người thầy
Bài mới cập nhật
Loading...
Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2010

Diệt trừ rùa tai đỏ ở hồ Gươm như thế nào

Trước thực tế rùa tai đỏ ngày càng xuất hiện nhiều ở hồ Gươm, đe dọa môi trường sống của các sinh vật bản địa, các nhà khoa học đề xuất nhiều biện pháp tiêu diệt giống sinh vật ngoại lai này. Rùa tai đỏ có thể sống từ 50-70 năm, sức tàn phá của loài rùa này theo đánh giá của các nhà khoa học còn kinh khủng hơn cả ốc bươu vàng, hay chuột hải ly. Nó ăn thịt các loài rùa khác, cạnh tranh thức ăn với sinh vật bản địa, phá vỡ cân bằng sinh thái. Đặc biệt, đây là loài chứa vi khuẩn gây bệnh thương hàn, nên Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) xếp loài này đứng đầu trong 100 loài xâm hại nguy hiểm nhất thế giới.

"Do đó, cần sớm tiêu lên phương án tiêu diệt tiêu diệt nhanh rùa tai đỏ, đừng để khi chúng gây ra thiệt hại lớn, lúc đó mới tiến hành xử lý thì đã quá muộn”, Tiến sĩ Nguyễn Đình Hòe thuộc Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nhấn mạnh.

Ảnh: Thế Hiếu
Rùa tai đỏ tại hồ Gươm. Ảnh: Thế Hiếu

Theo ông Nguyễn Văn Sáng, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, biện pháp lâu dài là cần tuyên truyền cho người dân biết tác hại của loài rùa tai đỏ, tránh tình trạng người dân mua bán, phóng sinh rùa vào ngày rằm, lễ Tết.

Hiện tại với số rùa tai đỏ dưới hồ Gươm, chỉ còn cách chờ chúng lên bờ, hoặc cành cây để bắt thu gom, như thế mới không ảnh hưởng đến cụ Rùa. Muốn làm điều này, cần kêu gọi người dân xung quanh khi nhìn thấy rùa tai đỏ thì bắt lại, ông Sáng đề xuất. Cơ quan quản lý nên đưa ra mức thưởng nếu người dân nào đó bắt rùa tai đỏ; cùng với đó là có cơ chế xử phạt với những hành vi bắt bỏ phóng sinh rùa tai đỏ.

“Không nên đưa hóa chất xuống hồ, cũng không nên câu, bởi có thể câu phải sinh vật khác, nhất là cụ Rùa. Tính mạng cụ đã từng bị đe dọa khi mắc phải lưỡi câu”, ông Sáng lưu ý.

Muốn triển khai tận gốc, cần siết chặt con đường nhập khẩu rùa tai đỏ vào Việt Nam, ngay cả bằng đường khách du lịch, theo ông Hòe.

Các cán bộ chương trình Bảo tồn Rùa châu Á cho rằng nên dùng vợt để vớt rùa tai đỏ lên, hoặc đặt bẫy câu dưới nước (bẫy đặt gần bờ), bởi dưới hồ Gươm không có nhiều sinh vật. Bẫy câu nhỏ sẽ không ảnh hưởng đến cụ Rùa vì kích thước cụ khá lớn.

“Từ năm 2004, tôi đã có đề xuất về việc phải diệt loài xâm hại nguy hiểm này trước khi chúng gây ra những tác hại lâu dài. Nhưng không ai quan tâm đến”, GS Hà Đình Đức cho biết.

Về vấn đề bảo vệ sinh vật ngoại lai, bà Hoàng Thanh Nhàn, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết hiện Bộ đang xây dựng và sẽ sớm trình Chính phủ Đề án Ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam đến năm 2015, đặt mục tiêu tiêu diệt 50% sinh vật ngoại lai.

Hương Thu - VnExpress

0 nhận xét:

Đăng nhận xét