người thầy
Bài mới cập nhật
Loading...
Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2010

'Rùa tai đỏ có thể đang gặm mai cụ Rùa'

Sau khi hình ảnh rùa tai đỏ xuất hiện trên lưng cụ Rùa hồ Gươm, các nhà khoa học lên tiếng lo ngại nguy cơ hồ mất màu xanh đặc trưng, hoặc thậm chí cái mai mềm của cụ Rùa bị gặm. Theo giáo sư Đặng Huỳnh, Chủ tịch Hội động vật Việt Nam, rùa tai đỏ là loài ăn tạp, sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái hồ Gươm. Nếu chúng ăn tảo, hồ sẽ bị mất đi màu xanh vốn có.

Ông Huỳnh cho rằng cần có biện pháp tích cực mạnh hơn nữa, nhất là về pháp luật, để ngăn chặn hành động thả rùa tai đỏ xuống hồ Gươm. “Nếu không thực hiện ngay bây giờ, hồ Gươm sẽ trở thành “hồ rùa tai đỏ”, giáo sư Huỳnh nói.

Ảnh:
Cụ Rùa "cõng" rùa tai đỏ trên lưng hôm 19/12. Ảnh: Vũ Long.

Tiến sĩ Hà Đình Đức, người có nhiều năm nghiên cứu về rùa hồ Gươm, đã theo dõi và cảnh báo về nguy cơ rùa tai đỏ từ năm 2004, khi những con vật xâm lấn này bắt đầu xuất hiện.

“Hình ảnh rùa tai đỏ trên lưng cụ Rùa cho thấy có thể chúng đã và đang gặm mai cụ Rùa. Do đó, các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc”, giáo sư Đức nhấn mạnh.

Trước đó, hình ảnh cụ Rùa hồ Gươm với những vết sẹo do lưỡi câu chùm móc trên lưng, xuất hiện và đã khiến những người quan tâm đến số phận cụ lo ngại.

Rùa Hồ Gươm có mặt trong sách Đỏ Việt Nam và được xếp vào hạng quý hiếm. Trên thế giới, loài rùa này cũng đứng đầu danh sách những động vật nước ngọt có ngu cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, sách Đỏ chỉ có ý nghĩa về bảo tồn chứ không có ý nghĩa trong thực thi pháp luật.

Giáo sư Huỳnh cho rằng, do các tác động mà rùa tai đỏ đã và có thể sẽ gây ra, cần tuyên truyền để người dân không phóng sinh rùa tai đỏ xuống hồ Gươm nữa.

Rùa tai đỏ (tên khoa học là Trachemys Scripta), xuất xứ từ Bắc Mỹ, được Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) liệt kê trong danh sách 206 loài xâm hại toàn cầu, và 100 loài xâm hại nguy hiểm nhất thế giới.

Hương Thu - VnExpress

0 nhận xét:

Đăng nhận xét