người thầy
Bài mới cập nhật
Loading...
Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011

EBOOK Khẳng định chính mình

1.TÁC GIẢ: Lưu dung





2.NỘI DUNG:


HÃY CHIẾN THẮNG MỖI NGÀY!

Do hôm qua ngủ ít, nên hôm nay vừa mới ăn tối xong, con nói muốn đi ngủ trước, sau đó con sẽ thức dậy ôn bài để chuẩn bị cho kì thi ngày kia. Thế nhưng đến 21h khi ba gọi con dậy, con lại lấy khăn che kín đầu, phụng phà phụng phịu và nói:

“Chắc chắn sáng mai con sẽ dậy sớm học bài, dù sao mai cũng được nghỉ để ôn bài mà!”

Bà nội con cảm thấy hợp lý, liền tán thành, nhưng ba lại hỏi: “Sáng mai con định mấy giờ dậy?”

“Sáu giờ!”

“Vậy con thử tính xem, con ngủ tất cả bao nhiêu tiếng đồng hồ? Những mười một tiếng cơ đấy! Ngày kia phải thi những 3 môn, con có thể ngủ như vậy được sao? Còn nữa, con định ngày mai mấy giờ đi ngủ? Nếu con lại như thường lệ thức đến tận 2h sáng, thì tổng cộng sẽ là 20 tiếng mà vẫn đảm bảo hiệu quả cao hay sao? Đôi mắt phải đeo kính áp tròng liệu có chịu nổi không?”
Con tung chăn nghĩ một lúc rồi bật dậy.

Cái gì khiến con thay đổi suy nghĩ của mình? Chính là sự phân tích, phán đoán sau khi tỉnh táo!

Khi đang trong trạng thái mơ màng thì con không thể có được phán đoán chính xác. Thậm chí con sẽ thấy sáng hôm sau khi tỉnh dậy, sự quyết tâm ban đầu biến mất, có thể con sẽ tự nói với mình rằng: “Ôi dào! Kế hoạch này thật phiền quá, việc gì phải thế? Thôi! Để hôm khác hẵng hay!”

Rất nhiều dự định, kế hoạch đúng đắn đều bị hủy bỏ bằng cách đó! Rất nhiều cơ hội có thể làm thay đổi cả cuộc đời cũng bị bỏ qua như vậy!
Mới đây ba có đọc một bản tin về lĩnh vực y học.

Bản tin nói rằng, những nguời bị trầm cảm, nếu ngủ nhiều, bệnh sẽ càng nặng thêm. Nhưng ngược lại, nếu ngủ ít hoặc thậm chí cả đêm không ngủ thì bệnh tình sẽ thuyên giảm.

Bài viết đó không phân tích nguyên nhân, nhưng ba tin chắc rằng những nguời bị trầm cảm đó, nguyên nhân lớn nhất là họ không dám đối mặt với hiện thực, mà ngủ nhiều sẽ giúp họ rời xa hiện thực.

Người miền bắc Trung Quốc có một câu tục ngữ: “Ngon không quá sủi cảo, thoải mái không quá giấc ngủ!”. Ý câu tục ngữ đó là, của ngon vật lạ, không thứ gì vượt qua được bánh sủi cảo; điều thoải mái nhất cũng không thể hơn được giấc ngủ say nồng. Giấc mơ sẽ đưa chúng ta đến một thế giới khác, một thế giới mà hiện thực không thể đáp ứng được, không thể có được. Vì vậy giấc mơ có tác dụng làm giảm thần kinh căng thẳng.

Vấn đề là khi chúng ta dạo chơi một cách quá hư ảo trong giấc mộng, thì cơ thể ta vẫn đang ở thế giới này, hư cấu quá càng không hiện thực. Cũng chính vì vậy, khi chúng ta tỉnh dậy sau một giấc mơ đẹp, đấy chính là lúc ta cảm thấy đau khổ nhất, nhiều khi nó giống như việc lấy rượu giải sầu, khi tỉnh lại rồi thì càng đau khổ hơn.

Còn nhớ, ba đã từng dịch tác phẩm “Cuộc sống sau cái chết”. Trong “Lời tựa” có một câu như thế này: “Thực ra cái chết và giấc ngủ có gì khác nhau? Đều cùng khiến con nguời mất đi cảm giác với thế giới hiện thực! Điều khác nhau duy nhất là giấc ngủ còn có lúc tỉnh lại được, sự tỉnh lại này mới đáng yêu làm sao!”

Mỗi khi chợt tỉnh sau một giấc mơ đẹp, trở về với thế giới hiện thực gian khó, trong lòng vạn lần thống khổ, ba lại tự an ủi mình bằng câu nói trên.

Mỗi cá nhân cần phải học cách chấp nhận thất bại.

Hãy tận dụng thời gian thất bại đó để hít thở thật sâu, và tìm cách làm lại từ đầu!


Lưu Dung


(Trích: Hãy chiến thắng mỗi ngày)


3.DOWNLOAD:

Pass: sachdoanhtri

0 nhận xét:

Đăng nhận xét