Kết quả thăm khám lâm sàng, xét nghiệm X-quang tim phổi, siêu âm tim... đã loại trừ bệnh lý tim mạch, hô hấp gây tím tái nên các bác sĩ nghi ngờ cháu bị methemoglobine máu (không có khả năng chuyên chở oxy cho mô).
Do việc xét nghiệm Co-oximeter định lượng nồng độ methemoglobin máu không thực hiện được nên các bác sĩ đã tiến hành làm test nhanh mẫu máu tiếp xúc khí trời. Họ thấy máu của bé N. vẫn màu đen, chứng tỏ trẻ bị methemoglobin máu thực sự. Ngay lập tức, cháu được cho thở ôxy và dùng thuốc giải độc xanh methylen tiêm mạch. Sau tiêm 30 phút, bé bớt tím môi, tay chân và hồng hào trở lại sau một giờ.
Anh Diệp Minh H., bố bệnh nhi, cho biết trước khi nhập viện, cháu N. có hai ngày sốt nhẹ, ho, sổ mũi ít, bác sĩ tư cho uống thuốc amoxicillin, acemol, vitamin C nhưng không đỡ. Đến ngày thứ ba, gia đình thấy bé N. tím môi và đầu ngón chân tay, mệt nên đưa vào viện địa phương, sơ cứu thở ôxy, sau đó chuyển Bệnh viện Nhi đồng 1. Bình thường gia đình hay nấu canh súp có cà rốt cho bé N. ăn, và bé cũng thích ăn cà rốt sống.
Bác sĩ Minh Tiến cho biết thêm, bé N. ăn cà rốt nhiều ngày nên bị methemoglobin máu do nồng độ chất nitrate có nhiều trong ca rốt. Việc ăn nhiều và dài ngày sẽ gây methemoglobin ở trẻ nhỏ.
Những tác nhân hay gây methemoglobine khác gồm nước giếng, củ dền, cà rốt, nước cải bẹ xanh, bắp cải, củ cải đường vì có hàm lượng nitrate cao. Bệnh nhi có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Theo Khoa Học & Đời Sống
0 nhận xét:
Đăng nhận xét