người thầy
Bài mới cập nhật
Loading...
Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2010

6 lời khuyên chế ngự cơn “thèm ngọt”


(Dân trí) - Để mặc vừa bộ váy bạn mơ ước diện nó trong các buổi lễ tiệc, hãy đối diện với cơn “thèm ngọt”, thủ phạm khiến bạn tăng cân qua 6 lời khuyên sau:


1. Thay đổi “tận gốc” thói quen

Trong thời kì mang thai hay cho con bú, trẻ sẽ dần dần làm quen với vị ngọt từ dịch nước ối và sữa mẹ. Thói quen ăn ngọt cho trẻ cũng từ đó mà hình thành.

Vì thế, để thay đổi sở thích chuộng đồ ngọt của con mình sau này, người mẹ ngay từ khi mang thai nên hạn chế ăn ngọt như hãy chọn hoa quả thay cho bánh kẹo, nước lọc hay trà không bỏ đường thay vì uống nước ngọt…

2. “Kết thân” với thức ăn có chỉ số đường IG thấp

Để tránh những cơn thèm ngọt, bạn nên tận dụng những thức ăn có chỉ số đường thấp để duy trì ổn định nồng độ glucozo trong máu lâu hơn, chẳng hạn như trái cây (trừ chuối), rau xanh, sữa chua, hạnh nhân, hạt dẻ, hạt điều, các loại đậu (đậu nành, đậu trắng, đậu đỏ), sôcôla đen…

Ngược lại, cần giảm và tránh những thức ăn có chỉ số đường huyết cao như bánh kẹo, mứt, khoai tây, bánh mì trắng, gạo trắng…

3. “Lợi dụng” protein

Thịt, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa giúp bạn dễ dàng và nhanh chóng đạt tới cảm giác no miệng trong một thời gian dài. Lý tưởng nhất là tiêu thụ các nguồn protein trên vào bữa sáng và bữa trưa để tránh sự “quấy rầy” của bữa ăn phụ vào buổi chiều. Hơn thế nữa, protein cũng có chức năng “doping” cho não của bạn giống như gluxit.

4. Thông minh với đồ ngọt thân thiện

Cách chắc chắn nhất để không ních đồ ngọt căng bụng là “tống khứ” nó ra khỏi nhà bạn. Tuy nhiên, cơ thể bạn (nhất là bộ não) lại cần đường để hoạt động và sự nhịn đường bằng cách đó chỉ làm tăng ham muốn với đồ ngọt mà thôi.

Vấn đề ăn ngọt mà không tăng cân nằm chính trong danh sách mua sắm “thông minh” của bạn với những “đồ ngọt thân thiện” không chứa chất béo (chất béo làm bánh kẹo hay các đồ ngọt bị nhờn và chứa lượng calo gấp 10 lần). Một danh sách nhỏ các đồ ngọt “giữ phom” cho bạn là: socola đen, hoa quả tươi hoặc khô, sữa chua…

5. Kiểm soát cảm xúc

Đường có khả năng kích thích não bộ tiết hóc môn hạnh phúc - serotonie. Chính vì thế, khi bị stress trong công việc, có chuyện buồn hay sự “xuống cấp” tinh thần trong mùa đông, người ta thường tìm đến đồ ngọt để cân bằng cảm xúc.

Để tránh rơi vào hoàn cảnh này, hãy học cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực của bản thân. Một vài thói quen hay động tác đơn giản để bạn vượt qua nhu cầu giải tỏa tâm lý qua đồ ngọt là một bài tập hít thở sâu, luyện tập đều đặn một môn thể thao hoặc đơn giản là uống một cốc nước lọc thật to mỗi khi bạn sắp cáu kỉnh.

6. Không biến đồ ngọt thành kẻ thù

Đừng bao giờ bỏ bữa để mà sau đó não bộ phải phát tín hiệu cho cơ thể tăng gấp đôi sự tích trữ đồ ngọt với vài chiếc bánh qui bạn ngấu nghiến cầm hơi. Bên cạnh đó, thói quen nhai kẹo cao su “không đường” khi thèm ăn cũng không thực sự mang lại sự từ bỏ “đồ ngọt” như bạn tưởng. Sự thèm ngọt vẫn nằm nguyên và đến cuối ngày, bạn sẽ có xu hướng bù đắp sự thèm muốn đó bằng cách nạp vào cơ thể một lượng calori thừa.

Và đôi khi, nếu chẳng may lỡ chén quá nhiều đồ ngọt, bạn cũng đừng cảm thấy tội lỗi và tự trừng phạt mình bằng cách “tuyệt giao” với chúng sau đó, vì thực sự nguy cơ tái phạm và một vòng luẩn quẩn “ăn, tội lỗi, không ăn rồi lại ăn” sau đó sẽ rất cao. Quan trọng nhất là bạn biết cách cân bằng lượng đồ ngọt nạp vào cơ thể mà vẫn không nguy hại cho sức khỏe và không làm mất dáng.

Khiết Linh

Theo Topsante

0 nhận xét:

Đăng nhận xét