người thầy
Bài mới cập nhật
Loading...
Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011

10 công nghệ “xanh” của thế giới năm 2010


(Dân trí) - Hàng loạt sản phẩm và công nghệ “xanh” đã ra đời năm 2010 như du thuyền chạy bằng năng lượng mặt trời, trang trại gió lớn nhất hành tinh ở Anh hay máy bay chạy bằng năng lượng mặt trời…
Châu Âu đang hợp tác để xây dựng hệ thống lưới điện năng lượng tái tạo. Hệ thống này sẽ kết nối các tua bin ở ngoài bờ biển Scotland với các tấm thu năng lượng mặt trời lớn ở Đức, và kết nối với năng lượng tạo ra từ những con sóng đổ vào bờ biển Đan Mạch và Bỉ với các đập thủy điện ở Na Uy. Dự án lưới điện năng lượng tái tạo đầu tiên của châu Âu đã trở thành hiện thực hồi tháng 1/2010 khi 9 quốc gia chính thức phác thảo các kế hoạch kết nối các dự án năng lượng sạch quanh Biển Bắc.

Tháng 9/2010, Anh đã khai trương trang trại năng lượng gió lớn nhất thế giới tại Thanet, ngoài khơi bờ biển vùng Kent. Với 100 tua bin được đặt thành 8 hàng, trang trại này tạo ra 300MG điện mỗi năm, đủ dùng cho khoảng 200.000 hộ gia đình.
Các kỹ sư đã đua nhau thiết kế các tua bin gió ngoài khơi lớn nhất thế giới. Và đây là mô hình tua bin gió ngoài khơi khổng lồ tên gọi Aerogenerator X do công ty Arup của Anh thiết kế. Aerogenerator X dự kiến có công suất khoảng 10KW.

Solar Impulse, chiếc máy bay thí nghiệm chạy bằng năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới, đã hoàn thành chuyến bay thử nghiệm kéo dài 24 giờ. Kỷ lục này đã đưa nó tiến gần hơn tới mục tiêu cuối cùng của các nhà thiết kế là bay vòng quanh thế giới chỉ sử dụng năng lượng mặt trời.
Turanor, du thuyền lớn nhất thế giới chạy hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời do Đức chế tạo, đã rẽ sóng, mang lại những hi vọng về tương lai năng lượng trời. Turanor được đóng tại xưởng đóng tàu Knierim Yachtbau ở Kiel, Đức và mất 14 tháng để hoàn thành với chi phí lên tới 17 triệu USD.
Hồi tháng 8, tua bin thủy triều lớn nhất thế giới đã được cho ra mắt tại một cơ sở ở Invergordon, Scotland. Tua bin AK1000, được phát triển bởi Tập đoàn tài nguyên Atlantis, có khả năng tạo ra điện đủ cung cấp cho 1.000 hộ gia đình. Nó được thiết kế để chịu được thời tiết khắc nghiệt và các vùng biển thoáng, động như bờ biển Scotland.


Tháp Strata 'Razor' là một công trình thân thiện với môi trường. Tháp này, tọa lạc ở thủ đô London, sẽ tạo ra gần 10% điện năng mà tòa nhà cần thông qua 3 tua bin đặt trên nóc nhà.

Trung Quốc đang chiếm ưu thế trong cuộc đua toàn cầu nhằm tạo việc làm xanh trong các lĩnh vực từ tấm thu năng lượng mặt trời cho tới công nghệ chiếu sáng tiên tiến, một báo cáo hàng năm của công ty nghiên cứu công nghệ xanh Clean Edge cho biết hồi tháng 10.

Tháng 12/2010, thủ đô London đã cho ra mắt chiếc xe buýt chạy bằng hydro đầu tiên của Anh. Chiếc xe sẽ được đưa vào phục vụ trong một tuyến du lịch nổi tiếng.

Wave Hub, thiết bị công nghệ biển tiên phong, đã được thả xuống thành công ngoài khơi bờ biển Cornwall, Anh hồi tháng 9 để thu năng lượng sóng.
An Bình
Theo Guardian

0 nhận xét:

Đăng nhận xét