Một khi đứa trẻ biết tới mùi vị của tự do, nó sẽ không bao giờ trở thành bộ phận của bất kì xã hội nào bất kì nhà thờ nào, bất kì câu lạc bộ nào, bất kì đảng phái chính trị nào. Nó sẽ vẫn còn là một cá nhân, nó sẽ vẫn còn tự do và nó sẽ tạo ra nhịp đập của tự do quanh nó. Chính bản thể nó sẽ trở thành cánh cửa tới tự do.
Đứa trẻ không được phép nếm trải tự do. Nếu đứa trẻ hỏi mẹ, "Mẹ ơi, con ra ngoài chơi nhé? Mặt trời đẹp mà không khí rất mát mẻ và con muốn chạy quanh khu nhà," ngay lập tức - một cách ám ảnh, một cách cưỡng bách - người mẹ nói, "Không!" Đứa trẻ đã không đòi hỏi nhiều. Nó chỉ muốn đi ra ngoài dưới mặt trời buổi sáng, đi vào không khí trong lành, nó muốn tận hưởng ánh mặt trời và không khí và cây cối - nó đã không đòi hỏi cái gì cả! - nhưng từ sự cưỡng bức sâu nào đó người mẹ nói không. Rất khó nghe người mẹ nói có, rất khó nghe người cha nói có. Cho dù họ nói có, họ nói điều đó rất miễn cưỡng. Cho dù họ nói có, họ làm cho đứa trẻ cảm thấy rằng nó phạm tội, rằng nó đang ép buộc họ, rằng nó đang làm điều gì đó sai.
Bất kì khi nào đứa trẻ cảm thấy hạnh phúc, bất kì cái gì nó làm, người này người nọ nhất định tới và dừng nó lại - "Đừng làm điều này!" Dần dần đứa trẻ hiểu ra "Bất kì cái gì mình cảm thấy hạnh phúc đều sai." Và tất nhiên nó không bao giờ cảm thấy hạnh phúc khi làm điều người khác bảo nó làm, bởi vì đó không phải là thôi thúc tự nhiên trong nó. Cho nên nó đi tới biết rằng khổ sở là đúng, hạnh phúc là sai. Điều đó trở thành mối liên hệ sâu xa.
Nếu nó muốn mở đồng hồ và nhìn vào bên trong, cả gia đình nhảy lên nó: "Dừng lại! Con sẽ phá hỏng chiếc đồng hồ đó. Điều này là không tốt." Nó chỉ muốn nhìn vào trong đồng hồ; đó là tính tò mò khoa học. Nó muốn xem cái gì làm nên tiếng tích tắc. Điều đó hoàn toàn được chứ. Và đồng hồ không giá trị bằng tính tò mò của nó đâu, không bằng tâm trí truy tìm của nó đâu. Đồng hồ là vô giá trị - cho dù đồng hồ có bị phá hỏng thì cũng chẳng cái gì bị phá huỷ cả - nhưng một khi tâm trí truy tìm bị phá huỷ thì nhiều điều bị phá huỷ; thế thì nó sẽ không bao giờ truy tìm chân lí.
Hay đó là buổi đêm đẹp và bầu trời đầy sao và đứa trẻ muốn ngồi ngoài trời, nhưng đó là giờ đi ngủ. Nó không cảm thấy buồn ngủ chút nào; nó còn đang thức, rất, rất tỉnh. Đứa trẻ phân vân. Buổi sáng khi nó còn đang cảm thấy buồn ngủ, mọi người thúc nó: "Dậy đi!" Khi nó đang tận hưởng giấc ngủ, khi nằm trên giường đang còn sướng, khi nó muốn trở mình và ngủ thêm chút nữa và mơ thêm chút nữa, thì mọi người cứ làm ngược lại nó: "Dậy đi! Đến giờ dậy rồi!" Bây giờ nó đang rất tỉnh và nó đang thích nhìn sao. Điều đó rất thơ ca, khoảnh khắc này, rất lãng mạn. Nó cảm thấy xúc động. Làm sao nó có thể đi ngủ trong trạng thái đó được? Nó còn đang kích động thế, nó muốn ca hát và nhảy múa, và họ lại buộc nó đi ngủ: "Chín giờ rồi. Đây là giờ đi ngủ." Bây giờ, nó đang sung sướng được thức nhưng nó bị buộc phải đi ngủ.
Khi nó đang chơi nó bị buộc phải tới bàn ăn. Nó không đói. Khi nó đói, mẹ nó nói, "Chưa phải giờ ăn." Theo cách này chúng ta cứ phá huỷ mọi khả năng của cực lạc, mọi khả năng của hạnh phúc, vui vẻ, hân hoan. Điều đứa trẻ cảm thấy hạnh phúc tự phát thì dường như sai, còn điều nó không cảm thấy quan tâm chút nào lại dường như đúng.
Ở trường một con chim bỗng nhiên bắt đầu hót bên ngoài lớp học, và đứa trẻ dồn tất cả sự chú ý tới con chim đó, tất nhiên rồi - không dồn vào toán học mà thầy đang đứng đó trên bảng với mẩu phấn xấu xí. Nhưng thầy lại có quyền thế hơn, quyền thế về chính trị hơn con chim. Chắc chắn con chim chẳng có quyền gì cả, nhưng nó có cái đẹp. Con chim hấp dẫn đứa trẻ mà chẳng nhồi nhét vào đầu nó, "Chú ý! Tập trung vào tôi!" Không - đơn giản, tự phát, tự nhiên, tâm thức của đứa trẻ bắt đầu tuôn chảy ra cửa sổ. Nó đi tới con chim. Trái tim nó ở đó, nhưng nó phải nhìn lên bảng đen. Chẳng có gì để nhìn, nhưng nó phải giả vờ.
Hạnh phúc là sai. Bất kì khi nào có hạnh phúc đứa trẻ bắt đầu trở nên sợ cái gì đó sẽ bị sai. Nếu đứa trẻ đang chơi với thân thể riêng của nó, điều đó là sai. Nếu đứa trẻ đang chơi với cơ quan dục riêng của nó - thực sự nó khám phá chứ nó đâu có biết dục là gì, điều đó là sai. Và đó là một trong những khoảnh khắc cực lạc nhất trong đời đứa trẻ. Nó tận hưởng thân thể nó; điều đó làm xúc động. Nhưng tất cả xúc động đều phải bị cắt bỏ, mọi vui vẻ phải bị phá huỷ. Điều đó là loạn thần kinh, nhưng xã hội lại loạn thần kinh.
Cùng điều đó đã được làm cho cha mẹ bởi cha mẹ họ; họ làm cùng điều đó cho con cái họ. Theo cách này thế hệ nọ cứ phá huỷ thế hệ kia. Theo cách này chúng ta truyền chứng thần kinh của mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Toàn trái đất đã trở thành nhà thương điên. Không ai dường như biết cực lạc là gì. Nó bị mất đi. Rào chắn tiếp rào chắn đã được tạo ra. …!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét