
- Viết phương trình đường thẳng.
- Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng.
Câu 8a (1 điểm)
Phương pháp tọa độ trong không gian:
- Xác định tọa độ của điểm, vectơ.
- Đường tròn, Mặt cầu.
- Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng, mặt phẳng; khoảng cách giữa hai đường thẳng; vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.
Câu 9a (1 điểm):
- Số phức.
- Tổ hợp, xác suất, thống kê.
- Bất đẳng thức; cực trị của biểu thức đại số.
Theo chương trình nâng cao:
Câu 7b (1 điểm):
Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng:
- Xác định tọa độ của điểm, vectơ.
- Đường tròn, ba đường conic.
- Viết phương trình đường thẳng.
- Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng.
Câu 8b (1 điểm):
Phương pháp tọa độ trong không gian:
- Xác định tọa độ của điểm, vectơ.
- Đường tròn, mặt cầu.
- Viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng.
- Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng, mặt phẳng; khoảng cách giữa hai đường thẳng; vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.
Câu 9b (1 điểm):
- Số phức.
- Đồ thị hàm phân thức hữu tỉ dạng y = (ax2 + bx + c) / (px + q) và một số yếu tố liên quan.
- Sự tiếp xúc của hai đường cong.
- Hệ phương trình mũ và lôgarit.
- Tổ hợp, xác suất, thống kê.
- Bất đẳng thức. Cực trị của biểu thức đại số.
Cấu trúc đề thi đại học môn Văn 2013
I- Phần chung cho tất cả thí sinh (5,0 điểm)
Câu 1 (2, 0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam
- Khái quát văn hoc Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Hai đứa trẻ- Thạch Lam
- Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân
- Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ)- Vũ Trọng Phụng
- Chí phèo (trích)- Nam Cao
- Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô)- Nguyễn Huy Tưởng
- Vội vàng- Xuân Diệu
- Đây thôn Vũ Dạ- Hàn Mặc Tử
- Tràng Giang –Huy Cận
- Chiều tối- Hồ Chủ Tịch
- Từ ấy- Tố Hữu
- Một thời đại trong thi ca (trích)- Hoài Thanh và Hoài Chân
- Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đén hết thế kỷ XX
- Tuyên ngôn độc lập và tác giả Hồ Chí Minh
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc- Phạm Văn Đồng
- Việt Bắc (trích) và tác giả Tố Hữu
- Đất nước (trích Mặt đường khát vọng)- Nguyễn Khoa Điềm
- Sóng –Xuân Quỳnh
- Đàn ghi ta của Lor-ca- Thanh Thảo
- Người lái đò trên Sông Đà (trích)-Nguyễn Tuân
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích)- Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Vợ chồng A Phủ (trích)- Tô Hoài
- Vợ nhặt – Kim Lân
- Rừng xà nu (trích)- Nguyễn Trung Thành
- Những đứa con trong gia đình (trích)- Nguyễn Thi
- Chiếc thuyền ngoài xa (trích)- Nguyễn Minh Châu
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích)- Lưu Quang Vũ
Câu 2 (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (khoảng 600 từ)
-Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý
-Nghị luận về một hiện tượng đời sống
II- Phần riêng (5,0 điểm): Vận dụng khả năng đọc- hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học
(Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu 3a hoặc 3b)
Câu 3a: Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm)
- Hai đứa trẻ- Thạch Lam
- Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân
- Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ)- Vũ Trọng Phụng
- Chí phèo (trích)- Nam Cao
- Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô)- Nguyễn Huy Tưởng
- Vội vàng- Xuân Diệu
- Đây thôn Vũ Dạ- Hàn Mặc Tử
- Tràng Giang –Huy Cận
- Chiều tối- Hồ Chí Minh
- Từ ấy- Tố Hữu
- Một thời đại trong thi ca (trích)- Hoài Thanh và Hoài Chân
- Tuyên ngôn độc lập và tác giả Hồ Chí Minh
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc- Phạm Văn Đồng
- Tây Tiến- Quang Dũng
- Việt Bắc (trích) và tác giả Tố Hữu
- Đất nước (trích Mặt đường khát vọng)- Nguyễn Khoa Điềm
- Sóng –Xuân Quỳnh
- Đàn ghi ta của Lor- ca-Thanh Thảo
- Người lái đò trên Sông Đà (trích)-Nguyễn Tuân
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích)- Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Vợ chồng A Phủ (trích)- Tô Hoài
- Vợ nhặt – Kim Lân
- Rừng xà nu (trích)- Nguyễn Trung Thành
- Những đứa con trong gia đình (trích)- Nguyễn Thi
- Chiếc thuyền ngoài xa (trích)- Nguyễn Minh Châu
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích)- Lưu Quang Vũ
Câu 3b: Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm)
- Hai đứa trẻ- Thạch Lam
- Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân
- Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ)- Vũ Trọng Phụng
- Chí phèo (trích)- Nam Cao
- Đời thừa (trích)- Nam Cao
- Nam Cao
- Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô)- Nguyễn Huy Tưởng
- Vội vàng- Xuân Diệu
- Xuân Diệu
- Đây thôn Vũ Dạ- Hàn Mặc Tử
- Tràng Giang –Huy Cận
- Tương tư- Nguyễn Bính
- Nhật ký trong tù- Hồ Chí Minh
- Chiều tối- Hồ Chí Minh
- Lai tân- Hồ Chí Minh
- Từ ấy- Tố Hữu
- Một thời đại trong thi ca (trích)- Hoài Thanh và Hoài Chân
- Tuyên ngôn độc lập và tác giả Hồ Chí Minh
- Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc- Phạm Văn Đồng
- Tây Tiến- Quang Dũng
- Việt Bắc (trích) và tác giả Tố Hữu
- Tố Hữu
- Tiếng hát con tàu-Chế Lan Viên
- Đất nước (trích Mặt đường khát vọng)- Nguyễn Khoa Điềm
- Sóng –Xuân Quỳnh
- Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo
- Người lái đò trên Sông Đà (trích)-Nguyễn Tuân
- Nguyễn Tuân
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích)- Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích)- Lưu Quang Vũ
- Vợ chồng A Phủ (trích)- Tô Hoài
- Vợ nhặt – Kim Lân
- Những đứa con trong gia đình (trích)- Nguyễn Thi
- Rừng xà nu (trích)- Nguyễn Trung Thành
- Một người Hà Nội- Nguyễn Khải
- Chiếc thuyền ngoài xa (trích)- Nguyễn Minh Châu
Cấu trúc đề thi đại học môn Hóa 2013
I- Phần chung dành cho tất cả thí sinh (40 câu)
- Nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, liên kết hoá học: 2 câu
- Phản ứng oxi hoá- khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học: 2 câu
- Sự điện li: 1 câu
- Cacbon, silic, nitơ, photpho, oxi, lưu huỳnh, các nguyên tố thuộc nhóm halogen; các hợp chất của chúng: 3 câu
- Đại cương về kim loại: 2 câu
- Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm; các hợp chất của chúng: 5 câu
- Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học vô cơ thuộc chương trình phổ thông: 6 câu
- Đại cương hoá học hữu cơ, hiđrocacbon: 2 câu
- Dẫn xuất halogen, ancol, phenol: 2 câu
- Anđehit, xeton, axit cacbonxylic: 2 câu
- Este, lipit: 2 câu
- Amin, amino axit, protein: 3 câu
- Cacbonhidrat: 1 câu
- Polime, vật liệu polime: 1 câu
- Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học hữu cơ thuộc chương trình phổ thông: 6 câu
II- Phần riêng:
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B)
A- Theo chương trình Chuẩn (10 câu):
- Phản ứng oxi hoá- khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, sự điện li: 1 câu
- Anđehit, xeton, axit cacbonxylic: 2 câu
- Đại cương về kim loại: 1 câu
- Sắt, Crom, đồng, niken, kẽm, chì, bạc, vàng, thiếc; các hợp chất của chúng: 2 câu
- Phân biệt chất vô cơ, hoá học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: 1 câu
- Hidrocacbon, dẫn xuất halogen, phenol, ancol, cacbonhidrat, polime: 2 câu
- Amin, amino axit, protein: 1 câu
B- Theo chương trình nâng cao (10 câu):
- Phản ứng oxi hoá- khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, sự điện li: 1 câu
- Anđehit, xeton, axit cacbonxylic: 2 câu
- Đại cương về kim loại: 1 câu
- Sắt, Crom, đồng, niken, kẽm, chì, bạc, vàng, thiếc; các hợp chất của chúng: 2 câu
- Phân biệt chất vô cơ, chuẩn độ dung dịch, hoá học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: 1 câu
- Hidrocacbon, dẫn xuất halogen, phenol, ancol, cacbonhidrat, polime: 2 câu
- Amin, amino axit, protein: 1 câu
Cấu trúc đề thi đại học môn lý A và A1 năm 2013
I- Phần chung cho tất cả thí sinh (40 câu):
- Dao động cơ: 7 câu
- Sóng cơ: 4 câu
- Dòng điện xoay chiều: 9 câu
- Dao động và sóng điện từ: 4 câu
- Sóng ánh sáng: 5 câu
- Lượng tử ánh sáng: 5 câu
- Hạt nhân nguyên tử: 6 câu
II- Phần riêng (10 câu):
Thí sinh chỉ chọn một trong hai phần: A hoặc B
A- Theo chương trình Chuẩn (10 câu):
- Các nội dung: Dao động cơ; Sóng cơ; Dòng điện xoay chiều; Dao động và sóng điện từ: 6 câu
- Các nội dung: Sóng ánh sáng; Lượng tử ánh sáng; Hạt nhân nguyên tử: 4 câu.
B-Theo chương trình Nâng cao (10 câu):
- Động lực học vật rắn: 4 câu
- Các nội dung: Dao động cơ; Sóng cơ; Dao động và sóng điện từ; Sóng ánh sáng; Lượng tử ánh sáng; Sơ lược về thuyết tương đối hẹp; Hạt nhân nguyên tử và Từ vi mô đến vĩ mô: 6 câu.
MỘT SỐ NỘI DUNG GIẢM TẢI Ở SGK VẬT LÝ 12:
Dao động cơ: Bài toán về con lắc đơn sẽ không sử dụng đến công thức tính vận tốc v=2gl(cosα−cosαo)−−−−−−−−−−−−−−√.
Điện xoay chiều:
+ Bỏ đi phần kiến thức liên quan đến các cách mắc mạch ba pha hình sao và hình tam giác đồng nghĩa với việc loại bỏ những bài toán dùng công thức Ud=3√Up,...
+ Phần động cơ không đồng bộ chỉ cần nhớ duy nhất định nghĩa động cơ không đồng bộ ba và đặc điểm của động cơ (tốc độ góc của khung dây nhỏ hơn tốc độ góc của từ trường quay).
Mạch dao động điện từ: Bỏ đi phần thuyết điện từ của Max-oen, hai giả thuyết của max-oen thì chỉ nắm được giả thuyết về từ trường biến thiên.
Lượng tử ánh sáng: Chỉ yêu cầu học sinh nắm được định nghĩa Laze và các đặc điểm của laze (có 4 đặc điểm).
Từ vi mô đến vĩ mô: Bỏ hoàn toàn.
- Dao động cơ: 7 câu
- Sóng cơ: 4 câu
- Dòng điện xoay chiều: 9 câu
- Dao động và sóng điện từ: 4 câu
- Sóng ánh sáng: 5 câu
- Lượng tử ánh sáng: 5 câu
- Hạt nhân nguyên tử: 6 câu
II- Phần riêng (10 câu):
Thí sinh chỉ chọn một trong hai phần: A hoặc B
A- Theo chương trình Chuẩn (10 câu):
- Các nội dung: Dao động cơ; Sóng cơ; Dòng điện xoay chiều; Dao động và sóng điện từ: 6 câu
- Các nội dung: Sóng ánh sáng; Lượng tử ánh sáng; Hạt nhân nguyên tử: 4 câu.
B-Theo chương trình Nâng cao (10 câu):
- Động lực học vật rắn: 4 câu
- Các nội dung: Dao động cơ; Sóng cơ; Dao động và sóng điện từ; Sóng ánh sáng; Lượng tử ánh sáng; Sơ lược về thuyết tương đối hẹp; Hạt nhân nguyên tử và Từ vi mô đến vĩ mô: 6 câu.
MỘT SỐ NỘI DUNG GIẢM TẢI Ở SGK VẬT LÝ 12:
Dao động cơ: Bài toán về con lắc đơn sẽ không sử dụng đến công thức tính vận tốc v=2gl(cosα−cosαo)−−−−−−−−−−−−−−√.
Điện xoay chiều:
+ Bỏ đi phần kiến thức liên quan đến các cách mắc mạch ba pha hình sao và hình tam giác đồng nghĩa với việc loại bỏ những bài toán dùng công thức Ud=3√Up,...
+ Phần động cơ không đồng bộ chỉ cần nhớ duy nhất định nghĩa động cơ không đồng bộ ba và đặc điểm của động cơ (tốc độ góc của khung dây nhỏ hơn tốc độ góc của từ trường quay).
Mạch dao động điện từ: Bỏ đi phần thuyết điện từ của Max-oen, hai giả thuyết của max-oen thì chỉ nắm được giả thuyết về từ trường biến thiên.
Lượng tử ánh sáng: Chỉ yêu cầu học sinh nắm được định nghĩa Laze và các đặc điểm của laze (có 4 đặc điểm).
Từ vi mô đến vĩ mô: Bỏ hoàn toàn.
Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013
Ôn thi Đại học: Bí quyết học khối A của Thủ khoa ĐH Sư phạm Hà Nội II
(GDVN) - Thành công = nắm chắc lý thuyết + chăm chỉ làm bài tập, đây là công thức học tập của Thủ khoa Nguyễn Minh Hồng.
Hồng cho biết, điều quan trọng để đạt được kết quả tốt nhất trong học tập vẫn là quá trình tự học, tự khám phá. Mỗi học sinh không nhất thiết phải đi học thêm suốt ngày, vừa tốn kinh phí, vừa không có thời gian tự học và thư giãn. Trong khi đó, tạo tinh thần thoải mái để tiếp thu kiến thức là cách tốt nhất để học có hiệu quả. Nhờ nó mà kỳ thi Đại học với Hồng không hề gây nên là một áp lực lớn.
Gia đình có truyền thống người làm nghề giáo
Không chỉ ngoài xã hội mà chính trong gia đình, các thế hệ con cháu đều tiếp nối truyền thống dạy học của cha ông. Nguyễn Minh Hồng sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống làm nghề giáo. Hồng cũng luôn tự nhận thức, đây là một nghề “Cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Chính vì vậy, ngay từ nhỏ em đã có ước mơ trở thành một cô giáo.
Thời gian trước khi thi, Hồng tận dụng học đến phút cuối cùng nhưng với dung lượng kiến thức nhẹ nhàng hơn. Bước vào phòng thi Hồng lưu ý cần chuẩn bị tốt đồ dùng học tập và có tâm lý ổn định. Khi bắt đầu làm bài thi, cần đọc kỹ đề, suy nghĩ kỹ lưỡng, trình bày cẩn thận, sạch đẹp, tránh bị mất điểm trình bày.
Nguyễn Minh Hồng tâm sự, kết quả thi Đại học khiến em rất bất ngờ, vì là người học chuyển khối nên mục tiêu của em là đủ điểm đỗ Đại học. Càng bất ngờ hơn nữa khi môn hóa Hồng đạt số điểm cao nhất trong ba môn thi.
Hiện là sinh viên năm thứ nhất, Hồng chia sẻ: “Học ở Đại học đòi hỏi phải có khả năng tự học và tự nghiên cứu tìm tòi sâu”. Trong thời gian vừa qua, Hồng có tham gia kỳ thi Olympic cấp khoa môn toán và giành giải nhì đồng thời đạt học bổng loại giỏi. Những thành tích này giúp Hồng có thêm động lực trong quá trình rèn luyện và tu dưỡng.
Hồng tâm sự, đạt được thành ích như ngày hôm nay khi nhìn lại em cảm thấy mình thật may mắn vì đã được thầy Điệp, cô Thanh, cô Huyền dạy dỗ. Minh Hồng luôn coi đây là ba “người lái đò” tuyệt vời nhất đã đưa em tiến xa hơn trên con đường tri thức. Vì vậy, Hồng càng yêu mến truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.
Hồng luôn tin tưởng rằng, xã hội ngày càng phát triển thì nghề giáo lại càng được coi trọng bởi đó là nghề tạo ra sản phẩm: Con người. Nhờ sự hiểu biết về nghề cùng định hướng tốt, Hồng nguyện đi theo nghề giáo nhằm phát triển sự nghiệp “trồng người”. Ước mơ của em sau này là trở thành một giáo viên dạy giỏi, góp phần vào công việc phát triển nền giáo dục nước nhà.
Từ khối D chuyển sang khối A
Nguyễn Minh Hồng đạt danh hiệu Thủ khoa khối A Đại học Sư phạm Hà Nội nhưng lại là cô bạn luôn nằm trong đội tuyển thi HSG tiếng Anh. Minh Hồng cho biết, em dự định thi khối D nhưng đến cuối năm lớp 11 bất ngờ chuyển hướng sang khối A. Sự thay đổi này đã giúp em thành công.
