người thầy
Bài mới cập nhật
Loading...
Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

EBOOK Cha tôi Đặng Tiểu Bình những năm tháng Cách mạng văn hóa

1.TÁC GIẢ:







2.NỘI DUNG:

Mười năm Cách mạng Văn hoá đã kết thúc từ lâu. Cuộc chém giết chính trị tàn bạo trên đại địa Trung Quốc trong thế kỷ XX đã sớm trở thành những ký ức xa vời vợi, đã chìm sâu vào trong hồi ức của mỗi người. Song, tuy Cách mạng Văn hoá đã kết thúc hơn hai chục năm rồi, nhưng mỗi con người đã phải trải qua những năm tháng đó lều có những ký ức khắc cốt ghi xương. Năm tháng cứ dần dần trôi đi, quang âm một đi không trở lại, nhưng cái dấu ấn đã khắc sâu vào trong tâm khám mỗi người sẽ không bao giờ phai nhạt. Mười năm Cách mạng Văn hoá, là một trang sử rất đặc thù trong lịch sử Trung Quốc đủ để cho thiên niên vạn đại nghiên cứu và nếm lại cái dư vị của những năm tháng này. Mười năm Cách mạng Văn hoá là một cơn đại hồng thuỷ, mang tính bột phát, và phát triển tới những sai lầm cực đoan, là sự vòng vèo luẩn quẩn, cực kỳ phức tạp của cả một quá trình lịch sử, đồng thời cũng lại là một giai đoạn phát triển khách quan của lịch sử không sao thay đổi được. Cái mà Cách mạng Văn hoá để lại, chẳng phải chỉ là những thống khố, thương vong, mà còn là một bài học lịch sử để lấy đó mà suy nghĩ, mà cảnh giác, mà làm tấm gương soi.
Tuy trong mười năm Cách mạng Văn hoá, sự tổn thất của đảng, sự tổn thất của quốc gia, sự tổn thất của nhân dân là vô cùng to lớn, vô cùng thê thảm, nhưng sự sai lầm lú lẫn của nó cũng cho được con người ta những bài học và những cảnh tỉnh rất quan trọng. Có thể cho rằng, nếu không có bài học thê thảm của Cách mạng Văn hoá, thì nhà nước và nhân dân của chúng ta, đặc biệt là đảng ta, có khả năng là không dễ dàng vì mà bước ra khỏi đám mây mù, có khả năng là sẽ không có quyết tâm nghiến răng lại, chịu đau đớn để đổi mới, có thể là mò mẫm ra một cách thức nào đó khác, nhưng sẽ là những bước đi vô cùng chậm chạp. Mọi người đều nói rằng, khi Cách mạng Văn hoá kết thúc Đặng Tiểu Bình đã khai sáng ra một tiến trình lịch sử mới đó là mở cửa, cải cách. Nhưng Đặng Tiểu Bình đã khai sáng ra một lịch trình hoàn toàn mới này do có liên quan mật thiết tới những bài học đã thu nhận được từ trong Cách mạng Văn hoá của nhà nước của nhân dân và của đảng, nó có liên quan mật thiết tới những suy tư, khảo nghiệm và từng trải trong Cách mạng Văn hoá. Ngay trong khi tiến hành Cách mạng Văn hoá, Đặng Tiểu Bình và quảng đại cán bộ cùng quần chúng đã nhìn thấy hết sức rõ ràng sự đối chọi của chân lý và tà thuyết, đã nhìn thấy hết sức rõ ràng những vấn đề mà trước kia chưa nhìn thấy, nhận ra, hoặc còn rất mù mờ, điều nhận thức được đầu tiên là buộc phải cởi trói, cởi bỏ mọi sự cấm đoán, giam cầm, triệt để giải phóng tư tưởng, rồi mới bắt đầu suy tính đến khai sáng con đường xã hội chủ nghĩa hoàn toàn mới như thế nào.

1. Năm 1966 lắm chuyện
2. Tai hoạ từ trong nhà mà ra
3. Nã pháo vào Bộ tư lệnh
4. Phê phán Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình
5. Tổng tiến công vào “kẻ cầm quyền đi theo con đường tư bản chủ nghĩa”
6. Đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Đào Chú
7. Một lá thuyền đơn trong sóng cả
8. Thành lập Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình
9. Đại hội toàn trung ương mở rộng lần thứ 12 của khoá VIII
10. Tháng năm khủng khiếp
11. Tai hoạ từ ngang trời giáng xuống
12. Thanh la não bạt diễn trò Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình
13. “Đại hội 9” và “tiếp tục cách mạng”
14. Sơ tán, chuẩn bị chiến tranh
15. Chuyến bay đơn độc về phương nam
16. Giang Tây, những ngày đầu
17. Lao động
18. Về nhà rồi đây!
19 Phi Phi về đây rồi
20. Biến số trong bất biến
21. Sóng gió ở hội nghị Lư sơn
22. Những ngày bình lặng không yên ổn
23. Cảnh ngộ Phác phương
24. Trời chẳng phụ lòng người
25. Vật đổi sao dời
26. Giang nam, xuân đến sớm
27. Uốn nắn lại những cung cách cực tả
28. Giải toả giam cầm, lên tỉnh Cương Sơn
29. Thăm lại đất xưa
30. Chào nhé trường bộ binh
31. Trở lại làm việc
32.Đại hội khoá 10 của Đảng, kiên trì đường lối Cách mạng văn hoá
33. Vào quân uỷ, bộ chính trị
34. Sóng gió trong chuyến đi dự hội nghị đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc
35. Cuộc đấu tranh về “tổ chức nội các”
36. Ý vị sâu xa của Đại hội đại biểu nhân dân khoá IV
37. Màn giáo đầu của chỉnh đốn toàn diện
38. Cuộc đọ sức chỉnh đốn ngành đường sắt
39. Mao Trạch Đông phê bình “bè lũ bốn tên”
40. Chỉnh đốn toàn diện
41. Ba văn kiện chỉnh đốn toàn diện
42. Thành tựu vĩ đại
43. “Bình Thuỷ Hử” và những ngày cuối cùng của Chu Ân Lai
44. Kẻ ác đi kiện trước
45. Thời buổi khó khăn
46. Cuộc tuẫn nạn bi tráng
47. Phê phán Đặng Tiểu Bình
48. Phong trào ngày 5 tháng tư vĩ đại
49. “Hai nghị quyết”
50. Sóng gió không sờn
51. Mao Trạch Đông, vĩ nhân một đời, ra đi
52. Đập tan hoàn toàn lũ bốn tên
53. Sự phục hồi trong vòng sáng huy hoàng
54. Lời kết & 55 Lời cảm tạ



3.DOWNLOAD:


Click here

Định dạng PDF


Định dạng PRC

Pass: sachdoanhtri


Note: Đọc trước khi down

0 nhận xét:

Đăng nhận xét