1. Mọi lỗ đen đều chứa một vũ trụ?
Một hố đen khổng lồ nằm trên trong dải ngân hà Centaurus A. Ảnh: NASA. |
Vũ trụ của chúng ta nằm bên trong một hố đen mà bản thân hố đen này làm một phần của một vũ trụ rộng lớn hơn, các nhà thiên văn học tuyên bố vào tháng 4. Ngược lại, mọi hố đen tìm thấy trong vũ trụ của chúng ta từ trước tới nay có thể là cánh cửa để bước vào một hiện thực khác.
2. Thời gian sẽ kết thúc trong 5 tỷ năm
Tinh vân Mắt Mèo là ví dụ về mặt trời của chúng ta trông sẽ như thế nào khi chết đi. Ảnh: NASA. |
Thuyết về sự thổi phồng vĩnh cửu nói rằng vũ trụ của chúng ta chỉ là một trong số vô vàn vũ trụ và nó phỏng đoán rằng thời gian trong vũ trụ của chúng ta sẽ kết thúc trong 5 tỷ năm, các nhà vật lý học tuyên bố vào tháng 10.
3. Bằng chứng mới về những cấu trúc chưa được biết đến trong vũ trụ
Nhóm ngân hà Coma - tham gia vào chuyển động bí ẩn gọi là "dòng chảy tối". Ảnh: Misti Mountain Observatory. |
"Dòng chảy tối" không hề là điều hú họa, một nghiên cứu vào tháng 3 khẳng định giả thuyết rằng những vật chất chưa được biết đến vẫn lẩn khuất quanh vũ trụ của chúng ta.
4. Thuyết trọng lượng của Eistein được khẳng định trên quy mô vũ trụ
Mô hình của các hành tinh qua thời gian. Ảnh: Sloan Digital Sky Survey. |
Thuyết về trọng lực do Albert Einstein đưa ra vào gần 1 thế kỷ trước một lần nữa lý giải sự nhảy nhót xung quanh lẫn nhau của các thiên hà cũng như có thể vẽ ra mô hình chuyển động của các hành tinh quanh mặt trời, theo một nghiên cứu được tung ra vào tháng 3.
5. Vụ nổ Big Bang làm chảy ra một hành tinh "lỏng".
Minh họa dòng chảy của các hạt trong vụ nổ giả tạo. Ảnh: CERN. |
Hậu quả tức thời của vụ nổ big bang là vũ trụ như một khối lỏng dày đặc và siêu nóng, theo một kết quả nghiên cứu được tung ra vào tháng 12.
6. Sự tồn tại của vũ trụ có thể được lý giải bởi một vật liệu mới
Một dạng vật liệu mới có thế giúp lý giải sự tồn tại của các vật chất. Ảnh: NASA. |
Khoảng 13,7 tỷ năm trước, Big Bang tạo ra một khối vật chất khổng lồ mà cuối cùng tạo nên sự sống, vũ trụ và mọi thứ như ngày nay. Một dạng vật liệu mới, được miêu tả vào tháng 8, có thể giúp các nhà khoa học hiểu được vì sao.
7. "Nếp gấp" của không gian - thời gian tạo nên vụ nổ tia gamma?
Mô hỏng các tia vũ trụ vô hình. Ảnh: Cambridge Cosmology Group. |
Những vụ nổ cầu lửa ngắn nhưng mạnh ở xa xôi trong vũ trụ - còn được gọi là vụ nổ tia gamma - có thể được tạo ra bởi sự giật kéo của những sợi vũ trụ vô hình - hay là những lỗ hổng sâu hoắm của không gian - thời gian, một nghiên cứu vào tháng 8 gợi ý.
8. Những cấu trúc bí ẩn phát ra từ lõi của dải ngân hà
Hai khối bong bóng khổng lồ tuôn ra từ trung tâm của Milky Way. Ảnh: NASA. |
Hai khối bong bóng khổng lồ chưa từng được biết đến phát ra các tia gamma là bắt nguồn từ trung tâm của dải ngân hà Milky Way, các nhà thiên văn học gợi ý vào tháng 11.
9. Thuyết tương đối của Einstein tác động tới sự già cỗi trên trái đất
Vị trí đứng có thể tác động tới tuổi già. Ảnh: N.G. |
Bạn sẽ già đi nhanh hơn một chút nếu đứng trên cầu thang thay vì đứng dưới mặt đất, theo một nghiên cứu tung ra vào tháng 9. Kết quả liên quan tới một hiệu ứng của thuyết tương đối của Einstein, theo đó lần đầu tiên chứng tỏ nó tác động tới thời gian và khoảng cách trên trái đất.
10. Tìm thấy phân tử không gian lớn nhất; bí ẩn Buckyball được giải mã
Những phân tử lớn nhất trong không gian, được gọi là buckball, tách ra từ một tinh vân. Ảnh: Nasa. |
Buckyball - phân tử gồm 60 nguyên tử carbon hình thành nên những khối cầu rỗng vững chắc - đã được tìm thấy lần đầu tiên trong không gian, trong xác của một ngôi sao đã chết, các nhà thiên văn học tuyên bố vào tháng 7.
Thùy Minh - VnExpress
0 nhận xét:
Đăng nhận xét