Nhiều người nghĩ rằng dấn thân vào thương trường đòi hỏi có hoài bão, đam mê, dám đương đầu với rủi ro.
Nhưng vẫn có những người thành công mà cần điều đó.
1. Không cần đột phá
Trên thực tế, nhiều doanh nhân đã thành công khi chỉ cần thay đổi một đặc tính rất nhỏ của các sản phẩm, dịch vụ hay mô hình kinh doanh hiện tại. Cinemex là ví dụ điển hình, họ đã rất thành công trong việc đưa hệ thống rạp chiếu phim đa màn hình từ Mỹ về Mexico. Nhà đồng sáng lập ra công ty này cho biết: “Điểm khác biệt duy nhất là chúng tôi dùng nước chanh thay vì bơ để cho vào bỏng ngô”. Chỉ nhờ có vậy, họ đã thay đổi được văn hóa xem phim rạp ở đây, thống trị hoàn toàn thị trường và tạo ra khoản lợi nhuận 300 triệu USD.
2. Không cần rủi ro
Khởi nghiệp thường đi kèm với nguy cơ mất tiền hoặc thất bại. Tuy nhiên, kể cả khi bạn đã có một vị trí với mức lương ổn định, thì vẫn còn nhiều rủi ro khác, như bị sa thải, gặp phải sếp kém cỏi hay chế độ đãi ngộ thấp.
Và một khi đã có quyết định kinh doanh, thì các doanh nhân sẽ cố gắng giảm thiểu tối đa mức độ rủi ro, một phần bằng cách hình thành các mối quan hệ hợp tác để phân tán rủi ro, đồng thời biến các động thái rủi ro cao trở nên ít nguy cơ hơn để có thời gian học hỏi và thích nghi dần dần.
Mary Gadams, nhà sáng lập RacingThePlanet ở Hong Kong, đã rất thành công trong việc tổ chức các sự kiện thể thao và siêu marathon thương mại. Bà sử dụng các tình nguyện viên, giữ chi phí cố định ở mức thấp, đưa nhiều sự kiện vào cùng một lúc và buộc người tham gia phải trả trước hàng nghìn USD, và đó chính là nguồn dự trữ tiền mặt lớn để bà tổ chức các sự kiện này.
3. Không cần theo đuổi những cơ hội
Cơ hội không phải là thứ có thể theo đuổi được. Thế nhưng phần lớn chúng ta lại cho rằng cơ hội là những chùm quả chín mọng trên giàn đang chờ được hái xuống. Trên thực tế, cơ hội là yếu tố chủ quan, và nó chỉ nảy sinh khi doanh nhân tin tưởng rằng họ đang nắm giữ một khả năng, thông tin hoặc tài sản đặc biệt nào đó.
Công ty tư vấn luật Clutch Group được hình thành từ chính kĩ năng bán hàng xuất sắc của Abhi Shahi. Kĩ năng này có được từ việc bán kinh thánh suốt thời sinh viên của anh. Chính nó đã giúp anh thuyết phục được các lãnh đạo của một số ngành công nghiệp hàng đầu hợp tác và đầu tư vào công ty của mình. Kết quả là ClutchGroup luôn được đánh giá là nhà cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý hàng đầu trên thị trường.
4. Không cần đam mê
Trung thành, nhiệt tình, chăm chỉ, kiên trì, có khả năng tập hợp mọi người – đúng là có cần thiết, thế nhưng còn đam mê thì sao? Đó là một thứ cảm xúc bóp méo và làm mờ mắt con người. Trên thực tế, công việc khó khăn nhất đối với một doanh nhân mới khởi nghiệp là làm sao để vừa hành động dứt khoát khi thấy có bất ổn vừa phải luôn tự phê bình bản thân và tiếp nhận kiến thức mới.
Gabriel Meron – nhà sáng lập Given Imaging đã đưa nhà sản xuất viên nang nội soi của Israel lên sàn Nasdaq năm 2001. Kể từ khi rời khỏi công việc kinh doanh tốt đẹp vào năm 2006, Meron đã hoạt động trong một lĩnh vực mới dựa trên một bài thử nghiệm đơn giản giúp hỗ trợ chẩn đoán các bệnh về động mạch vành. Rõ ràng ông đã bị thuyết phục rằng đây sẽ là một thành công lớn đáng để đầu tư tiền của và thời gian, và rõ ràng là còn có các cơ sở khoa học đảm bảo cho sự thành công của cuộc thử nghiệm nữa. Nhưng Meron biết rằng sẽ có rất nhiều điều bất ngờ, ông đã tuân theo các quy tắc của FDA để chứng minh hiệu quả của thí nghiệm, và ông biết rằng việc thương mại hóa một loại thuốc là cả một quá trình dài.
Luôn giữ một cái đầu lạnh, sáng suốt, kiên trì và điêu luyện là tất cả những gì có thể nói về Meron và phương pháp của ông. Đam mê không hề nằm trong nhóm đó. Vì vậy, lời khuyên cho các doanh nhân chuẩn bị khởi nghiệp là hãy để lại đam mê của mình trong phòng ngủ, vén mành lên và để cho ánh nắng chói chang rọi sáng lên kế hoạch kinh doanh của bạn.
5. Kinh doanh không tốt cho sức khỏe
Mặc dù một cuộc bỏ phiếu gần đây cho thấy rằng 80% người dân Ba Lan nghĩ doanh nhân Ba Lan là những kẻ lừa đảo, thì trái lại, hình ảnh về các doanh nhân Mỹ lại là mẫu mực về trí tuệ, đạo đức và sức khỏe. Tuy nhiên, mặt tối của những vấn đề này chính là một phần không nhỏ các doanh nhân đang phải khổ sở với những niềm say mê thử thách, thành tựu và giải thưởng. Hậu quả là, họ càng ngày càng tìm đến những thử thách lớn hơn, và cứ thoát khỏi cái này là lại vướng vào một cái khác.
Bert Twaalfhoven, 45 tuổi và đã có tổng cộng 54 lần kinh doanh, phần lớn liên quan đến công nghiệp vũ trụ. Ông không hề nghèo, và tài sản thừa kế kếch xù của vợ chính là vốn cho ông kinh doanh lần đầu tiên, và do vậy, không phải ông làm những việc này vì tiền. Ông là một người đam mê kinh doanh. Nhưng nó nguy hiểm ở chỗ phần lớn người đam mê muốn lôi kéo nhiều người khác như mình nữa. Sau khi bán công ty cuối cùng của mình năm 2001, Bert tiếp quản Diễn đàn nghiên cứu khởi nghiệp châu Âu – một chương trình truyền bá sự đam mê kinh doanh trên khắp châu Âu thông qua giáo dục và cải cách chính trị.
Chúng ta càng tránh xa thứ gì đó, thì ta lại càng thấy nó đơn giản. Các nhà khởi nghiệp thực thụ biết rằng khởi nghiệp là một tập hợp các hoạt động và thái độ phức tạp thách thức tất cả những lời giải thích đơn giản. Do vậy, một quan điểm thực tế về khởi nghiệp thực sự là gì sẽ giúp tất cả chúng ta thành công trên lĩnh vực mà ta đã chọn.
SÁCH DOANH TRÍ's Blog
Theo Vnexpress)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét