người thầy
Bài mới cập nhật
Loading...
Thứ Năm, 26 tháng 5, 2011

Doanh nhân với Phật giáo

1.TÁC GIẢ:







2.NỘI DUNG:

Chiều 6-5 vừa qua, tại Hà Nội, hơn 300 doanh nhân và Phật tử đã đến dự buổi thuyết giảng của ĐĐ.Thích Trí Chơn - Ủy viên HĐTS, Chánh đại diện Phật giáo quận 12 - TP.HCM về chủ đề "Tài sản đích thực của doanh nhân".

 

Tại buổi thuyết giảng, Đại Đức giảng sư cho biết, đưa triết lý Phật pháp vào kinh doanh là lĩnh vực rất mới và nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công, bởi lẽ cuộc sống cũng như công việc kinh doanh không ngừng vận động, mặt khác văn hoá kinh doanh cũng được đánh giá từ nhiều góc độ.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã chủ trương nâng cao uy tín của mình qua những triết lý kinh doanh như: phục vụ khách hàng hoàn hảo, khách hàng là thượng đế, chữ tín quý hơn vàng… Những triết lý tương tự như vậy có tác động lâu dài đến sự phát triển bền vững, thể hiện được giá trị văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, những triết lý ấy phần lớn bắt nguồn từ triết lý của Phật pháp.



Theo Đại đức, Phật pháp trong kinh doanh có 5 điều cần ghi nhớ: Sức khoẻ: Phải trân trọng sức khoẻ, phải luôn luôn giữ gìn và rèn luyện sức khỏe để có dũng khí cống hiến cho cộng đồng xã hội, tất cả đều nằm trong kho báu của sức khoẻ; Trí tuệ: Nhà kinh doanh minh triết biết rằng tất cả của cải và địa vị đều do trí tuệ  tạo ra, chính là nền tảng để xây dựng một “thương hiệu” phát triển bền vững. Có uy tín lâu dài/Phải luôn tỉnh giác, lấy thân tâm và môi trường sống thực tại để kiểm nghiệm; Tình thương yêu: Xem mọi đối tác như người trong gia đình không phân biệt thân sơ, không cạnh tranh thiếu lành mạnh, không ganh ghét, phải tạo giá trị để cùng nhau có lợi ích, không nên dùng mọi thủ đoạn để trục lợi, coi đối tác là những thương trường; Hạnh phúc: Nhà kinh doanh phải xem hạnh phúc gia đình là quan trọng; Phúc đức: Tấm lòng trong sáng, biết trước sau, biết gieo nhân quả tốt lành...



ĐĐ. Thích Trí Chơn cũng khẳng định một người bị ô nhiễm tâm thức, coi đồng tiền có thể điều khiển được mọi thứ, mua quan bán chức, khi tiêu tiền đồng tiền rất bẩn thỉu, người đó có thể làm hại bản thân mình, hại gia đình mình. Nếu người đó có vị trí trong xã hôị thì họ có thể làm hại cả cộng đồng và làm hại xã hội. Vì thế, Đại đức đưa ra 3 nguyên tắc kinh doanh nên được áp dụng: Đúng pháp luật: Doanh nhân làm việc với tâm đức, tuân thủ đúng pháp luật; lợi mình lợi người: đó là phương thức kinh doanh đẹp đẽ bền vững nhất trong qui luật chuyển biến cuộc đời; làm hài lòng mọi người: luôn tỏ ra vui vẻ trong cuộc sống thường nhật thì doanh nhân sẽ có nhiều niềm vui.

Sau buổi thuyết trình, có rất nhiều câu hỏi của thính giả nhờ Đại đức trả lời đã làm cho không khí hoan hỉ tràn đầy đạo vị.





3.DOWNLOAD:


Click here

Pass: sachdoanhtri


Note: Đọc trước khi down

0 nhận xét:

Đăng nhận xét