Bản ngã đã không bắt giữ bạn, chính bạn đã bắt giữ bản ngã. Thế giới không bắt giữ bạn, chính bạn đã bắt giữ thế giới. Đau khổ không níu bám lấy bạn, chúng là chính sáng tạo riêng của bạn. Đau khổ không săn đuổi bạn, chúng không lấy quyết tâm nào để gây cho bạn rắc rối; chúng đến với bạn chỉ do lời mời của bạn.
Thông thường chúng ta không nghĩ theo cách này. Chúng ta nghĩ: Sao có những đau khổ này? Sao có những thống khổ trần gian này? Tại sao bản ngã này dằn vặt tôi? Làm sao được tự do với nó? Thường xuyên ý nghĩ này chạy bên trong chúng ta: Làm sao được tự do với nó? Lúc này lúc khác tất cả các bạn đã từng đương đầu với câu hỏi này - làm sao được tự do với nó?
Thực sự, không ai bắt giữ bạn. Ai quan tâm tới việc bắt giữ bạn? Thế gian này không quan tâm gì tới việc nắm giữ bạn đâu. Cái gì có thể là mục đích, điều thế gian này thành đạt được qua việc nắm giữ bạn? Không, không ai quan tâm tới việc nắm giữ bạn cả. Bạn đã nắm giữ bản thân mình. Nhưng có những ảo tưởng cho bạn ý tưởng rằng bạn bị người khác nắm giữ.
Ảo tưởng lớn nhất là ở chỗ bạn nghĩ bản thân mình giá trị đến mức toàn thế giới đều quan tâm tới việc bắt giữ bạn. Đây là tính chất bản ngã cảm thấy rằng mọi khổ đều đang đổ dồn về mỗi bạn; rằng biết bao nhiêu khổ chú ý thế tới bạn; rằng mọi địa ngục đều được tạo ra cho bạn - chúng tất cả chỉ dành cho bạn, và bạn ngồi ở trung tâm! Dường như toàn bộ bố trí vũ trụ này vận hành vì bạn.
Ngay khi đứa trẻ con người được sinh ra, nhiều biến cố bi kịch đã xảy ra bên cạnh. Chúng là cần thiết, đó là lí do tại sao chúng xảy ra. Đứa trẻ con người được sinh ra là kẻ không tự lo liệu được nhất trong tất cả các con vật trong thế giới này. Con của loài vật khác được sinh ra dều tự lo liệu được cho chúng. Con của các loài vật khác đều có thể bước đi, chạy và có thể bắt đầu đi tìm thức ăn ngay khi chúng được sinh ra, nhưng con của con người sẽ cần hai mươi nhăm năm sau khi sinh mới sẵn sàng đi tìm thức ăn riêng. Những hai mươi nhăm năm!
Bởi vì đứa trẻ không tự lo liệu được, bố mẹ phải chú ý nhiều tới nó. Bởi vì chú ý này đứa trẻ cảm thấy, “mình là trung tâm của thế giới, toàn thế giới xoay quanh mình.” Đứa trẻ khóc một chút và mẹ nó chạy tới. Đứa trẻ hơi ốm và bố nó lập tức chăm sóc cùng với bác sĩ. Đứa nhỏ biết rằng mọi thứ đều chuyển động với mệnh lệnh chút xíu của nó. Hơi chút tiếng động, hơi kêu khóc, hơi tỏ ra trục trặc là đã lôi kéo cả nhà vào phục vụ nó. Và với đứa trẻ, gia đình là cả thế giới; nó không biết thế giới khác. Cho nên một ảo tưởng tự nhiên được tạo ra trong tâm trí của đứa trẻ rằng, “mình là trung tâm của thế giới, mọi thu xếp đều chỉ là cho mình; mọi thứ đang xảy ra chỉ là cho mình, mọi người đều quan tâm tới mình.”
Ảo tưởng này lắng sâu trong chúng ta, và thế thì với phần còn lại cuộc mình chúng ta cứ sống với giả định rằng chúng ta là trung tâm. Điều này đưa đến đau đớn cực kì lớn; đó là lí do tại sao bản ngã tổn thương - bởi vì điều đó không đúng, bạn không là trung tâm của thế giới. Thế giới diễn ra rất hạnh phúc không có bạn. Nó không gặp chướng ngại chút nào bởi vì sự vắng mặt của bạn. Nhưng ở đâu đó, trong một góc nào đó của tâm trí bạn, bạn vẫn cứ cảm thấy, “mình là trung tâm.” Và bạn bao giờ cũng chờ đợi cho thế giới chấp nhận rằng bạn là trung tâm. Đây chính là tìm kiếm của bản ngã.
Điều này là không tránh khỏi; việc tạo ra bản ngã ngay từ lúc sinh của đứa trẻ là điều không tránh khỏi. Đây là điều xấu không tránh khỏi. Nhưng bị mắc kẹt ở đó và không đi tiếp sẽ phá huỷ toàn thể cuộc đời chúng ta, bởi vì thế thì chúng ta vẫn còn bị tước đoạt việc biết thực thể đang ẩn kín bên trong chúng ta. Chúng ta sẽ có khả năng biết được nó chỉ khi chúng ta vứt bỏ bản ngã của mình. Tại sao?
Tại sao trong tôn giáo có nhấn mạnh nhiều đến thế vào việc vứt bỏ bản ngã? Nhấn mạnh là bởi vì người cảm thấy rằng mình là trung tâm của thế giới vẫn còn bị tước đoạt việc biết về trung tâm riêng của mình. Người đó sống với việc tin vào một trung tâm giả là trung tâm của mình. Người tin rằng mình là trung tâm trong con mắt của người khác không bao giờ bận tâm tới việc tìm kiếm xem liệu người đó thực ra có bất kì trung tâm nào của riêng mình không, và do vậy một trung tâm giả được sinh ra. Trung tâm giả này phụ thuộc vào người khác, và do đó người ta chỉ thu được bất hạnh từ bản ngã.
Tại sao trong tôn giáo có nhấn mạnh nhiều đến thế vào việc vứt bỏ bản ngã? Nhấn mạnh là bởi vì người cảm thấy rằng mình là trung tâm của thế giới vẫn còn bị tước đoạt việc biết về trung tâm riêng của mình. Người đó sống với việc tin vào một trung tâm giả là trung tâm của mình. Người tin rằng mình là trung tâm trong con mắt của người khác không bao giờ bận tâm tới việc tìm kiếm xem liệu người đó thực ra có bất kì trung tâm nào của riêng mình không, và do vậy một trung tâm giả được sinh ra. Trung tâm giả này phụ thuộc vào người khác, và do đó người ta chỉ thu được bất hạnh từ bản ngã.
Khi ai đó nói, “Bạn là người tốt,” ai đó đang làm tăng cường bản ngã của bạn. Ngày mai nếu người đó nói, “Không, điều ấy là sai lầm, bạn không phải là người tốt,” thế thì người đó vừa rút đi viên gạch đã cho bản ngã bạn mượn mà bạn xây dựng lâu đài từ viên gạch đó; thế thì nó đi tới bờ sụp đổ.
Bản ngã được tạo ra qua mắt kẻ khác, qua ý tưởng của người khác; bản ngã là phụ thuộc vào người khác. Và nhớ lấy, bất kì cái gì phụ thuộc vào người khác đều không thể là trung tâm của bạn được. Cho nên chúng ta lo lắng quá nhiều về ai nói gì, ai nói điều tốt về chúng ta và ai nói điều xấu về chúng ta.
Bản ngã chúng ta phụ thuộc vào điều người khác nói. Mọi người xung quanh chúng ta hoặc đóng góp cho bản ngã của chúng ta hoặc họ lấy đi cái gì đó từ nó. Đây là lí do tại sao toàn bộ thời gian chúng ta chỉ bận tâm tới điều mọi người nói hay nghĩ về chúng ta. Đấy là vốn của chúng ta. Thu thập ý kiến người khác đóng góp cho tự hào của ta - nhưng cái gì là tính tin cậy trong ý kiến người khác? Ý kiến của họ là trong tay họ. Hôm nay họ có thể nghiêng về thiện cảm với chúng ta, ngày mai họ có thể không. Hôm nay họ có thể có ý kiến tốt về chúng ta, ngày mai họ lại có thể có ý kiến xấu - và họ có động cơ riêng của họ.
Bạn đã tạo ra một trung tâm giả, và nếu bạn đã coi bản thân mình là trung tâm này, thế thì làm sao bạn đi tìm trung tâm thực của mình? Bạn đã coi là đương nhiên rằng đây là trung tâm thực.
Cái gì là hình ảnh của bạn trong con mắt riêng của mình? Nó là hình ảnh được tạo ra bởi người khác. Chính người khác đã tạo ra nó - ai đó đã cho nó màu sắc, ai đó đã vẽ mắt của bạn, ai đó đã vẽ chân, và đó là tất cả những cái gì bạn là. Nhưng đây chỉ là hình ảnh trên giấy, một cơn mưa rào nhỏ sẽ xoá sạch mọi màu sắc của nó. Nhưng tình huống này sinh ra từ cái không tránh khỏi của cuộc sống.
Chúng ta cũng cứ bám vào cái trung tâm giả này bởi vì chúng ta không thấy bất kì cái gì khác có thể được giữ để đỡ cho chúng ta. Chúng ta đi dựa trên hỗ trợ của nó và giữ chặt để nó không tuột khỏi bám giữ của chúng ta. Điều này đem đến khổ sở bởi vì nó không phải là trung tâm thực.
Tình huống này của chúng ta tựa như một người được sinh ra với một kho báu, nhưng nghĩ lầm là kho báu bị chôn vùi trong mương và cứ thế mà đào bới tìm kiếm nó một cách không kết quả. Trung tâm thực của chúng ta là hoàng đế; linh hồn của chúng ta là phúc lạc cực kì và là kho báu. Nhưng cái trung tâm giả này là con mương giả, dù chúng ta có đào bao nhiêu đi chăng nữa, chúng ta cũng không tìm thấy kho báu ở đâu cả. Đào bới ở đó chúng ta không bao giờ đạt tới tự tính của mình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét