Các nhà quản lý của Microsoft có lẽ không nên mang iPhone vào trong các cuộc họp kinh doanh. Nhân viên của Ford không nên cùng nhau đi làm bằng xe BMW. Như một quy luật, các công ty có thương hiệu mạnh và văn hóa cạnh tranh mong đợi lòng trung thành với thương hiệu từ nhân viên và đối tác của mình.
Tiếp tục nhé, nhân viên của hãng Coca-Cola rất có thể không nên uống Pepsi vào bữa trưa. Nhân viên của Nike không nên đi dạo quanh Merrells, và nhân viên của Proctoid không thể để giấy vệ sinh Scott trong phòng tắm của họ.
Như một quy luật, các công ty có thương hiệu mạnh và văn hóa cạnh tranh mong đợi lòng trung thành với thương hiệu từ nhân viên và đối tác của mình. Khi vẫn còn là một doanh nghiệp kinh doanh máy tính cá nhân, IBM không thích các nhân viên tư vấn ra ngoài công ty sử dụng Dells. Trước khi các doanh nghiệp ô tô Mỹ (trừ Ford) phá sản, những nhân viên bán hàng tận nhà đủ thông minh để không lái một chiếc xe Toyota đến khu vực khách hàng đi xe Chrysler.
Khi cơ hội việc làm ngày càng ít và sự phục hồi kinh tế chậm, sự chuyển đổi mang tính tổ chức sâu sắc ngày càng quan trọng. "Trung thành với thương hiệu" chuyển thành "Sống với thương hiệu". Các giá trị thương hiệu được coi là yếu tố phân biệt mang tính cạnh tranh cốt lõi. Khi tính trung thực, trách nhiệm giải trình và trách nhiệm xã hội ngày càng được tôn vinh là đạo đức thiết yếu của doanh nghiệp, các công ty ngày càng thúc đẩy nhân viên của mình phải sống, chứ không chỉ sử dụng thương hiệu của mình. Đường phân cách giữa nơi làm việc và lối sống ngày càng mờ nhạt.
Cũng dễ tưởng tượng ra các tình huống và hoàn cảnh trong đó các nhân viên, gia đình họ và toàn bộ hệ thống sinh thái doanh nghiệp được kêu gọi thể hiện các giá trị thương hiệu. Ví dụ, Wal-Mart đang nỗ lực hết mình để hướng tới sự bền vững. Công ty đang phát triển một "chỉ số bền vững" và nỗ lực không ngừng để giảm không chỉ lượng carbon của công ty, mà cả lượng carbon của các nhà cung cấp trên toàn thế giới.
Các nhà cung cấp cũng coi những nỗ lực của Wal-Mart vô cùng nghiêm túc. Sẽ ra sao nếu các nhà cung cấp chính tuyên bố rằng không những họ sẽ giảm lượng carbon của mình mà còn cả lượng carbon của nhân viên? Nếu một công ty lấy sự bền vững làm trọng tâm, tại sao họ không thể yêu cầu nhân viên của mình cũng phải bảo vệ môi trường như công ty họ đang cống hiến?
Wal-Mart là công ty tư nhân lớn nhất Mỹ. Nếu công ty khăng khăng rằng tất cả các nhân viên và nhà thầu của họ sử dụng bóng đèn tiết kiệm năng lượng CFL thì liệu điều đó có phải là một sự ép buộc quá đáng không? Hoặc liệu điều đó có đại diện cho việc Wal-Mart đang thúc đẩy nhân viên của mình sống vì các giá trị thương hiệu công ty hay không?
Tại sao Siemens, Toshiba hoặc GE không đưa lượng carbon vào quá trình đánh giá nhân viên hoặc thăng tiến? Tại sao các doanh nghiệp không dựa trên những cam kết bền vững để quản lý nhân viên sống và làm việc theo cách thân thiện và bảo vệ môi trường.
Sự trung thành với thương hiệu hoặc sống với thương hiệu có thể còn gây nhiều tranh cãi. Có công bằng và hợp lý với nhân viên của Nike hay REI không nếu họ bị yêu cầu phải sử dụng dụng cụ đo và cho biết số dặm họ đã chạy, bước đi hay đạp xe trong suốt hai tuần? Quan trọng hơn là liệu khách hàng của những công ty trên có thấy rằng những nhân viên đó thực sự "truyền cảm hứng, được đào tạo và trang bị để luyện tập thể thao lâu dài" hay "chỉ làm mẫu" vậy thôi?
Đó là vấn đề về minh bạch. Yêu cầu nhân viên và gia đình họ đem thương hiệu vào cuộc sống hàng ngày là không đủ. Quan trọng là mọi người khác đều phải nhận ra được điều đó. Tất nhiên, với nhiều khách hàng, những kiến thức đó chẳng liên quan gì đến họ. Họ chỉ đơn giản là không quan tâm đến chúng.
Nhưng phần lớn mọi người sẽ có cùng phản ứng và suy nghĩ khi nhìn thấy một bác sĩ béo phì, yếu ớt, vừa hút thuốc lá vừa đưa ra những lời khuyên về việc giảm cân. Cũng giống như chuyện nhiều khách hàng muốn biết liệu nhân viên của Whole Foods có ưa chuộng và lựa chọn thực phẩm ướp muối hay không, hay hầu hết nhân viên của Google có sử dụng phần mềm SharePoint của Microsoft thay vì Google Docs không?
Hành động có trọng lượng hơn lời nói. Người ta ngày càng tin rằng giá trị kinh tế của một công ty phản ánh giá trị tổ chức của công ty đó. Khi những giá trị mang tính nhân văn đó lan rộng ra toàn cầu, chúng ta sẽ thấy các nhà lãnh đạo và quản lý ngày càng khuyến khích nhân viên của mình sống vì những giá trị đó - cả trong và ngoài nơi làm việc.
Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo HBR/Vef)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét