2.NỘI DUNG:
Hugh MacLeod, nghệ sĩ người Mỹ được biết đến như một tác giả , một họa sĩ vẽ tranh biếm họa, một blogger nổi tiếng. Ông sáng tạo ra kiểu vẽ tranh biếm họa lên mặt sau tấm danh thiếp để có thể vẽ bất cứ lúc nào. Như chính ông thú nhận, ban đầu, đây chỉ trò giải trí khi ngồi trong quán bar, xen giữa những câu chuyện vô thưởng vô phạt. Khán giả cũng chỉ là những bạn bè thân thiết, những chiến hữu cùng ngồi nhậu với nhau. Có người lắc đầu, có người thích thú. Nhiều người bảo ông hãy làm gì đó với chúng. Nhưng ông không có ý định làm gì cả, chỉ là một trò tiêu khiển để ông mặc sức sáng tạo – viết, vẽ bất cứ thứ gì mình thích.
Năm 2001, ông lập ra blog gapingvoid.com, đưa lên đó cả tranh biếm họa và các bài viết của mình. Năm 2004, ông viết cuốn sách How to Be Creative (Làm Sao Để Sáng Tạo) với khoảng 13.000 từ, gồm nhiều bài viết được đưa dần lên blog, kết hợp giữa tranh biếm họa và những chỉ dẫn thiết thực về những bí kíp thúc đẩy sáng tạo. Hàng triệu người, trong đó có nhiều người Việt nam đã thường xuyên truy cập blog của ông để tải về các bài viết, bức tranh biếm họa đặc sắc.
Và đây cũng chính là nền tảng cho cuốn sách Phớt lờ tất cả_ Bơ đi mà sống (Ignore Everybody) mà các bạn đang cầm trên tay.
Với 40 phần, thực ra là 40 bài học ngắn gọn, súc tích, kết hợp với tranh biếm họa và các “châm ngôn” hài hước nhưng ý nghĩa, cuốn sách chính là câu trả lời cho các câu hỏi không ngừng đặt ra trong đầu chúng ta suốt quá trình làm việc:
Làm thế nào để những ý tưởng mới xuất hiện được trong thế giới đầy hoài nghi và e sợ rủi ro này?
Làm thế nào để khơi nguồn cảm hứng?
Làm thế nào để xác định được ranh giới giữa những điều sẵn sàng thực hiện và những gì không?....
Mỗi câu hỏi đều có câu trả lời thỏa đáng. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc độc giả ngấu nghiến cuốn sách này xong là có thể khơi mở được ngay lập tức nguồn lực sáng tạo trong mình và tung trải nó ra ngoài thế giới.
Những bí kíp đó chỉ tiếp thêm cho bạn nguồn năng lượng để làm việc chăm chỉ hơn, sáng tạo hơn, nghiêm túc hơn. Để những bạn trẻ không ảo tưởng rằng nghệ sĩ được phép la cà ở các quán bar suốt cả ngày, mong đợi Nàng Thơ bất ngờ gõ cửa, ban cho một nguồn cảm hứng vô tận, khiến họ viết ngay ra được tác phẩm bất hủ và một bước lên đỉnh vinh quang. Mà sáng tạo là lao động chân chính, nảy sinh trong quá trình làm việc chứ không phải trong lúc ngủ mơ chờ Thần Tài gõ cửa.
Những bí kíp này cũng dạy các bạn có một thái độ sống can đảm, dám đương đầu với dư luận, chịu trách nhiệm về hành động của mình. Nhất là khi bạn còn trẻ tuổi và sống ở những đô thị lớn đắt đỏ và đầy cạnh tranh.
Đó là phải biết đứng ra ngoài đám đông, tạo dấu ấn của riêng mình thay vì hòa lẫn vào nó.
Đó là chỉ ra những con đường dẫn tới cánh cửa sáng tạo đã được Hugh đã ví von rất hình tượng rằng giống như 6 tỉ cánh cửa dẫn tới cõi Niết Bàn, và nhiệm vụ của chúng ta là tìm ra được cánh cửa của riêng mình.
Ông cũng là người đặt vấn đề sáng tạo cạnh bản năng sinh tồn, bằng việc đưa ra Lý thuyết Tình và Tiền, muốn thành công chúng ta phải dung hòa được cả hai thứ đó.
Chúng ta cũng vẫn phải duy trì nghề kiếm cơm đồng thời vẫn sáng tạo không ngừng nghỉ. Như tại Việt Nam, nhiều người cũng vẫn đang loay hoay lựa chọn giữa nghệ thuật chân chính và kiếm sống. Nếu chỉ đuổi theo niềm đam mê thì có lẽ nghệ sỹ đã chết đói trước khi đạt được điều gì đó, còn nếu chỉ chạy theo thị trường thì rồi chúng ta sẽ bế tắc bởi cùn mòn trong sáng tạo.
Cuốn sách cũng có thể sẽ là câu trả lời hoặc giúp các bạn trẻ khẳng định lựa chọn của mình về việc có nên đánh đổi công việc hiện thời để theo đuổi sở thích cá nhân hay ngược lại; để không rơi vào tình cảnh lúng túng, băn khoăn giữa hai con đường đó để rồi chẳng thu được kết quả gì.
Ông cho rằng nghệ sĩ không phải là chỉ biết cắm đầu vào cái gọi là “nghệ thuật thuần túy”, người nghệ sĩ thời nay còn biết cả đến thị trường, cách thức tiếp thị bản thân để có thể sáng tạo hiệu quả nhất.Và dù công nghệ đang phát triển như vũ bão, nhưng nghệ thuật chân chính vẫn có chỗ đứng riêng của mình, bởi nghệ thuật chân chính vẫn đòi hỏi người nghệ sĩ phải xả thân, phải hy sinh vì nó.
Như tựa đề của cuốn sách này, bạn đọc sẽ được trao cho 40 chìa khóa để mở cánh cửa sáng tạo. Đặc biệt là những bạn đọc trẻ, đang chịu sức ép của các đô thị lớn giống như tình cảnh của chính tác giả trong giai đoạn đầu đặt nền móng cho cuốn sách này, các bạn có thể tìm được những điều hữu ích cho bản thân để mở được cánh cửa sáng tạo của riêng mình.
Và một bài học lớn rút ra cho tất cả những người đang và sẽ bước chân vào thế giới nghệ sĩ, từ chính Hugh MacLeod, đã từng thẳng thắn bày tỏ: “Tôi không bao giờ thích thú với việc tự gọi mình là ‘Nghệ sĩ’. Tôi nghĩ, lịch sử sẽ quyết định ai là nghệ sĩ chứ không phải chúng ta.”
Đánh giá
“Cuốn sách này sẽ sút cho bạn một cú vào mông và đẩy bạn vượt qua khỏi cái ngưỡng của xoãng xĩnh thông thường và tình trạng ì trệ vốn có” – Guy Kawasaki, đồng sáng lập Alltop.com và tác giả của Reality Check.
Năm 2001, ông lập ra blog gapingvoid.com, đưa lên đó cả tranh biếm họa và các bài viết của mình. Năm 2004, ông viết cuốn sách How to Be Creative (Làm Sao Để Sáng Tạo) với khoảng 13.000 từ, gồm nhiều bài viết được đưa dần lên blog, kết hợp giữa tranh biếm họa và những chỉ dẫn thiết thực về những bí kíp thúc đẩy sáng tạo. Hàng triệu người, trong đó có nhiều người Việt nam đã thường xuyên truy cập blog của ông để tải về các bài viết, bức tranh biếm họa đặc sắc.
Và đây cũng chính là nền tảng cho cuốn sách Phớt lờ tất cả_ Bơ đi mà sống (Ignore Everybody) mà các bạn đang cầm trên tay.
Với 40 phần, thực ra là 40 bài học ngắn gọn, súc tích, kết hợp với tranh biếm họa và các “châm ngôn” hài hước nhưng ý nghĩa, cuốn sách chính là câu trả lời cho các câu hỏi không ngừng đặt ra trong đầu chúng ta suốt quá trình làm việc:
Làm thế nào để những ý tưởng mới xuất hiện được trong thế giới đầy hoài nghi và e sợ rủi ro này?
Làm thế nào để khơi nguồn cảm hứng?
Làm thế nào để xác định được ranh giới giữa những điều sẵn sàng thực hiện và những gì không?....
Mỗi câu hỏi đều có câu trả lời thỏa đáng. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc độc giả ngấu nghiến cuốn sách này xong là có thể khơi mở được ngay lập tức nguồn lực sáng tạo trong mình và tung trải nó ra ngoài thế giới.
Những bí kíp đó chỉ tiếp thêm cho bạn nguồn năng lượng để làm việc chăm chỉ hơn, sáng tạo hơn, nghiêm túc hơn. Để những bạn trẻ không ảo tưởng rằng nghệ sĩ được phép la cà ở các quán bar suốt cả ngày, mong đợi Nàng Thơ bất ngờ gõ cửa, ban cho một nguồn cảm hứng vô tận, khiến họ viết ngay ra được tác phẩm bất hủ và một bước lên đỉnh vinh quang. Mà sáng tạo là lao động chân chính, nảy sinh trong quá trình làm việc chứ không phải trong lúc ngủ mơ chờ Thần Tài gõ cửa.
Những bí kíp này cũng dạy các bạn có một thái độ sống can đảm, dám đương đầu với dư luận, chịu trách nhiệm về hành động của mình. Nhất là khi bạn còn trẻ tuổi và sống ở những đô thị lớn đắt đỏ và đầy cạnh tranh.
Đó là phải biết đứng ra ngoài đám đông, tạo dấu ấn của riêng mình thay vì hòa lẫn vào nó.
Đó là chỉ ra những con đường dẫn tới cánh cửa sáng tạo đã được Hugh đã ví von rất hình tượng rằng giống như 6 tỉ cánh cửa dẫn tới cõi Niết Bàn, và nhiệm vụ của chúng ta là tìm ra được cánh cửa của riêng mình.
Ông cũng là người đặt vấn đề sáng tạo cạnh bản năng sinh tồn, bằng việc đưa ra Lý thuyết Tình và Tiền, muốn thành công chúng ta phải dung hòa được cả hai thứ đó.
Chúng ta cũng vẫn phải duy trì nghề kiếm cơm đồng thời vẫn sáng tạo không ngừng nghỉ. Như tại Việt Nam, nhiều người cũng vẫn đang loay hoay lựa chọn giữa nghệ thuật chân chính và kiếm sống. Nếu chỉ đuổi theo niềm đam mê thì có lẽ nghệ sỹ đã chết đói trước khi đạt được điều gì đó, còn nếu chỉ chạy theo thị trường thì rồi chúng ta sẽ bế tắc bởi cùn mòn trong sáng tạo.
Cuốn sách cũng có thể sẽ là câu trả lời hoặc giúp các bạn trẻ khẳng định lựa chọn của mình về việc có nên đánh đổi công việc hiện thời để theo đuổi sở thích cá nhân hay ngược lại; để không rơi vào tình cảnh lúng túng, băn khoăn giữa hai con đường đó để rồi chẳng thu được kết quả gì.
Ông cho rằng nghệ sĩ không phải là chỉ biết cắm đầu vào cái gọi là “nghệ thuật thuần túy”, người nghệ sĩ thời nay còn biết cả đến thị trường, cách thức tiếp thị bản thân để có thể sáng tạo hiệu quả nhất.Và dù công nghệ đang phát triển như vũ bão, nhưng nghệ thuật chân chính vẫn có chỗ đứng riêng của mình, bởi nghệ thuật chân chính vẫn đòi hỏi người nghệ sĩ phải xả thân, phải hy sinh vì nó.
Như tựa đề của cuốn sách này, bạn đọc sẽ được trao cho 40 chìa khóa để mở cánh cửa sáng tạo. Đặc biệt là những bạn đọc trẻ, đang chịu sức ép của các đô thị lớn giống như tình cảnh của chính tác giả trong giai đoạn đầu đặt nền móng cho cuốn sách này, các bạn có thể tìm được những điều hữu ích cho bản thân để mở được cánh cửa sáng tạo của riêng mình.
Và một bài học lớn rút ra cho tất cả những người đang và sẽ bước chân vào thế giới nghệ sĩ, từ chính Hugh MacLeod, đã từng thẳng thắn bày tỏ: “Tôi không bao giờ thích thú với việc tự gọi mình là ‘Nghệ sĩ’. Tôi nghĩ, lịch sử sẽ quyết định ai là nghệ sĩ chứ không phải chúng ta.”
Đánh giá
“Cuốn sách này sẽ sút cho bạn một cú vào mông và đẩy bạn vượt qua khỏi cái ngưỡng của xoãng xĩnh thông thường và tình trạng ì trệ vốn có” – Guy Kawasaki, đồng sáng lập Alltop.com và tác giả của Reality Check.
“Hugh Macleod đã đưa ra những muộn phiền và thi thoảng cả sự tàn nhẫn nữa – sự uyên thâm vô cùng hài hước và những câu châm biếm súc tích. Nếu bạn cần một trải nghiệm về thất bại thì đây chính là con đường ngắn gọn nhất để có nó.” – Mark O’Donnell, đồng tác giả của cuốn Hairspray
3.DOWNLOAD:
Click here
Pass: sachdoanhtri
Note: Đọc trước khi down
0 nhận xét:
Đăng nhận xét