người thầy
Bài mới cập nhật
Loading...
Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

Khởi đầu gian khó của những nhà kinh doanh thành đạt

Nếu ngay từ đầu, việc kinh doanh của bạn không thuận lợi thì đừng lo lắng gì cả, bởi rất nhiều nhà phát minh, nghệ sĩ hay người tiên phong trong các ngành công nghiệp cũng đã từng thất bại thê thảm trước khi kiếm được hàng triệu USD.
Walt Disney, nhà sáng lập Disneyland
Lâu đài Disney đang trong quá trình xây dựng
Khi còn trẻ, Walt Disney đã từng vẽ hoạt họa cho một tờ báo, nhưng sau đó bị đuổi việc vì lý do “thiếu sáng tạo và ý tưởng”. Sau đó, xưởng hoạt hình đầu tiên của ông cũng bị phá sản. Thậm chí hình tượng chú chuột Mickey của ông cũng bị một vài hãng phim khác từ chối vì họ nghĩ nhân vật này sẽ “làm phụ nữ sợ hãi”. Dĩ nhiên, cuối cùng thì Disney cũng thành công rực rỡ khi ông xây dựng được cả một đế chế giải trí, bao gồm Disneyland – nơi hạnh phúc nhất trên thế giới.
R.H.Marcy – nhà sáng lập Marcy’s

Một trung tâm thương mại của Marcy tại Manhattan năm 1942
R.H.Marcy khởi đầu với 4 cửa hàng bán lẻ trong khoảng thời gian 12 tháng và tất cả đều thất bại. Bước ngoặt chỉ đến khi ông mở một cửa hiệu bán hàng tiêu dùng ở Manhattan. Công việc thuận lợi đến mức nó đã phát triển thành một trong những chuỗi cửa hàng lớn nhất nước Mỹ thời bấy giờ, với 810 trung tâm thương mại và triển lãm đồ gỗ tại 45 bang, quận Columbia, Guam và Puerto Rico.

Thomas Edison – người phát minh ra đèn điện

Thomas Edison, người phát minh ra đèn điện
Một trong số những câu nói nổi tiếng nhất của Thomas Edison là về thất bại. Khi được hỏi về hàng trăm (thậm chí hàng nghìn) thử nghiệm của mình để tạo ra đèn điện, Edison đã nói: “Không phải là tôi thất bại 10.000 lần, mà là tôi đã thành công trong việc tìm ra 10.000 cách không làm cho nó hoạt động được”.
Và đó không phải là lần duy nhất ông thể hiện sự kiên trì và nhẫn nại của mình. Năm ông 67 tuổi, một trận hỏa hoạn đã thiêu rụi nhà máy mà ông đã dày công nghiên cứu và đổ toàn bộ tiền bạc trong suốt 10 năm để nghiên cứu chế tạo pin nickel – alkaline. Trong lúc ngọn lửa bùng phát dữ dội, ông đã tập trung toàn bộ công nhân của mình và lên kế hoạch xây dựng lại. Sau khi phân công công việc xong, ông mới hỏi mọi người: “Ồ, nhân tiện thì có ai biết chúng ta có thể lấy tiền ở đâu không nhỉ?”.
J.K.Rowling – tác giả của bộ truyện Harry Potter

J.K.Rowling hiện còn giàu hơn cả Nữ hoàng Anh
Khi J.K.Rowling bắt đầu đặt bút viết tập truyên này, bà đang là một bà mẹ độc thân phải nai lưng kiếm tiền nuôi con cái. Khi hoàn thành bản thảo đầu tiên, bà đã bị 12 nhà xuất bản từ chối cho đến khi được một nhà xuất bản nhỏ ở London chấp nhận. Lần xuất bản đầu tiên chỉ được khoảng 1000 bản, một nửa trong số đó phải đưa vào thư viện. Nhưng hiện nay, theo Biography.com, hiện Rowling còn giàu hơn cả nữ hoàng Anh Elizabeth II.
Akio Morita và Masaru Ibuka – đồng sáng lập Sony

Akio Morita ở Trung tâm nghiên cứu âm thanh của Sony năm 2005
Ban đầu, hai ông sản xuất nồi cơm điện để bán trong thời hậu chiến ở Nhật Bản, tuy nhiên, thiết bị này bị phản ánh là hay làm cháy cơm và do vậy không nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng. Thế nhưng hiện nay, họ lại chính là những người hết sức thành công với những sản phẩm như: Playstation và Vaio.
Harland ”Colonel” Sanders – nhà sáng lập KFC

Harland Colonel Sanders – nhà sáng lập của KFC
Khi Sanders mở cửa hàng ăn đầu tiên của mình, ông đã phải đối mặt với một cơn ác mộng đối với tất cả các quán ăn, đó là địa điểm mở quán có ít người qua lại. Và sau khi người ta xây một đường cao tốc đi qua chỗ ông, Sanders buộc phải đóng cửa vì việc này càng làm cho khách hàng càng khó nhìn ra hàng ăn của mình. Ở tuổi 65, lẽ ra ông đã có thể nghỉ ngơi, thế nhưng ông vẫn đi hết nơi này đến nơi khác và chế biến những món thịt gà thơm ngon cho các nhà hàng. Chỉ trong vòng 5 năm, ông đã có 40 cửa hàng nhượng quyền. Năm 1964, ông đã bán cổ phần của mình trong công ty với giá 2 triệu USD, nhưng vẫn giữ vai trò là người phát ngôn cho công ty cho đến tận khi ông qua đời năm 1980.
Henry Ford – nhà sáng lập Ford Motor

Henry Ford – nhà sáng lập Ford Motor
Sự nghiệp chế tạo ô tô của Ford khởi đầu rất gập ghềnh khi công ty đầu tiên của ông – Detroit Automobile – phải giải thể năm 1901 vì khách hàng phàn nàn rằng giá quá cao trong khi chất lượng lại thấp. Một năm sau đó, ông cũng lại phải bỏ công ty thứ hai của mình – Henry Ford – vì cãi nhau với một cố vấn. Lần thứ ba của ông cũng thất bại khi doanh số thấp không đủ để trả cho các nhà đầu tư. Nhưng cuối cùng thì, các nhà đầu tư cũng giúp ông thành lập lại Ford Motor và đến năm 2009, lợi nhuận ròng của Ford là 2,7 tỉ USD.
Evan Williams – nhà đồng sáng lập Blogger

Evan Williams – nhà đồng sáng lập Blogger
Ngay khi Blogger bắt đầu mở rộng hoạt động, bong bóng Internet nổ tung và nguồn vốn rót vào các hoạt động kinh doanh mạng cũng dần cạn kiệt. Chỉ với một ít vốn và không có các kế hoạch kinh doanh có lời trong tương lai, Hourihan – đồng sáng lập Blogger và các nhân viên còn lại của Blogger được quyền tự do ra đi. Còn William vẫn tiếp tục làm việc trong công ty trong năm sau đó, đủ dài để anh nhận được một lời chào mời từ phía Google. Blogger đã được bán với một khoản tiền bí mật, đủ để làm cho William và các cộng sự của anh trở nên giàu có.
Gary Heavin – nhà sáng lập chuỗi phòng tập thể dục Curves

Nhà sáng lập chuỗi phòng tập thể dục Curves
Lần kinh doanh đầu tiên của Heavin trong lĩnh vực phòng thể dục thẩm mĩ cho phụ nữ đã phá sản hoàn toàn do chi phí hoạt động quá lớn. Tuy nhiên, thất bại này đã làm ông phải nghĩ lại về một kế hoách kinh doanh khác, và ông đã thử lại lần thứ hai năm 1992. Lần này, ông quyết định trung tâm thể dục sẽ cung cấp các buổi tập 30’ với số lượng dụng cụ hạn chế ( để giữ chi phí pử mức thấp). Chiến lược này thành công rực rỡ và hiện Curves đã có hơn 10.000 phòng tập trên khắp thế giới.
Charles Schulz, người tạo ra truyện tranh ”Peanuts”

Tác giả truyện tranh Peanuts
Charles Schulz đã là một họa sĩ khi ông còn học phổ thông. Nhưng không may là các bạn học của ông đều không cho là vậy. Tất cả các bức vẽ ông tặng cho nhà trường đều không được xuất hiện. Và khi ông nộp đơn xin việc tại Disney, ông cũng bị từ chối. Nhưng sau một vài thất bại, cuối cùng ông cũng bán dược bộ truyện “Những câu chuyện của Li’l” cho Hiệp hội chiếu phim Mỹ, và sau này được đổi tên thành “Peanuts”. Bộ truyện được yêu thích trong suốt 50 năm và đã được tập hợp lại rồi chuyển thể thành phim hoạt hình cũng như một số thể loại khác. Nhờ đó mà Schulz giành được rất nhiều giải thưởng và nhận được vô số lời khen ngợi.


Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo Khát vọng doanh nhân)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét