người thầy
Bài mới cập nhật
Loading...
Thứ Năm, 10 tháng 2, 2011

EBOOK Marketing: Sách "22 quy luật bất biến trong marketing"

1.LỜI GIỚI THIỆU 

 Hàng tỷ đô-la phí phạm vào các chương trình tiếp thị mà không thành công, đó không phải là vấn đề của sự khôn ngoan, sáng suốt hay các ngân khoản vĩ đại.
Nhiều nhà quản lý cho rằng một chương trình tiếp thị được kiến tạo tốt, triển khai tốt, tài trợ tốt sẽ thành công. Không nhất thiết là như vậy. Và các bạn không phải tìm kiếm các ví dụ xa xôi, mà chính là các công ty như IBM, General Motors, và Sears Roebuck.
Các nhà quản trị điều hành chương trình của hãng GM phải là những ng¬ười giỏi nhất và sáng giá nhất. Đương nhiên là những người giỏi nhất và sáng giá nhất đã hấp dẫn các công ty lớn và tốt nhất như GM và IBM. Nhưng các chương trình này tự nó đã dựa trên những giả thuyết thiếu cơ sở.
Khi được hỏi ông tin tưởng gì vào cảm nghĩ của nước Mỹ đối với các đại công ty, John Keneth Galbraith đã nói rằng chúng ta sợ quyền lực của các công ty. Ngày nay, phải nói chúng ta sợ sự bất lực của các công ty. Tất cả các công ty đều gặp rắc rối, đặc biệt là các công ty lớn. General Motors chính là một ví dụ điển hình. Thập kỷ vừa qua, công ty đã trả một cái giá khủng khiếp cho sự hủy hoại nhãn hiệu của họ (nó làm công ty tốn kém hệt như đã từng tốn kém khi tạo ra nhãn hiệu). Cổ phần đã mất đi 10 điểm tức là mất đi 10 tỉ đô-la doanh số một năm.
Vấn đề của công ty GM không phải là vấn đề của sự cạnh tranh, dù rằng mức độ cạnh tranh có gia tăng. Đó cũng chẳng phải là vấn đề phẩm chất, dù cho GM không đưa ra được phẩm chất ngoại hạng. Điều chắc chắn đó là vấn đề tiếp thị.
Ngày nay, khi một công ty phạm một lỗi lầm, dấu lỗi lầm hiện ra ngay sau lưng họ, đó là sự cạnh tranh với công việc kinh doanh của họ. Để lấy lại phong độ kinh doanh, công ty đó phải đợi các công ty khác phạm sai lầm và tìm cách khai thác tình huống đó.
Như vậy, làm thế nào để tránh nhầm lẫn ngay từ đầu? Câu trả lời là chương trình tiếp thị của bạn phải phù hợp với các điều luật tiếp thị (mặc dù chúng tôi định nghĩa ý tưởng và khái niệm của chúng tôi dưới bảng hiệu "tiếp thị", nó cũng hữu ích dù bạn ở cương vị nào trong công ty, hay dù sản phẩm và dịch vụ của bạn đang bán là gì).
Các điều luật tiếp thị này là gì? và ai đã mang chúng từ đỉnh núi Sinai xuống và khắc vào bia đá?
Các điều luật cơ bản của tiếp thị là những điều luật được miêu tả trong cuốn sách này.
Nhưng ai là người nói lên điều này? Làm thế nào mà hai gã từ bang Connecticut đã khám phá ra trong khi những người khác lại bỏ qua? Sau cùng, có rất nhiều nhà tiếp thị và học giả thông thái. Tại sao họ lại bỏ qua những điều mà chúng ta nghĩ là thật hiển nhiên? Câu trả lời thật đơn giản. Chúng ta có thể nói, nhưng hầu hết không ai sẵn sàng xác nhận là có những điều luật về tiếp thị, chỉ có một điều có thể chắc chắn là những điều luật này không thể thay thế được.
Có luật tự nhiên, thế tại sao không thể có luật tiếp thị? Bạn có thể làm được một chiếc máy bay hoàn hảo, sẽ đẹp mắt lắm, nhưng nó sẽ không cất cánh được cho đến khi nó tuân theo các định luật về vật lý, đặc biệt là luật về trọng lực. Bạn có thể xây một kiệt tác kiến trúc trên đồi cát, nhưng cơn bão đầu tiên sẽ xóa bỏ sáng tạo của bạn sau một đêm. Như vậy, bạn có thể hoạch định một chương trình tiếp thị xuất sắc nhưng chỉ một trong các điều luật tiếp thị có thể hại nó nếu bạn không biết các diều luật này là gì.
Có lẽ bản chất của con người là không thừa nhận có những điều mà mình không làm được. Chắc chắn hầu hết các nhà tiếp thị tin tưởng có thể đạt được bất cứ đíều gì nếu bạn có đủ năng lực, sáng tạo hay quyết tâm. Đặc biệt là nếu bạn chịu chi đủ tiền.
Một khi bạn thừa nhận có những luật về tiếp thị thì rất dễ dàng nhận ra đó là điều gì. Nó thật hiển nhiên.
Chúng tôi đã nghiên cứu trong hơn 25 năm về điều gì thực hiện được và điều gì không thực hiện được trong tiếp thị. Chúng tôi đã tìm ra các chương trình thực hiện được hầu như luôn luôn đồng điệu với các luật có ảnh hưởng cơ bản trong thị trường.
Chúng tôi đã phân tích nguyên tắc tiếp thị một cách chi tiết qua sách vở, các bài báo, các bài thuyết trình của chúng tôi Chúng tôi cũng đã phát triển các mẫu chiến lược trong quá trình tiếp thị, bao gồm cả một mẫu tự nhiên của trí tuệ con người mà chúng tôi đã phổ biến dưới khái niệm “vị trí”. Chúng tôi cũng đã phát triển một mẫu thị trường mang tính quân sự, những công ty và nhãn hiệu được sắp xếp ở các vị thế tấn công, phòng ngự tập kích hay du kích trong chiến tranh tiếp thị.
Sau nhiều năm làm Việc Với các nguyên tắc và vấn đề trong tiếp thị, chúng tôi đã đúc kết thành các điều luật cơ bản bảo đảm thành công hay thất bại trên thị trường. Chúng tôi gọi đây là những điều luật tiếp thị không thể thay thế, có tất cả 22 điều. Vi phạm các điều này, rủi ro sẽ đến với bạn



2. TÓM TẮT 22 QUY LUẬT
 
 1. Nguyên tắc về sự dẫn đầu. Là sản phẩm đầu tiên bao giờ cũng có ưu thế hơn sản phẩm tốt hơn
2. Nguyên tắc về chủng loại. Nếu bạn không thể là sản phẩm đầu tiên của một chủng loại, hãy thay đổi tính chất của chủng loại đó, hoặc tạo ra một chủng loại mới mà bạn có thể là sản phẩm đầu tiên.
3. Nguyên tắc bậc thang. Chiến lược mà bạn sẽ áp dụng tuỳ thuộc vào nấc thang thứ mấy mà bạn đang đứng.
4. Nguyên tắc về song đôi. Về lâu dài, mọi cuộc đua tranh rồi sẽ chỉ còn lại hai con ngựa.
5. Nguyên tắc về tư duy và nhận thức.
Marketing không phải là một trận chiến của các sản phẩm, nó là một trận chiến về nhận thức của khách hàng, và đôi khi chiếm lĩnh nhận thức của khách hàng trước tạo ra nhiều ưu thế hơn là thâm nhập thị trường trước.
6. Nguyên tắc về sự tập trung.
Khái niệm có tác động cao nhất trong marketing là sở hửu một từ trong tư duy của khách hàng tiềm năng.
7. Nguyên tắc về sự mở rộng.Việc mở rộng thêm nhãn hiệu thường là một áp lực không thể cưỡng lại được.
8. Nguyên tắc về sự độc nhất và tính ưu việtSở hửu một vị trí ưu việt trong tư duy của khách hàng là yếu tố sống còn, marketing là một sự nỗ lực liên tục trong quá trình tìm kiếm sự độc nhất.
9. Nguyên tắc về sự phân chia.
Theo thời gian, một chủng loại sản phẩm sẽ phân chia và trở thành hai (hoặc nhiêu hơn) chủng loại.
10. Nguyên tắc của trái tim.Chiến lược marketing mà không có yếu tố tình cảm thì sẽ không có hiệu quả.
11. Nguyên tắc về đặc tínhKhi bạn phải tập trung vào đặc tính sản phẩm, bất kỳ khía cạnh nào cũng có một đặc tính đối nghịch và hiệu quả.
12. Nguyên tắc về tính thật thàKhi bạn chấp nhận một nhược điểm, khách hàng tiềm năng sẽ cho bạn một ưu điểm
13. Nguyên tắc về sự hy sinh.Muốn được một thứ bạn phải từ bỏ một thứ khác.
14. Nguyên tắc về sự thành công.Thành công thường dẫn đến kiêu ngạo, và kiêu ngạo dẫn đến thất bại
15. Nguyên tắc về sự thất bại
Thất bại là điều phải được dự kiến và được chấp nhận
16. Nguyên tắc về yếu tố không thể lường trước.Trừ phi bạn chính là người soạn ra kế hoạch của đối thủ cạnh tranh, bạn không thể biết được điều gì sẽ xãy ra trong tương lại.
17. Nguyên tắc về sự cường điệuTình hình thực tế thường ngược lại với những gì xuất hiện trên báo.
18. Nguyên tắc về sự gia tốcCác chương trình thành công thường không được xây dựng dựa trên mốt nhất thời mà dựa trên khuynh hướng
19. Nguyên tắc về viễn cảnh.Hiệu ứng marketing thường xãy ra và kéo dài
20. Nguyên tắc về sự đối nghịch
Nếu bạn nhắm vào vị trì thứ hai, chiến lược của bạn do người dẫn đầu quyết định
21. Nguyên tắc về xuất xứ.Xuất xứ của thương hiệu thường quan trọng hơn chất lượng
22. Nguyên lý về nguồn tài nguyên.Không có đủ nguồn ngân sách và kiến thức chuyên môn cần thiết, ý tưởng không thể thành hiện thực và thương hiệu không thể được tạo nên




3.DOWNLOAD:

Click here

(Sachdoanhtri)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét