người thầy
Bài mới cập nhật
Loading...
Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2011

Văn hóa thành công của những nhà tỷ phú

Sau 5 năm nghiên cứu và phỏng vấn rất nhiều người thành công từ khắp nơi trên thế giới, Forbes đã đúc kết là có 3 thành tố văn hóa mang tới thành công cho những nhà tỷ phú. 


Tỷ phú Warren Buffett
1. Không e ngại, không sợ thất bại

Tất cả nhân vật được phỏng vấn đều phát biểu rằng: có những thời điểm họ đứng giữa ngã ba đường với hai lựa chọn. Hoặc con đường dễ dàng và an toàn, hoặc lối đi mạo hiểm có tính toán. Để đạt đến tầm cao thực sự của tài sản, để có của cải nhiều đếm không xiết như bao người khao khát, thì nhất thiết phải có mạo hiểm. Những ai tìm kiếm công việc ổn định, luôn e ngại trải nghiệm mới mẻ, lo sợ và không dám thử cái khác biệt, thì mãi mãi không thể giàu như mơ.

Trên thực tế, những nhà đại tư bản thất bại ít nhất một lần. Những người tái thành công chia sẻ rằng: Chính nhờ thất bại, họ mới có thể nhìn lại những sai lầm và thiếu sót của mình, biến nó thành bài học kinh nghiệm vô giá khi trở lại cuộc chơi. Thất bại chỉ thảm hại khi đánh mất sự lạc quan và những đam mê.

Một giám đốc công ty internet tâm sự về việc làm thế nào anh vực dậy công ty có giá trị tài sản vượt 1 tỷ USD trong thời đại bong bóng “chấm com”. Khi mới lập nghiệp, anh từng đạt đến vinh quang và đỉnh giàu sang: đi du lịch vòng quanh thế giới bằng máy bay riêng. Khi kinh tế bong bóng vỡ, khó khăn chồng chất.

Tuy nhiên, thay vì để thất bại và khủng hoảng tài chính làm yếu lòng, anh đã kiên trì bền chí, khởi nghiệp lần nữa. Từ kinh nghiệm thất bại, anh lập ra một công ty kỹ thuật mới, mạnh hơn, sát hợp với thời đại hơn. Kết quả là anh vừa bán công ty với giá vài trăm triệu dollar, mua chiếc máy bay phản lực mới. Và thay vì lao vào ăn chơi hưởng thụ, anh lại bắt tay thành lập doanh nghiệp mới…

2. Khả năng xoay chuyển tình thế

Khó khăn và trở ngại khiến người bình thường yếu lòng, nhưng lại thúc đẩy với doanh nhân tài ba bộc lộ tài năng và óc sáng tạo để tìm nguồn doanh thu mới. Không suy nghĩ theo lối mòn, cũng không đi ngược trào lưu một cách xa vời. Những nhà đại bản đó phân tích khó khăn – trở ngại ở nhiều góc độ khác nhau. Rồi kiên trì bền chí với phát kiến của mình.

Một ông chủ ngành xăng dầu kể chuyện này: Nhiều năm trước, ông thấy những trạm xăng tốn quá nhiều diện tích. Đó đều là đất vàng đất bạc mà mọi người chỉ ghé vào đổ xăng rồi đi thì phí quá. Nghĩ vậy, ông mới nảy ra sáng kiến là kết hợp trạm xăng với cửa hàng tiện lợi. Tuy nhiên, lúc đó, ông cũng bị nhiều lời cười nhạo: Ai lại vừa đi đổ xăng vừa mua càfê?

Nhưng, ngày nay, bạn nhìn xem, ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới, hiếm có trạm xăng nào mà không có cửa hàng tiện lợi ngay đó. Doanh nhân đó thành công vì ông đã nhìn ra lời giải đáp cho một vấn đề bất cập. Đồng thời, ông cũng là người kiên định trong việc thực hiện ý tưởng, quyết thử cái mới, chứ không chần chừ, do dự, lung lay mà để vuột mất cơ hội.

3. Có người bạn đời phù hợp

Họ đã kết hôn đúng một nửa cần có của mình. Ở đây không phải các ông muốn làm giàu thì phải chọn mấy chị nữ thừa kế để kết hôn mới là thượng sách. Trên thực tế, những người giàu bằng chính công sức của mình cần một người bạn đời tâm giao. Trong quá trình lập nghiệp, trải qua nhiều khó khăn, gian khổ, căng thẳng và áp lực. Vậy nên, họ cần người bạn đời có thể là chỗ dựa tinh thần. Đặc biệt là cần người giàu lòng tin khi họ đang chiến đấu để leo lên ngôi vị dẫn đầu.

Hầu hết những ông trùm tư bản đều có tuổi thơ túng thiếu. Họ từng ở nhà thuê hoặc cầm cố tài sản và đất đai để làm vốn khởi nghiệp. Nhiều người cặm cụi lao động trong tiệm sửa xe, hoặc làm nhiều việc cùng một lúc trước khi lập nghiệp thành công. Vài người thành công vang dội, rồi thất bại thảm hại, trước khi lại tái lập từ hai bàn tay trắng. Nhiều khó khăn vậy khiến doanh nhân thành đạt thật sự cần người bạn đời luôn tin tưởng và cùng họ vượt qua mọi trở ngại trên đường.


Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo Tamnhin.net)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét