Bạn đã từng quan sát mắt của động vật nào đó chưa? Ngay cả động vật dữ tợn nhất cũng có đôi mắt ôn hòa hơn của chúng ta. Đôi mắt của động vật hoang dã mượt mà hơn mắt của con người. Tại sao lại vậy? - chính bởi không có năng lượng bị kìm nén trong chúng. Khi động vật tức giận nó sẽ bộc lộ tức giận: nó rống lên, nó thét lên, tấn công, và nó xả bỏ cơn giận dữ. Nó không bị văn minh hóa. Bất kể thúc đẩy nó gặp là gì đều sẽ được biểu lộ.
Lý do cho sự mềm mại mà bạn thấy trong mắt của trẻ thơ là gì? Chúng biểu lộ bất kỳ cái gì chúng cảm thấy; năng lượng của chúng không tạo nên bất kỳ khối chắn nào. Khi chúng giận dữ chúng bộc lộ giận dữ của chúng, khi chúng ghen tức chúng bộc lộ nó, khi chúng muốn chộp món đồ chơi từ đứa trẻ khác chúng làm vậy. Không có kìm nén trong cuộc sống của trẻ em - đấy là lý do tại sao chúng ngây thơ như vậy.
Có kìm nén trong cuộc sống của chúng ta và đấy là nơi rắc rối bắt đầu. Khối chắn năng lượng phản chiếu như rắc rối bên trong - cái gì đó xảy ra bên trong nhưng bạn lại thể hiện gì đó khác bên ngoài. Thế thì năng lượng không được giải phóng sẽ đi đâu? Nó sẽ trở thành một khối chắn năng lượng.
Khối chắn năng lượng là cái bị kẹt trong tâm trí hoặc cơ thể của bạn giống như một nút thắt. Nó cũng giống như trong dòng sông khi một phần nước bắt đầu đóng băng và những tảng băng trôi nổi trên sông. Khi những tảng băng bắt đầu ngày một lớn dần lên, thì dòng chảy của sông cũng bị trở ngại ngày một nhiều hơn. Nếu tất cả nước đều đóng băng dòng sông sẽ ngừng trôi chảy toàn bộ. Và bạn cũng giống như dòng sông bị nghẽn tắc bởi băng trôi trong nó. Cần phải làm tan băng này.
Những khối năng lượng này giống như nhưng khối băng trôi trong dòng đời bạn. Những thôi thúc bị kìm nén của căm ghét, của giận dữ và của dục trở nên giống như những khối băng lớn trong bạn. Bây giờ chúng sẽ không để dòng chảy cuộc sống tiếp diễn. Cuộc sống của một số người trở nên hoàn toàn đóng băng, không còn chút dòng chảy nào. Chắc chắn cần làm tan băng, và để làm tan băng cần sử dụng phương pháp tích cực.
Nếu bạn nhìn đứa trẻ nhỏ chúng có nhiều đam mê thế, nhiều năng lượng thế bên trong chúng. Nếu bạn để chúng lại trong nhà chúng sẽ sờ cái này và đập cái kia, làm vỡ cái này và nghiền nát cái kia. Và bạn nói với chúng, "Đừng làm thế này, đừng làm thế kia." Bạn bảo chúng không được làm gì đó nhưng bạn không bảo chúng làm gì thay vào đó. Và bạn không biết đứa trẻ làm gì khi nó đập vỡ cốc thủy tinh. Năng lượng bên trong nó cần lối ra nào đó. Bây giờ không có cách nào khác, vì thế nó vớ được cốc thủy tinh và bằng cách đập cốc thủy tinh năng lượng của nó tìm được lối ra, nó được giải phóng.
Nhưng thế thì bạn bảo nó, "Đừng đập cốc," và nó ngừng đập cốc. Nó đi ra ngoài, và bây giờ nó muốn ngắt hoa. Bạn nói, "Đừng chạm vào hoa." Nó thậm chí không thể chạm vào hoa! Nó đi vào trong và cầm tới cuốn sách và bạn nói, "Đừng làm hỏng sách." Bạn đã bảo nó những gì không được nhưng bạn đã không bảo nó những gì được làm. Vì thế những khối chắn bắt đầu ở đứa trẻ đó và bây giờ chúng sẽ bắt đầu tạo nên nhiều vướng mắc hơn, và một ngày sẽ chỉ có những khối chắn này. Sẽ chỉ có 'không được làm cái này, không được làm cái kia' trong đứa trẻ. Nó sẽ không hiểu điều nó nên làm.
Điều cần làm là sáng tạo, đứa trẻ nên được bảo làm cái gì. Nếu nó đập cốc có nghĩa là nó có năng lượng và nó muốn làm gì đó. Bạn đã nói đừng làm điều này; sẽ tốt hơn nếu bạn đưa cho nó vài manh mối và nói, "Làm cốc thủy tinh đi. Làm cốc thủy tinh giống như cái này đi." Đây sẽ là việc sử dụng năng lượng một cách sáng tạo của nó. Khi nó đi tới ngắt hoa bạn có thể đưa cho nó vài tờ giấy và nói, "Tạo ra hoa giống như cái này này." Đây sẽ là một cách sử dụng năng lượng sáng tạo của nó. Nó đang xé sách hoặc vừa mới nhấc cuốn sách lên: bạn nên cho nó vài thứ gì đó khác để làm nhờ đó nó có thể sử dụng năng lượng của mình.
Giáo dục ngày nay hoàn toàn không sáng tạo, đây là lý do tại sao cuộc sống của trẻ bị phá hủy ngay từ lúc đầu. Chúng ta tất cả đều là những đứa trẻ bị phá hủy - khác biệt duy nhất là chúng ta là người lớn. Nếu không thì chúng ta tất cả đều là trẻ em bị phá hủy: ngay từ thời thơ ấu mọi thứ đã đi sai và rồi tới toàn bộ cuộc sống của chúng ta chúng ta tiếp tục làm những điều sai lầm.
Sáng tạo có nghĩa bất kỳ khi nào năng lượng xuất hiện nó nên được sử dụng theo cách sáng tạo để cái gì đó nảy ra từ nó và không gì bị hủy hoại. Năng lượng mà ai đó sử dụng để luôn chỉ trích mọi người có thể được sử dụng để viết thành bài ca. Và bạn có biết không? - chính những người không thể viết nên bài ca và không thể viết ra bài thơ mới trở thành người chỉ trích. Nó là cùng một năng lượng.
Người chỉ trích cũng có cùng năng lượng để viết ra bài ca hoặc tạo nên bài thơ, nhưng họ không sử dụng nó theo cách sáng tạo. Tất cả những gì họ làm là chỉ trích người khác: ai đang viết gì đó xấu xa và rồi ai đang làm cái gì đó. Đây là việc sử dụng mang tính hủy diệt. Thế giới có thể trở thành nơi tốt đẹp hơn nếu chúng ta sử dụng năng lượng của mình, mọi năng lượng bên trong chúng ta, theo một cách sáng tạo.
Năng lượng không bao giờ là tốt hay xấu. Ngay cả năng lượng của giận dữ cũng không là tốt hay xấu, tất cả phụ thuộc vào cách nó được sử dụng như thế nào. Đừng nghĩ rằng năng lượng của giận dữ là xấu; năng lượng không thể là tốt hay xấu. Ngay cả năng lượng nguyên tử cũng không là tốt hay xấu: với nó toàn thể thế giới có thể bị phá hủy và toàn thể thế giới có thể được tạo nên. Tất cả năng lượng là trung tính, không năng lượng nào là tốt hay xấu. Nếu được sử dụng vì những mục đích phá hủy nó trở nên xấu, nếu được sử dụng một cách sáng tạo nó trở nên tốt.
Vì vậy bạn nên thay đổi cách bạn sử dụng năng lượng của giận dữ, của ham muốn, của dục, của thù ghét, và sử dụng nó theo cách sáng tạo. Cũng như khi ai đó mang theo phân nó bốc mùi kinh khủng, nó thối, nhưng người làm vườn sử dụng nó vào mảnh vườn của mình, tưới nước cho nó và gieo hạt giống. Qua những hạt giống này phân trở thành cây. Và mùi thối của phân chuyển qua mao mạch cây và chuyển đổi thành hương thơm của hoa. Cùng cái bẩn, cùng phân đã từng bốc mùi thối thì nay trở thành hoa và cho mùi hương ngọt ngào. Đây là biến đổi của năng lượng. Đây là chuyển hóa của năng lượng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét