Tinh thần có ảnh hưởng nhất định đến năng suất làm việc. Tinh thần sa sút khiến khả năng làm việc nhóm kém và năng suất lao động giảm. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh của công ty. Khơi dậy tinh thần làm việc hăng hái, nhiệt tình, tạo lập môi trường làm việc đoàn kết, thân thiện là chìa khóa giúp tăng cường sức mạnh.
Tăng cường các hoạt động theo nhóm sẽ tạo nên sự gắn bó, tinh thần hợp tác, chia sẻ giữa các nhân viên trong công ty. |
Sau đây là một số biện pháp giúp “giữ lửa” cho nhân viên.
1. Giúp nhân viên hiểu ý nghĩa của công việc
2. Thường xuyên đánh giá, khen thưởng, động viên
Đánh giá, khen thưởng và động viên là hoạt động cần có của bất kì doanh nghiệp nào. Việc đánh giá công việc thường xuyên giúp nhân viên nhận định rõ những mục tiêu nào đã đạt được, mục tiêu nào chưa. Khen thưởng, động viên bằng vật chất và tinh thần giúp duy trì thái độ làm việc tích cực, tăng tính cạnh tranh, xây dựng động lực nơi nhân viên. Sáng tạo các hình thức thi đua, khen thưởng sẽ tạo ra không khí làm việc sôi nổi. Acuity- một công ty dịch vụ tài chính gần 900 nhân viên ở Mỹ đã nghĩ ra cách khen thưởng khác độc đáo. Mỗi năm công ty sẽ lập ra bảng “100 thành tích ấn tượng nhất năm” cho phép mọi phòng ban trong công ty đề xuất, đánh giá, bỏ phiếu và chọn ra những thành tựu ấn tượng nhất mà đội ngũ nhân viên công ty đã đạt được trong quá trình làm việc. Bảng thành tích được phát hành dưới dạng sách và phát miễn phí tận tay là cách mà công ty công nhận thành quả lao động của nhân viên.
3. Cho phép nhân viên dành thời gian theo đuổi các dự án mà họ đam mê
Những dự án cá nhân mang lại luồng sinh khí mới, thúc đẩy tính sáng tạo và đem đến cho nhân viên cơ hội trải nghiệm những điều mới mẻ ngoài những công việc hàng ngày. Atlassian, một công ty phát triển phần mềm ở Úc dành hẳn một ngày trong tháng (từ 2 giờ chiều thứ 5 đến 4 giờ chiều thứ 6) để khuyến khích sự sáng tạo của nhân viên. Trong khoảng thời gian này, nhân viên công ty có thể gác lại các công việc hàng ngày, bắt tay vào việc phát triển các ý tưởng, các dự án tùy theo sở thích cá nhân nhưng phải liên quan tới việc cải thiện sản phẩm, qui trình làm việc, dịch vụ của công ty. Một buổi thuyết trình ngay sau đó, những nhân viên tham gia chương trình sẽ có một buổi thuyết trình báo cáo kết quả với toàn thể công ty. Từ hoạt động này, Atlassian đã có thêm nhiều dự án hay, đa dạng hóa các sản phẩm phần mềm và tối ưu hóa qui trình làm việc.
4. Tăng cường làm việc nhóm
Tăng cường các hoạt động theo nhóm sẽ tạo nên sự gắn bó, tinh thần hợp tác, chia sẻ giữa các nhân viên trong công ty. Công ty kế toán Ehrhardt Keefe Steiner & Hottman chia nhân viên theo các nhóm nhất định theo khu vực làm việc. Trong các buổi sinh hoạt dã ngoại, thể thao của công ty, mỗi nhóm sẽ thi đấu như từng đội riêng biệt, có tên riêng, đồng phục riêng khẩu hiệu riêng, thậm chí là biểu tượng riêng.
5. Làm hết sức, chơi hết mình
FatWallet, một công ty thanh toán trực tuyến ở Mỹ dành hẳn một ngày mỗi tháng để nhân viên tham gia “ Ngày hội trò chơi” với nhiều môn thể thao trong nhà. Nhân viên có thể tự do đề xuất các môn thể thao hoặc ình muốn tham gia. Phần thưởng cho người thắng cuộc là vé xem các trận đấu thể thao, vé đi chơi công viên giải trí cùng gia đình, bạn bè.
6. Huấn luyện nhân viên suy nghĩ tích cực
Tại cao điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009, hầu hết nhân viên của công ty 4lmprint- một công ty in ấn đều bị stress nghiêm trọng, tinh thần xuống dốc. Ban lãnh đạo công ty đã tổ chức các lớp học nhằm lấy lại tinh thần làm việc cho toàn bộ 419 nhân viên. Nhân viên tham gia lớp học sẽ được xem các phim tài liêu và thảo luận về những tấm gương vượt khó, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống như Lance Amstrong.
7. Tổ chức các hoạt động vì cộng đồng
Một cách khác để “lên dây cót” cho tinh thần của đội ngũ nhân viên là tổ chức những hoạt động tình nguyện vì cộng đồng. Những hoạt động này, vừa thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vừa đem tới những cảm xúc tích cực cho nhân viên. Công ty có thể tự tổ chức các hoạt động tình nguyện hoặc khuyến khích nhân viên thường xuyên tham gia các đội nhóm tình nguyện bên ngoài.
Sách DOANH TRÍ's Blog
Nguồn ENTREPRENEUR/DNSG
Nguồn ENTREPRENEUR/DNSG
0 nhận xét:
Đăng nhận xét