Mắt cá mập nhìn rõ ban đên, nhưng ban ngày không thể phân biệt màu sắc. Ảnh: Discovery. |
Theo Discovery, các nhà nghiên cứu Australia đã sử dụng kỹ thuật vi quang phổ để kiểm tra các tế bào võng mạc của 17 loài cá mập bị bắt tại vùng biển ngoài khơi nước này.
Nhóm nghiên cứu phát hiện thấy võng mạc của chúng chỉ chứa một loại tế bào nhận ánh sáng, được gọi là "hình que", cho phép chúng nhìn rõ vào ban đêm, nhưng khó phân biệt các màu sắc khác nhau. Các loài cá mập thiếu tế bào "hình nón", tế bào giúp chúng nhận diện ra các màu rõ nhất như ở con người.
Thực tế, trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học thấy, 10 loài trong số 17 loài cá mập được nghiên cứu không tìm thấy bất kỳ tế bào hình nón nào, chỉ 7 loài được các nhà khoa học tìm thấy có tế bào hình nón, nhưng chúng ở thể đơn sắc, nhạy cảm với bước sóng khoảng 530mm, có màu xanh. Điều này cho thấy cá mập chỉ có thể phân biệt sắc thái của màu xám, nhưng không phân biệt giữa các màu, một nhà nghiên cứu nói.
"Kết quả nghiên cứu này có thể là một gợi ý để tạo ra những con thuyền đánh cá hay những bộ đồ lặn có màu sắc ít gây chú ý, giúp ngăn ngừa các cuộc tấn công cá mập đối với con người", Tiến sỹ Nathan Scott Hart thuộc Đại học Western Australia, chủ nhiệm công trình nghiên cứu cho hay.
Những nghiên cứu khoa học trước đây cũng cho thấy, cá voi, cá heo và hải cẩu cũng không thể phân biệt các màu sắc, do những loài động vật sống ở dưới nước chủ yếu phân biệt đối tượng dựa vào cảm ứng và mức độ tương phản của đối tượng đó. Trong khi với các loài trên cạnh, khả năng nhận biết màu sắc đóng vai trò vô cùng quan trọng vì môi trường sống trên cạn phức tạp và có tính cạnh tranh cao hơn ở dưới nước.
Hương Thu - VnExpress
0 nhận xét:
Đăng nhận xét