Họ được cả thế giới mến mộ về sự sáng tạo, khả năng điều hành trong nhiều bối cảnh kinh tế và quan trọng hơn đó là khả năng chiếm lĩnh thị phần từ tay đối thủ.
Nếu tính theo những tiêu chí trên, có rất nhiều CEO đã không lọt vào danh sách này dù họ cũng nổi tiếng không kém.
Có thể Exxon Mobil có thể là công ty dầu mỏ lớn nhất và đạt lợi nhuận lớn nhất trên thế giới, nhưng CEO Rex Tillerson của tập đoàn này đã không phải là người thực hiện vụ sáp nhập giúp Exxon Mobil trở thành tập đoàn khổng lồ và cũng không phải là người đi tiên phong trong lĩnh vực tìm kiếm dầu thô hay những tiến bộ trong khai khoáng.
Intel vẫn tiếp tục tạo ra những đột phá trong lĩnh vực kinh doanh chip điện tử, nhưng CEO Paul Otellini của công ty này chỉ là người dựa trên những thành công của những nhà sáng lập Intel - những người đã gây dựng ngành công nghiệp chip và tiến hành những đổi mới tại Intel. Amgen là công ty về công nghệ sinh học lớn nhất và thành công nhất thế giới. Nhưng CEO Kevin Sharer của công ty này không phải là người đưa ra những phát minh trong phòng thí nghiệm của công ty.
Tờ 24/7 Wall Street đã tiến hành nghiên cứu những tập đoàn thành công nhất nước Mỹ, về cả tăng trưởng doanh thu và giá cổ phiếu. Từ đó đưa ra danh sách những công ty với động lực thành công chính là nhờ CEO.
1. Netflix: CEO Reed Hastings
Hiện CEO của tập đoàn kinh doanh nội dung số Netflix mới 50 tuổi. |
CEO của tập đoàn kinh doanh nội dung số Netflix mới 50 tuổi. Ông là nhà đồng sáng lập Netflix năm 1998. Mục tiêu đầu tiên của Netflix là công ty cho thuê băng đĩa có lợi nhuận khổng lồ Blockbuster. Khi Netflix được thành lập, doanh thu của Blockbuster là trên 5 tỷ USD với gần 6.000 cửa hàng. Khi đó, Hastings tin rằng khách hàng sẽ cảm thấy rất tiện lợi và thoải mái nếu như họ có thể nhận được đĩa DVD tại nhà. Và ông đã đúng. Giờ đây, khi Blockbuster phá sản thì Netflix lại có trên 200 triệu khách hàng.
Nhưng sự sáng tạo của Hastings không chỉ dừng ở đó. Năm 2004-2005, khi công nghệ băng thông rộng phát triển rộng rãi, Netflix đã ứng dụng công nghệ này để cung cấp dịch vụ cho phép khách hàng có thể truyền tải nhiều nội dung từ các máy chủ của Netflix đến máy tính cá nhân của họ. Hai năm sau đó, dịch vụ này đã được nâng cấp, cho phép nhưng bộ phim hay chương trình được truyền thẳng tới TV.
Hastings cũng tiến hành các thỏa thuận để được cấp phép về nội dung trực tiếp từ các studio, điều này là mối đe dọa lớn đối với truyền hình cáp hay các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ cáp quang tại nhà. Chỉ trong 13 năm, Hastings đã thay đổi cả hệ thống vận chuyển và cho thuê video và các mô hình cơ sở hạ tầng cho phép truy cập những nội dung cao cấp. Trong 5 năm, cổ phiếu của Netflix đã tăng 100%, tốc độ tăng trưởng thậm chí còn lớn hơn của Apple.
2. Ford: CEO Alan Mulally
Năm 2006, Alan Mulally trở thành CEO của tập đoàn Ford, tiếp bước người tiền nhiệm William Clay Ford Jr. |
Năm 2006 Alan Mulally trở thành CEO của Tập đoàn Ford, tiếp bước người tiền nhiệm William Clay Ford Jr. Đóng góp đầu tiên của Mulally cho ngành công nghiệp xe hơi thế giới đó là chứng tỏ một điều rằng một người ngoại đạo cũng có thể điều hành công ty ô tô tốt hơn những người đã từng làm việc trong ngành công nghiệp này nhiều thập kỷ. Thậm chí CEO mới của General Motors (GM) hiện nay cũng là một người mới bước vào ngành công nghiệp này. Mulally đã chứng tỏ ông là một nhà lãnh đạo tài năng.
Đóng góp lớn nhất của ông là đã đưa Ford vượt qua cuộc khủng hoảng khiến hàng loạt các công ty ôtô đi đến bờ vực phá sản. Ông đã làm được điều đó bằng cách đưa công ty vào hoạt động như một ngân hàng đầu tư, hành động chưa hề có tiền lệ. Mulally đã giúp tăng năng lực cho vay của Ford lên 23 tỷ USD ngay trước cơn suy thoái kinh tế. Mulally cũng đã có những động thái hỗ trợ 2 đối thủ chính của mình là GM và Chrysler. Bởi ông biết rằng nếu một trong 2 tập đoàn này sụp đổ thì Ford cũng sẽ chịu những tác động không nhỏ trong bối cảnh kinh tế lúc ấy.
Mulally cũng khuyến khích các kỹ sư của mình nhìn động cơ ôtô dưới nhiều góc độ khác nhau. Các kỹ sư của Ford đã sáng tạo ra công nghệ mới cho phép động cơ 4 xi lanh có được sức mạnh của động cơ 6 xi lanh và động cơ 6 xi lanh có sức mạnh của động cơ 8 xi lanh. Điều này có thể trở thành hiện thực mà không cần đến công nghệ hybrid hay diesel. Động cơ EconoBoost đã ra đời, và từ năm 2007 đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho các sản phẩm của công ty.
3. Amazon: CEO Jeff Bezos
Jeff Bezos là nhà sáng lập và cũng CEO của Amazon - công ty bán lẻ qua mạng. |
Jeff Bezos là nhà sáng lập và cũng CEO của Amazon - công ty bán lẻ qua mạng. Năm 1994, thương mại điện tử còn là một lĩnh vực hết sức mới mẻ. Bezos cũng không đặt lợi nhuận lên trên hết. Ngay khi Amazon được thành lập ông đã xác định sẽ phải chịu lỗ trong 3-4 năm. Bezos cũng biết rằng cần mất nhiều thời gian để Amazon có thể đạt được mức doanh thu lớn để duy trì mô hình hoạt động dài hạn.
Sau đó, Bezos nhận thấy rằng Amazon có thể bán được nhiều sách hơn cho lượng khách hàng đang ngày càng lớn của mình. Thay vì bán những sản phẩm mình không hiểu rõ, ông cho nhiều công ty tiếp thị sản phẩm và dịch vụ của họ dựa trên cơ sở hạ tầng của Amazon. Cuối cùng Amazon tạo ra những công ty của chính mình để tiếp thị hàng hóa và dịch vụ, từ những sản phẩm làm đẹp, đồ nội thất cho đến đồ điện tử. Trong mỗi mảng, Bezos đều kiếm thêm doanh thu cho Amazon bằng cách cạnh tranh với mô hình cửa hàng truyền thống của các công ty đối thủ như Best Buy.
Phát minh lớn nhất của Amazon là thiết bị đọc sách điện tử Kindle. Những thiết bị điện tử và phát minh thiết bị đọc sách điện tử của Amazon đã khiến cho sách giấy trở nên ít cần thiết. Khách hàng có thể tải hàng nghìn quyển sách và mang theo mình với các thiết bị này. Mặc dù Amazon không tiết lộ doanh thu bán Kindle, nhưng giới phân tích dự đoán con số này là rất lớn và số lượng máy Kindle được bán ra sẽ còn tiếp tục tăng.
4. Berkshire Hathaway: CEO Warren Buffett
Buffett đã sáng lập quỹ đầu tư lớn nhất trên thế giới, và là người duy nhất đưa ra các quyết định đầu tư. |
Buffett đã sáng lập quỹ đầu tư lớn nhất trên thế giới, và là người duy nhất đưa ra các quyết định đầu tư. Được mệnh danh là “nhà thông thái vùng Omaha”, Buffet đã mua đứt một số công ty, và mua một số lượng lớn cổ phiếu của một số công ty khác. Đối với một số khác nữa thì ông cho vay nợ dưới dạng trái phiếu.
Hiện Buffett đang sỡ hữu một trong những công ty đường sắt lớn nhất thế giới, Burlington Northern - công ty mà ông đã tiến hành tư nhân hóa 2 năm trước. Hiện ông cũng kiểm soát một số công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm, trong đó có Geico và General Re. Ông cũng có cổ phần trong nhiều công ty của Mỹ và ông có thể bán chúng khi thấy đã lãi hoặc lỗ đủ mà không cần phải thông báo. Những công ty này bao gồm Coca Cola, American Express, CostCo, Bank of America, GE, MasterCard, và Walmart.
Buffett có thể nhanh chóng có được một vị trí trong những công ty đang gặp khó khăn, giống như trường hợp của Goldman Sachs hay Bank of America. Tài năng thiên phú của Buffet đó chính là đầu tư, nhưng đóng góp mang tính cách mạng của ông chính là tạo nên tập đoàn tư nhân do một người điều hành lớn nhất thế giới và hoạt động một cách hoàn hảo.
5. Facebook: CEO Mark Zuckerburg
Hiện nay Zuckerburg, người sáng lập ra mạng Facebook mới 27 tuổi. |
Hiện nay Zuckerburg 27 tuổi. Khi mới 20, anh đã sáng lập mạng xã hội lớn nhất thế giới - Facebook với hơn 700 triệu thành viên và hầu hết các nhà phân tích cho rằng công ty này trị giá gần 100 triệu USD. Doanh thu năm 2010 của Facebook là gần 2 tỷ USD.
Đóng góp lớn nhất của Zuckerburg chính là hiểu được mong muốn được giao tiếp trực tuyến của cư dân toàn cầu. Người ta muốn được nhìn thấy bạn bè và người thân của mình hơn là các tin tức hay là kết quả tìm kiếm.
Zuckerburg đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt khi anh gia nhập vào thế giới kinh doanh mạng xã hội. Khi đó, MySpace là mạng xã hội lớn nhất thế giới. Nó thuộc sở hữu của công ty truyền thông lớn nhất thế giới - News Corp của Rupert Murdoch. Những điều anh đã làm được là một điều kỳ diệu. Trường hợp của anh cũng giống như Steve Jobs, người đã thiết kế và tiếp thị sản phẩm tốt hơn những sản phẩm cạnh tranh tương tự hiện có. Lý giải cho điều này là Facebook được sử dụng nhiều bởi những người trẻ ngay từ những ngày đầu thành lập. Mà những người trẻ có xu hướng sử dụng Internet nhiều hơn thế hệ già.
Zuckerburg cũng có khả năng làm được 2 điều khó nữa. Anh đã khiến cho người sử dụng Facebook chấp nhận sự thiếu riêng tư, đổi lại bằng việc sử dụng miễn phí mạng xã hội này. Và anh cũng đã biến Facebook trở thành một trang quảng cáo lớn nhất nước Mỹ bằng việc thuyết phục những nhà tiếp thị về một mạng xã hội thân thiện.
6. McDonald: CEO Jim Skinner
Skinner là CEO của McDonald kể từ năm 2004. |
Skinner là CEO của McDonald kể từ năm 2004. Ông gia nhập vào chuỗi hàng ăn nhanh lớn nhất thế giới này từ năm 1971 với cương vị là một nhân viên quản trị. Sự phát triển của McDonald ngày càng mạnh kể từ khi Skinner trở thành giám đốc điều hành. Giá cổ phiếu năm 2005 của McDonald còn thấp hơn mức giá năm 1999. Trong 3 thập kỷ trước đó, từ 1974 đến 1998, giá cổ phiếu của công ty này đã tăng từ mức một USD lên 45 USD.
Skinner đã phải đối mặt với hàng loạt các đối thủ chưa từng có trước đây. Burger King đã giành thị phần về mảng kinh doanh hamburger truyền thống. Mảng kinh doanh của Pizza cũng nhanh chóng phát triển và cung cấp dịch vụ chuyển phát tận nhà. Từ những năm đầu thế kỷ 21, tàu điện ngầm đã trở thành địa bàn chính của đồ ăn nhanh. Một số chuỗi hàng ăn của Mexico cũng nhanh chóng phát triển. Và các đối thủ chính như KFC hay Dunkin Donuts cũng phát triển mạnh mẽ.
Khi đó, Skinner đã đưa ra 2 quyết định lớn. Đầu tiên là đưa bữa sáng trở thành bữa ăn chính cho khách hàng của McDonald. Thay vì bữa trưa và bữa tối như trước đó. McDonald đã đưa ra thực đơn phong phú cho bữa sáng và bán loại cà phê cao cấp với giá rẻ. Công ty này cũng bắt đầu mở cửa nhiều cửa hàng của mình suốt đêm để mọi người có thể ăn cả những bữa ăn đêm lẫn những bữa sáng sớm.
Thứ 2, Skinner xác định Trung Quốc là địa điểm vàng cho tăng trưởng của công ty, và thực đơn Mỹ của McDonald vẫn được thể thâm nhập được vào thị trường này. Thay vì bán đồ ăn Trung Quốc trong các cửa hàng của mình, McDonald bán hamburger và đồ rán. Hiện nay, Trung Quốc là một trong 3 thị trường trọng điểm của McDonald, bên cạnh Mỹ và châu Âu.
7. Twitter: CEO Jack Dorsey
Jack Dorsey thành lập Twitter năm 2006, ngay khi lĩnh vực mạng xã hội phát triển mạnh mẽ. |
Jack Dorsey thành lập Twitter năm 2006, ngay khi lĩnh vực mạng xã hội phát triển mạnh mẽ. Việc cho phép mọi người kết nối với bạn bè và người thân trên toàn thế giới không có gì là mới. Nhưng đóng góp mang tính cách mạng của Twitter đó là cho phép người ta nói chuyện với nhau bằng lời. Twitter đã xây dựng một mạng xã hội với trên 200 triệu thành viên với những quyết định marketing khôn ngoan. Nó khuyến khích các chính trị gia và người nổi tiếng gia nhập Twitter. Đổi lại, họ có thể giao tiếp trực tiếp với hàng triệu người, thậm trí cả việc bầu chọn và bán vé xem phim.
Giao tiếp qua thư mất rất nhiều thời gian, qua điện thoại cũng lâu và tốn kém, còn email thì không trực tiếp. Twitter đã thay đổi tất cả những điều đó. Mọi người có thể giao tiếp với nhau một cách trực tiếp và học được cách để giao tiếp một cách ngắn gọn. Họ có thể sử dụng những thông điệp ngắn gọn này để giao tiếp với nhiều người hơn bao giờ hết.
SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo Vnexpress)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét