1.TÁC GIẢ: Matt Haig
“Con người học được nhiều điều bổ ích từ trong thất bại chứ không phải từ sự thành công. Cuốn sách này thực sự là một kho báu; bạn sẽ tìm được những lời khuyên bổ ích từ nó.” - Laura Ries, Giám đốc Ries & Ries.
Trước đây, chất lượng sản phẩm nói lên tiềm năng, uy tín và đôi khi đại diện cho cả hình ảnh một công ty. Khi sản phẩm bán ra giảm sút, không được ưa chuộng, họ cho rằng công ty của mình đã mắc sai lầm và sẽ lâm vào tình trạng thất bại. Ngày nay, mọi việc đã thay đổi: các công ty không còn chỉ đổ lỗi cho sản phẩm nữa; Mọi người nhận ra nguyên nhân chính là thương hiệu, là một điều vô hình đại diện cho sản phẩm nằm trong tâm trí và cảm nhận của khách hàng, có khả năng tác động đến sự ưa thích, tín nhiệm và ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Đồng thời, họ còn nhận ra rằng các sản phẩm hoàn hảo vẫn có thể phải chịu thất bại nếu quá trình xây dựng và thiết lập thương hiệu không đúng.
Quyển sách Sự Thật Về 100 Thất Bại Thương Hiệu Lớn Nhất Mọi Thời Đại của Matt Haig là một cuốn sách độc đáo trong giai đoạn hiện nay. Cuốn sách không chỉ liệt kê các thất bại về thương hiệu nghiêm trọng nhất của các công ty hàng đầu thế giới mà còn phân tích và đi tìm nguyên nhân thật sự đằng sau những thất bại đó. Từ đó rút ra những bài học rất thực tế và vô giá cho tất cả những công ty khác.
Những thất bại này có khi là do chiến lược kinh doanh, có khi do ý tưởng quảng cáo và cách tiếp cận, có khi do thái độ “không biết người biết ta”, do sự thiếu quan tâm, hiểu biết về văn hóa, nhu cầu và tiên đoán phản ứng của khách hàng trong các chiến dịch tiếp thị, có khi là do quá “ngủ quên trên chiến thắng” với những thành công ban đầu… Các sai lầm thường gặp nhất mà các công ty thường mắc phải như:
• Nếu một sản phẩm tốt, nó sẽ thành công.
• Thương hiệu đã tốt sẽ đi đến thành công và không thể thất bại.
• Chỉ có các công ty lớn mới cần thiết lập thương hiệu.
• Thương hiệu mạnh chủ yếu nhờ vào quảng cáo.
• Nếu luôn ra những sản phẩm mới đối với mọi người, thì khách hàng sẵn sàng mua nó.
• Áp đặt cảm nhận về cảm xúc về sản phẩm cho khách hàng mà không chú ý đến đặc thù văn hóa từng khu vực.
• Thương hiệu mạnh có thể bảo đảm chắc chắn cho sản phẩm thành công.
• Thương hiệu đã tốt trong quá khứ – nó sẽ tốt trong hiện tại và tương lai…
Những ngộ nhận như thế thường dẫn đến những sai lầm ngay cả với những tập đoàn lớn và sừng sỏ. Trong khi các “Gã khổng lồ” như Coca Cola hay McDonald’s có thể tạm thời chịu đựng những tổn thất nặng nề từ sai lầm đó thì các công ty nhỏ lại không thể liều lĩnh như vậy. Với họ, một thất bại trong một thời điểm quan trọng và nhạy cảm nào đó đồng nghĩa với “cái chết”.
Quyển sách trình bày và mổ xẻ những sai lầm thương hiệu thực tế đã xảy ra như thế nào từ những công ty cực kỳ thành công như IBM, General Motors, Coca Cola, Ford… cho đến rất nhiều công ty khác có tính thời sự hơn như Enron, hay Arthur Andersen…
Theo Chuyên gia marketing của Trường Kinh doanh London, Giáo sư Patrick Barwise, thì: “Bất cứ một chuyên gia marketing nào cũng sẽ thấy thật hữu ích khi đọc cuốn sách này. Bên cạnh những câu chuyện mang tính giải trí, những bài học ẩn phía sau chúng là thật sự nghiêm túc. Hãy đọc và học hỏi kinh nghiệm từ cuốn sách này.”
Còn Tiến sĩ Paul Temporal, chuyên gia tư vấn về chiến lược thương hiệu người Singapore, tác giả cuốn “Quản trị Thương hiệu Cao cấp”, thì hồ hởi: “Tôi muốn giới thiệu cuốn sách này cho tất cả những ai quan tâm về việc xây dựng và phát triển thương hiệu.”
Đây là cuốn sách đầu tiên về phân tích các thất bại – được các hãng thông tấn lớn trên thế giới đánh giá như là một cẩm nang cần thiết đi đến thành công và đang là một trong những cuốn sách bán chạy nhất năm 2004. “Cẩm nang phân tích sự thật của các thất bại” này có ý nghĩa lớn cho mọi người, sẽ mang lại chúng ta những bài học, kinh nghiệm thực tiễn, quý báu để giúp công ty và thương hiệu của mình tránh được những thất bại tương tự, hiểu được cội nguồn những thất bại đó để thành công hơn. Và trên hết, chúng ta cũng nên hiểu rằng: con người trưởng thành hơn đa phần là nhờ trải nghiệm và học hỏi từ thất bại chứ không phải ở thành công.
Trước đây, chất lượng sản phẩm nói lên tiềm năng, uy tín và đôi khi đại diện cho cả hình ảnh một công ty. Khi sản phẩm bán ra giảm sút, không được ưa chuộng, họ cho rằng công ty của mình đã mắc sai lầm và sẽ lâm vào tình trạng thất bại. Ngày nay, mọi việc đã thay đổi: các công ty không còn chỉ đổ lỗi cho sản phẩm nữa; Mọi người nhận ra nguyên nhân chính là thương hiệu, là một điều vô hình đại diện cho sản phẩm nằm trong tâm trí và cảm nhận của khách hàng, có khả năng tác động đến sự ưa thích, tín nhiệm và ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Đồng thời, họ còn nhận ra rằng các sản phẩm hoàn hảo vẫn có thể phải chịu thất bại nếu quá trình xây dựng và thiết lập thương hiệu không đúng.
Quyển sách Sự Thật Về 100 Thất Bại Thương Hiệu Lớn Nhất Mọi Thời Đại của Matt Haig là một cuốn sách độc đáo trong giai đoạn hiện nay. Cuốn sách không chỉ liệt kê các thất bại về thương hiệu nghiêm trọng nhất của các công ty hàng đầu thế giới mà còn phân tích và đi tìm nguyên nhân thật sự đằng sau những thất bại đó. Từ đó rút ra những bài học rất thực tế và vô giá cho tất cả những công ty khác.
Những thất bại này có khi là do chiến lược kinh doanh, có khi do ý tưởng quảng cáo và cách tiếp cận, có khi do thái độ “không biết người biết ta”, do sự thiếu quan tâm, hiểu biết về văn hóa, nhu cầu và tiên đoán phản ứng của khách hàng trong các chiến dịch tiếp thị, có khi là do quá “ngủ quên trên chiến thắng” với những thành công ban đầu… Các sai lầm thường gặp nhất mà các công ty thường mắc phải như:
• Nếu một sản phẩm tốt, nó sẽ thành công.
• Thương hiệu đã tốt sẽ đi đến thành công và không thể thất bại.
• Chỉ có các công ty lớn mới cần thiết lập thương hiệu.
• Thương hiệu mạnh chủ yếu nhờ vào quảng cáo.
• Nếu luôn ra những sản phẩm mới đối với mọi người, thì khách hàng sẵn sàng mua nó.
• Áp đặt cảm nhận về cảm xúc về sản phẩm cho khách hàng mà không chú ý đến đặc thù văn hóa từng khu vực.
• Thương hiệu mạnh có thể bảo đảm chắc chắn cho sản phẩm thành công.
• Thương hiệu đã tốt trong quá khứ – nó sẽ tốt trong hiện tại và tương lai…
Những ngộ nhận như thế thường dẫn đến những sai lầm ngay cả với những tập đoàn lớn và sừng sỏ. Trong khi các “Gã khổng lồ” như Coca Cola hay McDonald’s có thể tạm thời chịu đựng những tổn thất nặng nề từ sai lầm đó thì các công ty nhỏ lại không thể liều lĩnh như vậy. Với họ, một thất bại trong một thời điểm quan trọng và nhạy cảm nào đó đồng nghĩa với “cái chết”.
Quyển sách trình bày và mổ xẻ những sai lầm thương hiệu thực tế đã xảy ra như thế nào từ những công ty cực kỳ thành công như IBM, General Motors, Coca Cola, Ford… cho đến rất nhiều công ty khác có tính thời sự hơn như Enron, hay Arthur Andersen…
Theo Chuyên gia marketing của Trường Kinh doanh London, Giáo sư Patrick Barwise, thì: “Bất cứ một chuyên gia marketing nào cũng sẽ thấy thật hữu ích khi đọc cuốn sách này. Bên cạnh những câu chuyện mang tính giải trí, những bài học ẩn phía sau chúng là thật sự nghiêm túc. Hãy đọc và học hỏi kinh nghiệm từ cuốn sách này.”
Còn Tiến sĩ Paul Temporal, chuyên gia tư vấn về chiến lược thương hiệu người Singapore, tác giả cuốn “Quản trị Thương hiệu Cao cấp”, thì hồ hởi: “Tôi muốn giới thiệu cuốn sách này cho tất cả những ai quan tâm về việc xây dựng và phát triển thương hiệu.”
Đây là cuốn sách đầu tiên về phân tích các thất bại – được các hãng thông tấn lớn trên thế giới đánh giá như là một cẩm nang cần thiết đi đến thành công và đang là một trong những cuốn sách bán chạy nhất năm 2004. “Cẩm nang phân tích sự thật của các thất bại” này có ý nghĩa lớn cho mọi người, sẽ mang lại chúng ta những bài học, kinh nghiệm thực tiễn, quý báu để giúp công ty và thương hiệu của mình tránh được những thất bại tương tự, hiểu được cội nguồn những thất bại đó để thành công hơn. Và trên hết, chúng ta cũng nên hiểu rằng: con người trưởng thành hơn đa phần là nhờ trải nghiệm và học hỏi từ thất bại chứ không phải ở thành công.
Sách DOANH TRÍ hi vọng cuốn sách sẽ là nguồn tham khảo bổ ích cho những ai đã đang và sẽ điều hành doanh nghiệp của riêng mình.
Trân trọng!
3.DOWNLOAD:
Pass: sachdoanhtri
0 nhận xét:
Đăng nhận xét