Ban đầu khi học khối A, Hồng gặp nhiều khó khăn trong học tập đối với môn vật lý và hóa học. Hồng dành thời gian học thêm hóa bên ngoài. Thời gian còn lại Hồng làm thật nhiều bài tập nhằm phân loại các dạng bài, tổng hợp lý thuyết. Đây có thể coi như là chìa khóa để giải bài tập hóa học nhanh, tối ưu. Chính nhờ kết quả này, điểm tổng kết môn hóa lớp 12 của Hồng trên 9 phẩy.
Nhập cuộc với môn vật lý, tuy không khó khăn như môn hóa nhưng đòi hỏi Hồng phải nỗ lực rất nhiều. Gặp bài tập khó Hồng thường lên lớp trao đổi cùng bạn bè, thầy cô. Đối với môn toán, sau những giờ lên lớp Nguyễn Minh Hồng thường về nhà lên mạng tìm đề thi của các trường và luyện giải mỗi ngày.
Hồng cho biết, điều quan trọng để đạt được kết quả tốt nhất trong học tập vẫn là quá trình tự học, tự khám phá. Mỗi học sinh không nhất thiết phải đi học thêm suốt ngày, vừa tốn kinh phí, vừa không có thời gian tự học và thư giãn. Trong khi đó, tạo tinh thần thoải mái để tiếp thu kiến thức là cách tốt nhất để học có hiệu quả. Nhờ nó mà kỳ thi Đại học với Hồng không hề gây nên là một áp lực lớn.
![]() |
Hồng cho biết, điều quan trọng để đạt được kết quả tốt nhất trong học tập vẫn là quá trình tự học, tự khám phá. |
Gia đình có truyền thống người làm nghề giáo
Không chỉ ngoài xã hội mà chính trong gia đình, các thế hệ con cháu đều tiếp nối truyền thống dạy học của cha ông. Nguyễn Minh Hồng sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống làm nghề giáo. Hồng cũng luôn tự nhận thức, đây là một nghề “Cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Chính vì vậy, ngay từ nhỏ em đã có ước mơ trở thành một cô giáo.
Thời gian trước khi thi, Hồng tận dụng học đến phút cuối cùng nhưng với dung lượng kiến thức nhẹ nhàng hơn. Bước vào phòng thi Hồng lưu ý cần chuẩn bị tốt đồ dùng học tập và có tâm lý ổn định. Khi bắt đầu làm bài thi, cần đọc kỹ đề, suy nghĩ kỹ lưỡng, trình bày cẩn thận, sạch đẹp, tránh bị mất điểm trình bày.
Nguyễn Minh Hồng tâm sự, kết quả thi Đại học khiến em rất bất ngờ, vì là người học chuyển khối nên mục tiêu của em là đủ điểm đỗ Đại học. Càng bất ngờ hơn nữa khi môn hóa Hồng đạt số điểm cao nhất trong ba môn thi.
Hiện là sinh viên năm thứ nhất, Hồng chia sẻ: “Học ở Đại học đòi hỏi phải có khả năng tự học và tự nghiên cứu tìm tòi sâu”. Trong thời gian vừa qua, Hồng có tham gia kỳ thi Olympic cấp khoa môn toán và giành giải nhì đồng thời đạt học bổng loại giỏi. Những thành tích này giúp Hồng có thêm động lực trong quá trình rèn luyện và tu dưỡng.
Hồng tâm sự, đạt được thành ích như ngày hôm nay khi nhìn lại em cảm thấy mình thật may mắn vì đã được thầy Điệp, cô Thanh, cô Huyền dạy dỗ. Minh Hồng luôn coi đây là ba “người lái đò” tuyệt vời nhất đã đưa em tiến xa hơn trên con đường tri thức. Vì vậy, Hồng càng yêu mến truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.
Hồng luôn tin tưởng rằng, xã hội ngày càng phát triển thì nghề giáo lại càng được coi trọng bởi đó là nghề tạo ra sản phẩm: Con người. Nhờ sự hiểu biết về nghề cùng định hướng tốt, Hồng nguyện đi theo nghề giáo nhằm phát triển sự nghiệp “trồng người”. Ước mơ của em sau này là trở thành một giáo viên dạy giỏi, góp phần vào công việc phát triển nền giáo dục nước nhà.
![]() |
Nguyễn Minh Hồng (Ngoài cùng, tay phải) tâm sự: Ước mơ của em sau này là trở thành một giáo viên dạy giỏi, góp phần vào công việc phát triển nền giáo dục nước nhà. |