người thầy
Bài mới cập nhật
Loading...
Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

AUDIOBOOK Sự Sụp Đổ Của Đồng Đô-La - Và Phương Pháp Kiếm Lợi Nhuận Từ Nó

1.TÁC GIẢ:  James Turk, John Robino







2.NỘI DUNG:

Sự sụp đổ của đồng Đô-la và phương pháp tìm kiếm lợi nhuận từ Nó là một cuốn sách không thể bỏ qua của mọi người và mọi nhà đầu tư.

Trong cuốn sách này, James Turk và John Rubino sẽ chỉ cho các nhà đầu tư cách duy trí và làm tăng giá trị tài sản cho mình bằng việc đầu tư vào tiền vàng, cổ phiếu công ty khai thác vàng, và các loại tiền điện tử dựa trên vàng. Hai bậc thầy
tài chính này còn phác họa lợi nhuận tiềm năng cũng như rủi ro đi kèm; cách đưa vàng vào danh mục đầu tư tài chính; và chỉ ra những mặt lợi và bất lợi của việc mua cổ phiếu từ những quỹ đầu tư vào cổ phiếu công ty khai thác vàng.
Sự mất giá của đồng Đô-la đã làm tổn hại cho hàng triệu người Mỹ: giá trị thực sự của thu nhập cố định đã giảm; thị trường cổ phiếu một lần nữa lại được đánh giá quá cao so với thực tế; và trái phiếu – vốn gắn với đồng đô-la ngày càng mất giá đang đi đến một kết cục tồi tệ. Được viết với phong cách rõ ràng và hết sức thực tiễn, cuốn Sự sụp đổ của đồng đô-la và cách tìm kiếm lợi nhuận từ nó sẽ giúp độc giả thấy được vì sao đầu tư vàng lúc này là cách an toàn nhất để đạt được sự thịnh vượng trong tương lai.
James Turk, chuyên gia phân tích vàng hàng đầu kiêm nhà sáng lập của GoldMoney.com và john Robino, biên tập của trang web DollarCollapse.com, sẽ giới thiệu các chiến thuật đầu tư vào tiền vàng, cổ phiếu vàng, các loại tiền điện tử tính theo vàng và những tài sản giá trị khác nhằm tạo ra một danh mục đầu tư có lãi.

Sự sụp đổ của đồng đô-la: Làm giàu nhờ đầu tư vào VÀNG và các tài sản có giá trị khác

Cuốn sách này, đúng như tên gọi của nó, sẽ mô tả những thay đổi to lớn của hệ thống tài chính toàn cầu và cả cuộc sống của những con người bình thường nữa. Bởi chúng tôi đang trình bày những vấn đề mà bạn chưa từng được nghe trong các bản tin buổi tối hoặc chưa từng đọc trong các tờ nhật báo, ít nhất là vào thời điểm chúng tôi viết cuốn sách này, tức cuối năm 2007. Vì thế chúng tôi luôn chờ đợi để được nghe một câu hỏi rất tự nhiên, rất hợp lý: “Nếu những thứ đáng tuyệt vọng này lại rõ ràng như những gì các ông đang nói thì tại sao không một nhà kinh tế học Harvard hay một cố vấn tổng thống nào nhận ra?”


Có nhiều cuốn sách trở nên lỗi thời ngay tại thời điểm phát hành. Đó chính là điều khiến chúng tôi đắn đo khi bắt tay vào viết cuốn sách này năm 2004: Không phải những điều chúng tôi viết là không đúng mà vì các sự kiện thay đổi quá nhanh khiến độc giả không kịp chuẩn bị để đối phó với hàng loạt vấn đề xảy đến cùng một lúc. Giờ đây ngẫm lại, chúng tôi thấy lẽ ra mình không nên lo lắng như thế. Thực tế cho thấy đồng đô-la Mỹ đang trượt giá trong khi giá vàng ngày càng tăng, và những nhà đầu tư nào làm theo các lời khuyên được trình bày trong cuốn sách này đã gặt hái được nhiều thành tựu. Thế nhưng, cuộc khủng hoảng tiền tệ toàn cầu diễn ra chậm rãi hơn so với những gì dự đoán trước đó, điều này cho phép độc giả có nhiều thời gian chuẩn bị để đón đầu một trong những cuộc cải tổ kinh tế lớn nhất của thời đại ngày nay: sự chấm dứt của kỷ nguyên tiền pháp định (fiat currency).


Hầu hết những luận điểm mà chúng tôi đưa ra cách đây hai năm không những vẫn còn nguyên giá trị mà càng trở nên hữu ích hơn. Hầu như tất cả các xu hướng dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính bi tráng này đều tiếp diễn, khiến cho sự mất cân đối toàn cầu vốn đã lớn, càng trở nên khủng khiếp hơn. Lấy ví dụ về tình trạng nợ nần chống chất của nước Mỹ, ấn bản 2004 của cuốn sách này đã minh họa điều đó bằng một biểu đổ ở trang sau. Xin lưu ý, mãi đến thập niên 1980, tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng nợ của Mỹ luôn song hành, điều này có nghĩa là tăng trưởng kinh tế luôn đi kèm với những khoản nợ mới. Khi đó, nước Mỹ là một xã hội hoạt động năng suất và chi tiêu trong phạm vi những gì nó có thể làm ra. Nhưng từ thập niên 1980, nước Mỹ cần đến những khoản nợ ngày càng lớn hơn để tạo ra tài sản mới, và đến năm 2003, biểu đồ đã trở thành bức tranh mô tả hình ảnh một người leo lên vách núi, nhằm ám chỉ tình hình chi tiêu vượt quá khả năng và vay mượn để bù đắp cho các khoản thiếu hụt đó.


Trong ba năm tiếp theo, thay vì nhận biết những rủi ro này và có biện pháp khắc phục, nước Mỹ lại tiếp tục vay mượn nhiều hơn bao giờ hết. Mặc dù biểu đồ sau đã được cập nhật và thoạt nhìn cũng ít nhiều giống với biểu đồ trước, nhưng hãy chú ý là các tỷ lệ đã thay đổi. Tỷ lệ nợ bình quân của một người Mỹ đã tăng từ mức chưa từng có tiền lệ là 130.000 đô-la lên mức hoàn toàn không thể kiểm soát được là 150.000 đô-la, tức 600.000 đô-la cho một gia đình bốn người. Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở hầu như mọi xu hướng khác nếu chúng tôi quay ngược lại so sánh với năm 2004. Thâm hụt thương mại ngày càng lớn, nguồn cung tiền phát triển ngày càng nhanh, tỷ trọng hàng ngoại nhập tăng hơn hai lần và chi phí cho cuộc chiến tranh Iraq cũng như cho các cam kết với nước ngoài đang leo thang. Giờ đây, cả thế giới đều thấy được điều gì đang diễn ra. Năm 2006, bong bóng nhà đất vỡ tung. Năm 2007, thị trường nợ chứng khoán hóa (securitized debt market) cũng nổ tung. Và khi điều này được viết ra vào tháng 11/2004 thì giá trị của đồng đô-la đã giảm đến mức thấp kỷ lục so với hầu hết các đồng tiền khác, trong khi vàng, một loại tiền mà các máy in tiền của chính phủ không thể tạo ra được, lại đang trải qua giai đoạn tăng trưởng cao nhất kể từ năm 1980.


Trước tình hình đó, các đối tác thương mại của Mỹ chủ động tìm kiếm cách “đa dạng hóa” nguồn dự trữ ngoại hối của mình chứ không chỉ có đồng đô-la như trước đây. Nói tóm lại, kịch bản đã được dựng sẵn, không chỉ cho sự suy giảm tiếp theo của đồng đô-la mà cho cả sự sụp đổ của đồng tiền này. Điều đó có nghĩa là sự xáo trộn cũng như các cơ hội kiếm lời trong những năm qua chỉ là bước khởi đầu cho những gì sắp xảy đến. Tuy nhiên, không phải chỉ có đồng đô-la sắp trở thành phế liệu. Vấn đề thực sự không nằm ở khả năng quản lý yếu kém của nền kinh tế Mỹ mà là cả một hệ thống quan điểm về tiền pháp định. Đơn cử một ví dụ, nếu như các chính trị gia có quyền in tiền để mua các lá phiếu, họ sẵn sàng làm thế. Chính việc thiếu nghiêm khắc trong quản lý tiền tệ đã dẫn đến tình trạng lạm cung tiền, làm cho giá trị của đồng tiền liên tục giảm sút cho đến khi không còn người dân nào hy vọng về nó nữa. Trong quá khứ, điều này chỉ xảy đến với từng quốc gia riêng lẻ nhưng ngày nay, nó đang diễn ra ở khắp mọi nơi mà nạn nhân đầu tiên phải kể đến chính là đồng tiền đang thống thị thế giới, đồng đô-la. Và kết quả tất yếu là trong vài năm tiếp theo, cả thế giới sẽ phát hiện ra rằng các loại tiền pháp định, tức là tiền do chính phủ phát hành và quản lý mà không có cơ sở bảo chứng đầy đủ, là một sai lầm, và sẽ đồng loạt từ bỏ chúng. Vì thế, chúng ta vẫn còn cơ hội kiếm lời từ cuộc khủng hoảng tiền tệ sắp tới. Trên thực tế, hành trình này chỉ mới bắt đầu. Đôi nét về cuốn sách: Khi cuốn sách này được cập nhật vào tháng 11 năm 2007 thì các thị trường tài chính đang bị kìm hãm bởi một cuộc khủng hoảng tín dụng mà khởi đầu là sự sụp đổ của thị trường cho vay thế chấp của Mỹ và đang lan rộng đến hầu hết mọi ngóc ngách của nền kinh tế toàn cầu. Tài chính cấu trúc lớn/nhóm các nhà đầu cơ vay nợ thống lĩnh giới tài chính đã phát hiện ra rằng trái phiếu bảo chứng và các tài sản hiếm khác phụ thuộc vào nợ vay thế chấp (mortgage debt), vào khả năng thanh toán của ngân hàng hay tính ổn định của tỷ giá hối đoái hiện đang có giá thấp hơn rất nhiều so với dự đoán ban đầu. Còn những tổ chức nào đứng ra kinh doanh vay nợ để mua các loại tài sản ấy đã bắt đầu hứng chịu hậu quả. Các khoản thua lỗ khổng lồ trên thị trường cho vay thế chấp và những tài sản gá nợ khác mà các ngân hàng và tổ chức khác đã báo cáo trong những tháng gần đây chính là điềm báo cho những khó khăn còn tồi tệ hơn ở phía trước. Nhìn chung, đối với những gì sắp xảy đến, người ta không thể nói chi tiết mà chỉ có thể dự đoán một cách tổng quát (rằng đồng đô-la và hầu hết các loại tiền pháp định khác sẽ rớt giá thê thảm), chúng tôi muốn xem cuốn sách này như một công cụ phân tích tổng quát chủ yếu dựa trên phiên bản gốc của nó, chỉ thay đổi một vài số liệu của năm 2003 bằng các số liệu mới hơn của năm 2006, 2007. Nếu bạn muốn tiếp tục theo dõi tin tức thời sự với đầy đủ tên gọi, ngày tháng và phân tích về cuộc khủng hoảng tài chính này, hãy vào trang web của chúng tôi: www.goldmoney.com và www.dollarcollapse.com.


Trong quá trình thực hiện cuốn sách này, chúng tôi đã đưa ra một vài lựa chọn cần được giải thích. Để biết giá vàng và đô-la sẽ đi đâu, chúng ta cần nắm được quá trình biến động của chúng, vì thế chúng tôi đã trình bày một vài điểm quan trọng trong lịch sử tiền tệ. Tuy nhiên, đánh giá một chủ đề rộng lớn như thế không phải là mục đích của cuốn sách này. Có nhiều vấn đề được nhắc đến nhưng không được giải thích cặn kẽ (chẳng hạn như chúng tôi sẽ không giải thích về tình trạng hỗn loạn tiền tệ sau Cách mạng Pháp). Tuy nhiên, để giúp độc giả nghiên cứu thêm, chúng tôi đã dành ra chương 22 với tên gọi “Thông tin hữu ích” để liệt kê tên một số các tác phẩm lớn trong lĩnh vực này. Về một số khía cạnh hiện tại của đồng đô-la và vàng, chúng tôi có chút đối lập về quan điểm vì James không chỉ là tác giả cuốn sách này mà còn là người tham dự. Cho nên trong những chương liên quan, chúng tôi sẽ thay thế cách xưng hô “chúng tôi” bằng “James”, xem đó như một người thứ ba. Trong quá trình tổng hợp bối cảnh đồng đô-la sụp đổ, chúng tôi thỉnh thoảng gặp phải những vấn đề và dù không thật sự cần thiết cho nội dung cuốn sách này và hơi có tính chuyên môn nhưng chúng giúp hiểu rõ hơn hiện trạng của sự việc. Vì thế, chúng tôi sẽ trình bày một số chủ đề như thế dưới dạng cột/khung phụ. Và có hai vần đề dù ít được sử dụng đến nhưng chúng tôi nghĩ cũng nên trình bày. Đó là: Tỉ giá hối đoái của vàng.Thông thường, khi vàng được nhắc đến trên các cổng thông tin tài chính, người ta thường đề cập đến “giá” của nó. Việc làm này không đúng bởi vàng không phải là hàng hóa thông thường như dầu hay trứng. Vàng chính là tiền. Tục ngữ Trung Hoa có câu "trí khôn bắt đầu bằng việc gọi sự vật đúng với tên gọi của nó." Chúng ta không bao giờ nói về “giá” của đồng yên hay đồng euro mà thay vào đó, chúng ta thảo luận về tỉ giá hối đoái của chúng, cho nên trong cuốn sách này, chúng tôi cũng làm như thế đối với vàng, ví dụ “Tỷ giá hối đoái của vàng ngày 31/12 là $410 một ounce.” Ounce hay là gram. Ở Mỹ, troy ounce là đơn vị đo lường phổ biến nhất của vàng.


Tuy nhiên, quy ước này là một sự kế thừa lịch sử của Đế chế Anh, một đế chế mà bản thân vàng và tiêu chuẩn vàng đóng vai trò trung tâm. Sử gia người Anh, Niall Ferguson nhận xét: “Đế chế Anh đã chấm dứt từ lâu, chỉ có những thứ linh tinh vô giá trị là vẫn còn tồn tại.” Và chúng tôi tin rằng, một trong những thứ linh tinh vô giá trị đó chính là thói quen của người Mỹ khi quy trọng lượng vàng về đơn vị troy ounce. Ngày nay, gần như toàn thế giới và kể cả Vương quốc Anh đều sử dụng hệ thống đo lường mét và theo đó, trọng lượng vàng được tính theo đơn vị gram, 1 gram bằng khoảng 1/31 troy ounce (chính xác là 1 ounce bằng 31.1034 gram). Vì thế, một mặt, chúng tôi giữ lại cách ghi theo đơn vị troy ounce để tránh sự nhầm lẫn, mặt khác, chúng tôi cũng quy ra đơn vị đo lường tương đương là “gram vàng” (gold gram: gg), ví dụ như “400 đô-la/oz. (12,86 đô-la/gram vàng).” .







3.DOWNLOAD:


Click here

Pass: sachdoanhtri


Note: Đọc trước khi down

0 nhận xét:

Đăng nhận xét