người thầy
Bài mới cập nhật
Loading...
Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

Sắp có kết quả phân tích gene Rùa hồ Gươm

Các nhà khoa học Việt Nam đã hoàn tất xét nghiệm gene cho Rùa hồ Gươm, kết quả sẽ được công bố vào cuối tuần này.
Cụ Rùa trong bể dưỡng thương. Ảnh: PV.
Cụ Rùa trong bể dưỡng thương. Ảnh: PV.

"Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội dự kiến sẽ tổ chức buổi họp báo vào cuối tuần này để thông báo kết quả", giáo sư Lê Trần Bình, nguyên viện trưởng Viện Công nghệ sinh học, người chủ trì việc xét nghiệm ADN cho biết.

Việc xét nghiệm sẽ gene cho biết cụ thể về nguồn gốc, giới tính của Rùa hồ Gươm.

Theo tiến sĩ Bùi Quang Tề, tổ trưởng tổ chẩn đoán và chữa trị Rùa hồ Gươm, nhận định ban đầu dựa vào hình dáng bên ngoài cho thấy Rùa hồ Gươm là 'cụ bà'.

Trước nhiều nhiều luồng ý kiến về chuyện rùa Đồng Mô, rùa hồ Gươm và giải Thượng Hải cùng hay khác loài, tiến sĩ Tề nói nhiều khả năng cụ Rùa không cùng loài với con giải Thượng Hải. Ông Tề nói, nhóm chữa trị đã lấy 8 mẫu ADN của rùa sống ở Việt Nam, trong đó 3 mẫu của rùa sống tại Đồng Mô, chùa Hương Tích, tiêu bản rùa trong đền Ngọc Sơn, đều cho kết quả khác với giải Thượng Hải.

"Tiêu bản rùa đền Ngọc Sơn được cho là anh em họ hàng với rùa đang dưỡng thương, nên khả năng lớn cụ rùa này không cùng loài với giải Thượng Hải", tiến sĩ Tề nhấn mạnh.

Việc xác định giống, loài cho Rùa hồ Gươm có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo tồn và duy trì loài. Trước đó đã xuất hiện ý kiến cho rằng có thể lai tạo giữa Rùa hồ Gươm với giải Thượng Hải, nhưng nếu chúng không cùng loài thì việc này khó có thể xảy ra.

Năm ngoái, giáo sư Lê Trần Bình cùng cộng sự đã công bố công trình nghiên cứu về Rùa ở Việt Nam, theo đó cụ Rùa hồ Gươm không cùng loài với giải Thượng Hải.

Về sức khỏe của Rùa hồ Gươm, ông Tề cho biết các vết thương lở loét đã liền và khô lại, sức khỏe cụ đang phục hồi tốt. Nhưng cụ Rùa được xuất viện hay không còn phụ thuộc vào quá trình làm sạch hồ.

“Điều cấp thiết lúc này là Hà Nội cần làm sạch nước hồ càng sớm càng tốt, Rùa hồ Gươm cũng là động vật hoang dã sẽ không có thói quen ở lâu trên cạn, khả năng thuần hóa sẽ rất lớn”, ông Tề nói thêm.

Hương Thu - VnExpress

0 nhận xét:

Đăng nhận xét