Mặc dù lập luận cho rằng nghe nhạc của Mozart có thể giúp tăng IQ của người nghe đã được khẳng định là không đúng nhưng ảnh hưởng của nhạc Mozart lên những quả chuối vẫn còn gây tranh cãi.
Hồi tháng 7, Toyoka Chuo Seika, một công ty hoa quả tại tỉnh Hyogo, đã bắt đầu bày bán tại các siêu thị một sản phẩm mới có tên gọi “Chuối Mozart”.
“Chuối Mozart” ban đầu là những quả chuối xanh thông thường được nhập khẩu từ Philippines. Sau khi tới Nhật, công ty Toyoka Chuo Seika đưa chuối vào phòng giấm, nơi những chiếc loa phát ra âm thanh của các bản nhạc như “String Quartet 17” và “Piano Concerto 5 in D major”, cùng các tác phẩm khác, liên tục khoảng 1 tuần trong quá trình chuối chín.
Quy trình này nghe có kẻ lạ lẫm, nhưng đó không phải là những quả chuối đầu tiên tại Nhật Bản “được nghe” các bản nhạc của nhà soạn nhạc nổi tiếng người Áo thế kỷ 18. Một công ty hoa quả tại tỉnh Miyazaki đã bắt đầu phương pháp đó cách đây 3 năm.
Trên thực tế, trong vài thập niên qua, một loạt các loại thực phẩm và đồ uống ở Nhật đã “được nghe” nhạc. Phải kể đến trong số đó là nước tương ở Kyoto, mì udon ở Tokyo, nước tương miso tại tỉnh Yamagata, nấm hương ở tỉnh Ishikawa, “Bánh mì Beethoven” ở Nagoya, tỉnh Aichi.
Câu hỏi đặt ra là: Liệu các nhà sản xuất có thực sự nghiêm túc về những ích lợi của âm nhạc cổ điển đối với thực phẩm và đồ uống?
Một công ty khác cũng sử dụng âm nhạc để gia tăng chất lượng là Ohara Shuzo, một hãng rượu sake ở tỉnh Fukushima. Giám đốc quản lý, bà Fumiko Ohara, cho biết công ty đã bắt đầu phương pháp này cách đây 20 năm, khi vị Chủ tịch Kosuke Ohara tình cờ đọc một cuốn sách nói về âm nhạc và rượu. Họ đã thử nghiệm với nhạc jazz, nhạc không lời của Mozart, Bach, và Beethoven cùng các nhà soạn nhạc khác.
“Chúng tôi phát hiện ra rằng các tác phẩm của Mozart là tốt nhất cho rượu sake và đó là lý do chúng tôi chỉ sử dụng âm nhạc của ông”, bà Ohara nói.
Trong khoảng từ 24-30 ngày, khi ở giai đoạn 2 của quá trình làm rượu, các bản nhạc của Mozart như "Symphony 41" và "Piano Concerto 20" sẽ được mở 1 tiếng vào buổi sáng và 1 tiếng vào buổi chiều khi rượu sake lên men. “Phương pháp này giúp rượu sake thơm và ngon hơn”, bà Ohara cho biết.
Rượu sake của công ty Ohara Shuzo có giá từ 1.000-5.000 yên. Từ khi cho ra đời loại rượu Mozart lần đầu tiên năm 1989, công ty đã tiêu thụ khá tốt, kể cả bán tại địa phương và đặt hàng qua thư từ.
Cho tới nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng âm nhạc của Mozart có ảnh hưởng tới thực phẩm và các loại đồ uống. Nhưng một giải thích đã tập trung vào các giả thuyết về “âm thanh 1/f” hay “âm thanh hồng”, một âm thanh nổi được cho là có tác dụng tích cực đối với con người. Các bản nhạc của Mozart nhiều những âm thanh như thế và đó là lý do tại sao liệu pháp âm nhạc thường có khuynh hướng sử dụng nhạc của ông. Tuy nhiên, ai có thể chứng minh được rằng âm nhạc có lợi cho con người cũng có lợi cho thực thẩm, đồ uống và cây cối?
Bà Harada bắt đầu nghĩ đến ý tưởng sử dụng nhạc Mozart 15 năm trước sau khi biết thông tin rằng bò sản sinh sữa tốt hơn sau khi nghe nhạc Mozart. (Một nông dân ở Tây Ban Nha khẳng định những con bò nghe nhạc Mozart sản sinh nhiều hơn từ 1-6 lít sữa so với những con bò khác. Một nông trại ở Aichi tên gọi Dairy Paradise cũng sử dụng phương pháp này để thúc đẩy sản lượng sữa).
Tại nông trường của bà Harada, những chiếc loa được lắp đặt tại toàn bộ 9 nhà kính trồng cà chua. Loa sẽ phát ra những bản nhạc em dịu của Mozart khoảng 10 tiếng mỗi ngày, từ tháng 10 năm trước tới tận tháng 5 năm sau.
“Điều quan trọng nhất là âm nhạc tạo ra môi trường thư giãn và thoải mái để chúng tôi làm việc trong các nhà kính và âm nhạc cũng có ảnh hưởng tốt đối với những quả cà chua”.
Bà Harada cho hay cà chua Star Drops ngon và ngọt hơn. Còn theo viện nghiên cứu Tokushima Kogyou Shikenjyo, cà chua Mozart có hàm lượng sắt và vitamin C nhiều gấp 3 lần cà chua thông thường. Hiện mỗi túi cà chua Star Drops 350 gram có giá 750 yên.
An Bình
Theo Japan Times
0 nhận xét:
Đăng nhận xét