(TuanVietNam) - Một hệ thống giáo dục thực sự dân chủ và khai sáng mới đào tạo ra các thế hệ công dân tốt và hình thành các thế hệ lãnh đạo tài năng tiếp nối.
Hệ thống giáo dục gắn với thực tế và khai sáng là trụ cột thứ ba
Vĩ nhân tiêu biểu và là lãnh tụ đóng góp lớn nhất cho quan điểm này chính là Thomas Jefferson, Tổng thống thứ 3 và tác giả Tuyên ngôn Độc lập. Jefferson cho rằng việc có bản hiến pháp tốt là chưa đủ, việc có các nhà người lãnh đạo giỏi, có tầm nhìn… cũng chưa đủ đảm bảo cho một quốc gia bền vững và thịnh vượng. Bởi khi thế hệ lãnh đạo đó mất đi, nếu không có thế hệ lãnh đạo tài năng mới thì thể chế đó cũng sớm lụi tàn. Vì thế, ông cho rằng cần nhiều thế hệ lãnh đạo tài năng, kế tục, nối tiếp nhau, như một ngôi nhà cần phải được xây dựng bằng nhiều lớp gạch… Và xa hơn, cần một dân tộc được khai sáng, cần những thế hệ công dân có giáo dục...
Hệ thống giáo dục gắn với thực tế và khai sáng là trụ cột thứ ba
Vĩ nhân tiêu biểu và là lãnh tụ đóng góp lớn nhất cho quan điểm này chính là Thomas Jefferson, Tổng thống thứ 3 và tác giả Tuyên ngôn Độc lập. Jefferson cho rằng việc có bản hiến pháp tốt là chưa đủ, việc có các nhà người lãnh đạo giỏi, có tầm nhìn… cũng chưa đủ đảm bảo cho một quốc gia bền vững và thịnh vượng. Bởi khi thế hệ lãnh đạo đó mất đi, nếu không có thế hệ lãnh đạo tài năng mới thì thể chế đó cũng sớm lụi tàn. Vì thế, ông cho rằng cần nhiều thế hệ lãnh đạo tài năng, kế tục, nối tiếp nhau, như một ngôi nhà cần phải được xây dựng bằng nhiều lớp gạch… Và xa hơn, cần một dân tộc được khai sáng, cần những thế hệ công dân có giáo dục...
Thomas Jefferson |
Quan điểm của Thomas Jeffferson đặc biệt hấp dẫn và có tầm nhìn rất xa. Trong lịch sử Việt Nam và thế giới, chúng ta cũng thường chứng kiến rất nhiều triều đại, nhiều quốc gia được sáng lập bởi các vị vua anh minh nhưng rồi lại tàn lụi khi không còn người lãnh đạo giỏi tiếp nối. Vì thế, điều then chốt là phải tạo dựng một nền giáo dục thực sự khai sáng. Cần một thế hệ công dân tốt, được khai sáng…để từ chính họ nảy sinh những nhà lãnh đạo tài năng mới…để họ có thể lựa chọn được nhà lãnh đạo tốt… mạnh dạn, dám nói, dám làm.
Và Jeffferson đã làm gì? Ông đã cho xây dựng Trường Đại học Virginia, cải cách hệ thống giáo dục, nỗ lực phát triển hệ thống thư viện rộng khắp. Ông đã tặng toàn bộ thư viện 6000 cuốn sách hay nhất, hữu ích nhất của mình cho thư viện Quốc hội Mỹ và lan tỏa ý tưởng phát triển một hệ thống thư viện khắp cả nước. Trường đại học Virginia đi đầu trong việc cải cách chương trình giáo dục…
Một câu hỏi luôn đặt ra trong tâm trí Jefferson, đó là liệu nhà nước cộng hoà Mỹ vừa được thiết lập sẽ duy trì sự tồn tại và phát triển như thế nào? Ông thuộc thế hệ đã làm nên cuộc Cách mạng Mỹ và là một trong những nhà lãnh đạo hàng đầu của đất nước có nhiệm vụ thiết lập chính quyền trên nền tảng mới; nhưng chính ông lại nghi ngờ rằng những thể chế chính quyền dù được thiết lập hoàn hảo cũng không đủ bảo đảm tự do, độc lập và thịnh vượng lâu dài trên đất nước Mỹ, bởi ông tin rằng phải chính những người dân được học hành, có kiến thức mới bảo vệ được quyền lợi và sự tự do của mình.
Jefferson viết "Giáo dục làm người ta ý thức được cội nguồn dân tộc, biến đổi những thói xấu cố hữu thành những đức tính tốt đẹp, có lòng nhân ái. Không phải ai khác mà chính từng thế hệ, kế thừa kiến thức của những người đi trước, bổ sung vào đó những điều mới mẻ, không ngừng nâng cao kiến thức và thịnh vượng cho nhân loại…" Jefferson tin rằng giáo dục và quyền công dân là không thể tách rời và khẳng định những điểm mấu chốt nhất về vấn đề này là: (1) dân chủ không thể tồn tại lâu dài nếu không có sự khai sáng (dân trí, kiến thức); và (2) dân chủ không thể được thi hành đúng đắn nếu không có những viên chức chính quyền khôn ngoan và trung thực. Ông viết: "Không bao giờ và sẽ không bao giờ một quốc gia ngu dốt lại giành được sự tự do”.
Với ông, sự ngu dốt và sự dân chủ, thịnh vượng của quốc gia không bao giờ cùng tồn tại, cái này sẽ phá hỏng cái kia hoặc ngược lại. Một chính quyền chuyên chế sẽ kìm kẹp và cướp đi quyền tự do của dân chúng nếu họ ngu dốt.
Với ông, giáo dục phổ thông rất quan trọng và là sự bổ sung cần thiết cho một chính quyền tự do vì "Mọi chính quyền đều sẽ thoái hoá và suy đồi nếu chỉ dựa vào tầng lớp cai trị. Bản thân dân chúng mới là bức tường thành duy nhất bảo vệ nền dân chủ và đảm bảo sự phát triển bền vững. Nhưng để xã hội được an toàn thì trí tuệ và kiến thức của họ phải được cải thiện đến một mức độ nào đó, vì những người bỏ phiếu cần phải được chuẩn bị sao cho anh ta có thể trình bày được ý kiến của mình một cách đúng đắn bằng chính lá phiếu".
Ông tin rằng giáo dục tiểu học quan trọng hơn nhiều so với giáo dục bậc đại học, "bởi điều đó sẽ đảm bảo một xã hội an toàn hơn khi toàn bộ dân chúng có được trình độ học vấn một cách tương đối hơn là nếu chỉ một ít có trình độ rất cao nhưng đa số lại dốt nát như ở Châu Âu" vì bằng việc biết đọc, biết viết, mọi người dân đều trở thành những “người bỏ phiếu” có chất lượng, được thông tin đầy đủ và hiểu được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Thậm chí, Jefferson cho rằng cần phải tước quyền bầu cử của những công dân lười biếng, không chịu tiếp cận nền giáo dục do chính quyền tạo ra. Nâng cao dân trí của nhân dân nói chung sẽ xoá bỏ sự chuyên chế và áp bức về vật chất lẫn tinh thần, như thể những ý tưởng đen tối lộ rõ trước buổi bình minh.
Để thực hiện tư tưởng của mình, ngay từ khi cuộc Cách mạng Mỹ nổ ra, Thomas Jefferson đã muốn cải cách trường William & Mary, nơi ông học trước đây. Ông muốn biến cơ sở giáo dục buồn tẻ và yếu kém này thành một “vườn ươm” nuôi dưỡng các thế hệ mới sôi nổi, nhiệt thành và gắn bó với mục tiêu xây dựng một xã hội tốt đẹp. Với ông, chỉ thông qua khoa học các kiến thức mới mẻ sẽ được phát hiện và việc áp dụng các kiến thức này sẽ dẫn tới sự tự trị và sự khai sáng của loài người. Ông cho rằng tài năng có thể phân bố ngẫu nhiên trong toàn xã hội bất kể giàu nghèo, địa vị, tầng lớp nhưng năng lực thực sự chỉ xuất hiện khi được giáo dục cẩn thận.
Là Tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ (1801-1808), cảm thấy bổn phận phải cống hiến và xây dựng đất nước, Jefferson đã đệ trình Quốc hội một điều khoản sửa đổi Hiến pháp nhằm buộc chính quyền phải có trách nhiệm đối với giáo dục. Trong bức Thông điệp Liên bang ngày 2/12/1806, ông viết "Giáo dục cần phải được coi là mối ưu tiên của toàn xã hội… Tôi nghĩ rằng đạo luật quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống pháp luật của chúng ta chính là qui định bắt buộc phổ biến kiến thức cho mọi người dân. Không nền tảng nào đảm bảo tự do và hạnh phúc của dân chúng bằng nền tảng giáo dục". Chính phủ phải có trách nhiệm, chính xác hơn là bổn phận thiêng liêng hỗ trợ giáo dục.
Ông cũng đề xuất cải cách hệ thống giáo dục toàn diện trên khắp tiểu bang Virginia. Từ năm 1814, Jefferson đã vận động thành lập một trường đại học thật sự đầu tiên của nước Mỹ, đó chính là trường Đại học Tổng hợp Virginia. Với ông, trường đại học này không chỉ đào tạo ra các giáo sư và các nhà khoa học mà còn phải tạo ra các nhà lãnh đạo tương lai của đất nước. Ông muốn thiết lập một hệ thống để đảm bảo rằng những tài năng sẽ có cơ hội thể hiện và được xã hội phát hiện… Và giáo dục phổ thông là yếu tố sàng lọc cần thiết loại bỏ những thứ vô giá trị của tầng lớp đặc quyền, thúc đẩy giới tinh hoa của đất nước nổi lên. Trong suốt 6 năm làm Hiệu trưởng của trường, Jefferson hoàn toàn dành mọi công sức để xây dựng nên "trường Đại học thật sự đầu tiên của nước Mỹ". Ông vận động quyên góp tiền, phác thảo bản vẽ kiến trúc trường, thuê người xây dựng, cẩn thận chọn lựa đội ngũ giáo viên, phát triển chương trình dạy học, đề ra nội qui của trường và nhiều cải tiến khác: thiết lập các môn học không bắt buộc, cắt bỏ sự ràng buộc giữa nhà trường và nhà thờ, chuyển chương trình học kinh điển sang các môn khoa học thực tiễn, nới lỏng kỷ luật của trường, phát triển các ngành mới. Ông muốn tạo ra một môi trường tự do và tiến bộ cho các giáo sư và sinh viên cùng nhau nghiên cứu và tìm tòi kiến thức.
Việc chọn lựa các môn học của ông cũng được cân nhắc kỹ càng. Ông cho rằng, để tạo ra những con người yêu nước tất yếu việc giáo dục phải bao gồm lịch sử và luật pháp vì theo ông trong khi khoa học là "mũi giáo", là công cụ phát hiện thế giới bên ngoài thì lịch sử là "tấm áo giáp" chống lại sự chuyên chế, đồng thời sẽ mang lại cho con người tầm nhìn xa, trông rộng và sự điềm tĩnh, phát hiện mọi tham vọng xấu xa. Việc hiểu biết lịch sử sẽ là rất cần thiết để duy trì nền cộng hoà còn việc học luật pháp là nhằm xây dựng trật tự cho các hoạt động của xã hội. Không chỉ dừng lại đấy, Jefferson còn thành công trong việc truyền tải tư tưởng về một nền giáo dục tự do và rộng khắp vào Thư viện Quốc hội Mỹ, biến nơi đây thành một nơi lưu trữ và bảo tồn lớn nhất mọi dạng tri thức của nhân loại và dễ tiếp cận cho mọi người dân…
Nhân vật tiêu biểu Thomas Jefferson Thomas Jefferson (1743–1826) là tổng thống thứ 3 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, người sáng lập ra Đảng Dân chủ–Cộng hòa Hoa Kỳ và là một trong những người theo chủ nghĩa tự do nhiệt thành lớn nhất thời cận đại. Ông sinh ngày 13 tháng 4 năm 1743 tại Shadwell, bang Virginia, lúc đó còn là vùng biên giới hoang vu, trong một gia đình kĩ sư gốc Anh. Thuở nhỏ, ông học ở quê nhà, rồi sau đó vào trường Đại học William & Mary (1760–1762). Năm 23 tuổi, ông trở thành luật sư. Bảy năm sau, ông thôi hành nghề với một tài sản kha khá và với mối ác cảm sâu sắc về giới luật sư, rồi sống cuộc sống của một nhà quý tộc nông thôn độc lập. Trên mộ bia được ông chọn từ trước, có mang dòng chữ: "Đây là nơi an nghỉ cuối cùng của Thomas Jefferson, tác giả của bản Tuyên ngôn Độc lập Mỹ, của Đạo luật Virginia về tự do tín ngưỡng, và là cha đẻ của trường Đại học Virginia". |
T/g: Nguyễn Cảnh Bình
SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo Vietnamnet)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét