người thầy
Bài mới cập nhật
Loading...
Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011

EBOOK Cổ phiếu và thị trường

1.TÁC GIẢ: Hà Hưng Quốc






2.NỘI DUNG:

 Cuốn sách không chỉ nói lên những khái niệm hay các phương pháp đầu tư trong thị trường đầu tư,chứng khoán.Cuốn sách còn dẫn dụ người đọc đến sự đam mê với kênh đầu tư vĩ đại này,thêm vào đó,người đọc còn có thể bao quát những vấn đề hóc búa của sự phát triển kinh tế thế giới thông qua đọc cuốn sách này...
Sách DOANH TRÍ trân trọng!

 "Chứng khoán không những là công cụ đầy dẫn lực đối với giới doanh thương và giới đầu tư mà còn là phương tiện gầy dựng sự phồn thịnh cho nền kinh tế tự do. Nhờ vào chứng khoán, giới doanh thương thu hút nguồn tài chính ngắn hạn và dài hạn cần thiết từ tay giới đầu tư để dùng vào công cuộc tạo lập, phát triển, hoặc điều hành cơ sở thương mãi. Chỉ trong vòng 5 năm, từ năm 1990 cho đến năm 1994, số chứng khoán mới được đưa ra thị trường có trị giá tổng cộng hơn $2,716 tỉ Mỹ kim. Riêng về cổ phiếu mới, cũng trong cùng thời gian, trị giá tổng cộng hơn $411.6 tỉ Mỹ kim.(1) Trong vòng 10 năm, từ năm 1975 cho đến năm 1984, có hơn 2,609 cổ phiếu mới của những công ty mới được đưa ra thị trường lần đầu tiên (IPOs).(2) Riêng những năm gần đây, con số cao hơn nhiều. Chỉ trong hai năm, 1995 và 1996, con số cổ phiếu mới của những công ty mới lên đến 1,163.
Nhờ vào chứng khoán, hàng chục ngàn tổ chức doanh thương đã từ giai đoạn thai nghén trở nên những cơ sở to lớn và đã tạo công ăn việc làm cho hàng chục triệu người. Tính vào năm 1995, trị giá tổng cộng của 5,122 công ty trên NASDAQ lên đến $1,160 tỉ Mỹ kim tức là gấp 3.5 lần trị giá tổng cộng vào năm 1990. Từ tháng 1 năm 1990 cho đến tháng 6 năm 1991, 4,000 công ty trên NASDAQ đã cung cấp trên 500,000 việc làm mới (new jobs) tức là 1/6 của tổng số việc làm mới tại Hoa Kỳ trong cùng thời gian. Trong khi nền kinh tế Hoa Kỳ chỉ gia tăng vào khoảng 3% một năm, hơn 51% tổng số những công ty trên NASDAQ đã phát triển với mức độ được mô tả là "explosive" so trên khả năng tạo công ăn việc làm mới và số thu(3).
Nhờ vào chứng khoán, hàng ngàn nhân tài với những tư tưởng mới hoặc sáng tạo lạ đã có cơ hội từ tay trắng trở nên những nhà doanh thương giàu có khét tiếng. Bill Gates, Paul Allen, Lawrence Ellison, David Packard, vân vân là những thí dụ điển hình gần đây nhất.
100 Nhân Vật Giàu Có Nhất ở Hoa Kỳ Tên Họ Thương Nghiệp
1. John D. Rockefeller: Sản xuất dầu hoả
2. Cornelius Vanderbilt: Vận tải
3. John Jacob Astor: Sản xuất áo lông thú
4. Stephen Girard: Ngân hàng
5. Andrew Carnegie: Sản xuất thép
6. Alexander Turney Stewart: Cửa hàng bách hoá
7. Frederick Weyerhaeuser: Sản xuất gổ
8. Jay Gould: Tài chính
9. Stephen Van Rensselaer: Điạ ốc
10. Marshall Field: Điạ ốc+ hàng bách hoá
11. Henry Ford: Sản xuất xe hơi
12. Andrew W. Mellon: Ngân hàng
13. Richard B. Mellon: Ngân hàng
14. Sam Moore Walton: Cửa hàng bách hoá
15. James G. Fair: Khai mỏ
16. William Weightman: Hoá chất
17. Moses Taylor: Ngân hàng
18. Russell Sage: Tài chính
19. John I. Blair: Hoả xa
20. Cyrus H. K. Curtis: Sản xuất sách báo
21. Edward Henry Harriman: Hoả xa
22. Henry Huddleston Rogers: Sản xuất dầu hoả
23. John Pierpont Morgan: Tài chính
24. Col. Oliver Payne: Dầu hoả + tài chính
25. Henry C. Frick: Sản xuất thép
26. Collis Potter Huntington: Hoả xa
27. Peter A. Widener: Vận tải nội thành
28. James Cair Flood: Khai mỏ
29. Nicholas Longworth: Điạ ốc
30. Philip Danforth Armour: Cắt gói thịt
31. Bill Gates: Nhu liệu điện toán
32. Mark Hopkins: Hoả xa
33. Edward Clark: Sản xuất máy may
34. Leland Stanford: Hoả xa
35. William Rockefeller: Sản xuất dầu hoả
36. Hetty Green: Tài chính
37. James Jerome Hill: Hoả xa
38. Elias Hasket Derby: Vận tải
39. Warren Buffett: Tài chính
40. Claus Spreckels: Sản xuất đường
41. George Peabody: Tài chính
42. Charles Crocker: Hoả xa
43. William Andrews Clark: Khai mỏ
44. George Eastman: Sản xuất phim
45. Charles L. Tiffany: Đồ trang sức
46. Thomas Fortune Ryan: Vận tải nội thành
47. Edward Stephen Harkness: Sản xuất dầu hoả
48. Henry M. Flagler: Dầu hoả + du lịch
49. James Buchanan Duke: Sản xuất thuốc hút
50. Israel Thorndike: Vận tải
51. William S. O.Brien: Khai mỏ
52. Isaac Merritt Singer: Sản xuất máy may
53. George Hearst: Khai mỏ
54. John Hancock: Vận tải + cửa hàng
55. John W. Garrett: Hoả xa
56. John W. Mackay: Khai mỏ
57. Julius Rosenwald: Bán hàng qua Catalog
58. George F. Baker: Ngân hàng
59. George Washington: Điạ ốc
60. Anthony N. Brady: Vận tải
61. Adolphus Busch: Sản xuất bia
62. John T. Dorrance: Thực phẩm đóng hộp
63. George M. Pullman: Sản xuất hoả xa
64. Robert Wood Johnson, Jr.: Bán dụng cụ y khoa
65. John Francis Dodge: Sản xuất xe
66. Horace Elgin Dodge: Sản xuất xe
67. J. Paul Getty: Sản xuất dầu hoả
68. William H. Aspinwall: Vận tải
69. Johns Hopkins: Vận tải
70. John Werner Kluge: Dụng cụ truyền thông
71. Samuel Colt: Sản xuất vủ khí
72. James Stillman: Ngân hàng
73. William Collins Whitney: Vận tải
74. William Thaw: Hoả xa
75. Paul Allen: Nhu liệu điện toán
76. Cyrus H. McCormick: Dụng cụ nông nghiệp
77. Arthur Vining Davis: Sản xuất nhôm
78. Thomas Handasyd Perkins: Vận tải
79. Joseph Pulitzer: Sản xuất sách báo
80. Daniel Willis James: Mua bán hàng hoá
81. Howard Hughes: Sản xuất phi cơ
82. Frank W. Woolworth: Cửa hàng bách hoá
83. John McDonogh: Điạ ốc
84. Samuel Slater: Sản xuất vải vóc
85. August Belmont: Tài chính
86. Benjamin Franklin: Địa ốc + ấn loát *
87. Sumner Murray Redstone: Truyền thông
88. Capt. Robert Dollar: Vận tải
89. Richard Warren Sears: Bán hàng qua catalog
90. H. L. Hunt Sản xuất dầu hoả
91. Jay Van Andel: Mua bán hàng hoá
92. Richard Marvin DeVos: Mua bán hàng hoá
93. Henry Phipps: Sản xuất thép
94. Lawrence J. Ellison: Nhu liệu điện toán
95. Ronald Owen Perelman: Tài chính
96. Peter Chardon Brooks: Vận tải
97. Charles W. Post: Sản xuất thực phẩm
98. Samuel I. Newhouse: Sản xuất sách báo
99. William Wrigley, Jr.: Sản xuất kẹo gum
100. David Packard: Sản xuất máy điện toán
Nhờ vào chứng khoán, giới đầu tư có thể dễ dàng dự phần vào những cơ hội kinh tế. Hàng triệu cá nhân tham dự đầu tư vào chứng khoán đã trở nên giàu có hơn. Năm 1990, có hơn 51 triệu cá nhân tham dự.(4) Tổng giá trị tài sản của công dân Hoa Kỳ (household financial assets) nằm trong cổ phiếu của những công ty doanh thương (corporate equities) từ $1,155 tỉ Mỹ kim ở cuối năm 1985 lên đến $4,286 tỉ Mỹ kim ở cuối năm 1995. Tổng giá trị toàn bộ tài sản của công dân Hoa Kỳ nằm trong chứng khoán (total household financial assets) đã từ $9,795 tỉ Mỹ kim tăng lên đến $21,036 tỉ Mỹ kim.(5)
Nếu dùng biểu số giá trị hỗn hợp làm thước đo, DJ30 đã từ 200 điểm vào đầu năm 1950 leo lên đến 8,000 điểm vào giữa năm 1997. Tương tự, biểu số giá trị hỗn hợp NASDAQ đã từ 100 điểm vào tháng 7 năm 1984 leo lên đến 1,400 điểm vào tháng 6 năm 1997; biểu số giá trị hỗn hợp NYSE đã từ 50 điểm vào năm 1965 leo lên đến 403 điểm vào tháng 4 năm 1997; biểu số giá trị hỗn hợp S&P500 đã từ 47 điểm vào năm 1957 leo lên đến 960 điểm vào tháng 7 năm 1997.
Thêm vào đó, quan hệ cung cầu giữa giới doanh thương với giới đầu tư đã khai sinh và nuôi dưỡng toàn bộ nghiệp vụ kinh tài. Quan hệ cung cầu giữa giới đầu tư với giới đầu tư đã khai sinh và nuôi dưỡng những thị trường mua bán chứng khoán, nghiệp vụ trung gian mua bán chứng khoán, nghiệp vụ giao hoán chứng khoán và những nghiệp vụ phụ thuộc khác. Chỉ riêng trong năm 1994, tổng số thu của những nghiệp vụ này lên đến $112.82 tỉ Mỹ kim và tổng số chi phí cho những nghiệp vụ này lên đến $109.29 tỉ Mỹ kim.(6) Tính vào năm 1993, nghiệp vụ trung gian mua bán chứng khoán đã tạo công ăn việc làm cho hơn 310,000 nhân viên của 19,600 cơ quan trung gian mua bán chứng khoán trên toàn quốc với tổng số lương bổng lên đến $39.5 tỉ Mỹ kim.(7) Nghiệp vụ cung cấp nhu liệu đầu tư trị giá hơn $8.0 tỉ Mỹ kim vào năm 1997.
Không riêng Hoa Kỳ, ở những quốc gia khác như Anh, Pháp, Đức, Nhật, Ý, Gia Nã Đại vân vân chứng khoán đã đóng góp vào sự phồn thịnh của những quốc gia này cũng không kém. Biểu số giá trị hỗn hợp của những thị trường cổ phiếu ở những quốc gia này là bằng chứng điển hình. Thị trường chứng khoán của Hoa Kỳ, dùng biểu số NSA làm thước đo, từ 100 điểm vào đầu năm 1967 đã tăng lên 608 điểm vào cuối tháng 8 năm 1995. Cũng trong cùng thời gian đó, thị trường cổ phiếu của Nhật đã từ 100 điểm tăng lên 1265 điểm. Tương tự, thị trường cổ phiếu của Pháp từ 100 điểm lên đến 976 điểm; thị trường cổ phiếu của Gia Nã Đại từ 100 điểm lên đến 510 điểm; thị trường cổ phiếu của Ý từ 100 điểm lên đến 690 điểm; thị trường cổ phiếu của Đức từ 100 điểm lên đến 382 điểm.
Tóm lại, tất cả những con số thống kê vừa kể trên đủ cho thấy chứng khoán đã đóng góp không ít trong công cuộc tạo dựng sự phồn thịnh cho nền kinh tế của một quốc gia."
(Trích đoạn chương 1)





3.DOWNLOAD:

Pass: sachdoanhtri

0 nhận xét:

Đăng nhận xét