Bộ Binh pháp Tôn Tử*) nổi tiếng của Trung Quốc đã nêu ra “Ngũ Đức” cần có đối với kẻ làm tướng thời cổ là “Trí, Tín, Nhân, Dũng, Nghiêm”. Tuy đây vốn được Tôn Tử coi là 5 phẩm chất cần có ở những người chỉ huy quân đội, nhưng người ta xác định rằng nó cũng là 5 phẩm chất mà những nhà kinh doanh trên thương trường cần có và hội tụ đủ.
Người có Ngũ Thường là: "Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín"
Trí là trí tuệ cơ mưu. Thị trường cũng có sự cạnh tranh ác liệt chẳng kém chiến trường. Các nhà kinh lý luôn phải mưu cầu sống còn và phát triển trong những môi trường mà kẻ mạnh đầy rẫy, tin tức rối mù, không đủ trí năng và mưu lược thì không thể tồn tại và phát triển. Muốn có được trí năng hoàn bị, thứ nhất cần chịu khó học tập lý luận về thị trường và các tri thức hữu quan, nắm vững các quy luật kinh doanh thị trường; thứ hai, cần ra sức học tập kinh nghiệm và rút ra bài học từ người khác, lấy cái hay của người bù đắp chỗ khiếm khuyết của mình; thứ ba, cần mạnh bạo lao vào thực tiễn, không ngừng tìm tòi, tích lũy hiểu biết, nâng cao tài năng kinh doanh.
Tín là coi trọng tín nghĩa, danh dự. Doanh nghiệp khác nào chiếc cầu bắc giữa nhà kinh doanh và khách hàng. Tín nghĩa của công ty xí nghiệp ra sao tùy thuộc rất lớn ở sự phát huy vai trò “cửa sổ” của ngành tiêu thụ. Điều đó đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải đối đãi với khách hàng bằng lòng chân thành, đã nói là làm, đã làm là có kết quả, dùg sự trọng tín nghĩa để lôi cuốn, chinh phục khách hàng. Đồng thời, phải trung thực chấp hành chiến lược kinh doanh của công ty xí nghiệp, tận lực thực hiện mục tiêu đề ra, không làm bất cứ điều gì tổn hại đến danh dự và lợi ích của công ty, xí nghiệp.
Nhân là một lòng phục vụ với tiêu chí “khách hàng trên hết”, “Mọi điều nghĩ về khách” là biểu hiện về nhân nghĩa của công ty, xí nghiệp. Làm nhà doanh nghiệp, phải nghĩ những gì khách nghĩ, đáp ứng những gì khách cần bảo khách những gì họ chưa biết, gỡ chỗ bí cho khách. Chớ nên “lúc hàng bán chạy thì vênh váo, lúc hàng ế ẩm thì nài nỉ”. Chất lượng phục vụ về ý nghĩa nào đó quyết định tuổi thọ thị trường của một mặt hàng và hiệu quả kinh tế của nó. Nhà doanh nghiệp còn cần phải hợp tác chân thành với đồng sự, quan tâm ủng hộ lẫn nhau, hợp lực với nhau, biến điểm bán hàng thành “lô cốt đầu cầu” trông ra thị trường của công ty, xí nghiệp.
Dũng là dũng cảm, điềm tĩnh. Trong thị trường vạn biến khôn lường, mỗi hành động kinh doanh đều mang tính mạo hiểm và bị thách thức. Điều đó đòi hỏi nhà doanh nghiệp phải có tinh thần dám đương đầu với thách thức, bình tĩnh ứng phó tình huống bất ngờ, mạnh bạo mở ra con đường mới. Đối với nghiệp vụ bán hàng, phải tích cực thúc đẩy lôi cuốn người mua, gặp lúc khó khăn, không được oán trách trời trách phận, mà phải chủ động ra tay, tích cực điều chỉnh sách lược kinh doanh tiêu thụ, dùng những thủ pháp độc đáo của mình để xoay chuyển tình thế.
Nghiêm là nghiêm túc cần mẫn. Một là phải nghiêm với bản thân mình, gương mẫu tuân thủ kỷ luật quy định; hai là làm đúng phương án kinh doanh, không coi nhẹ một khâu nào, giữ vững các “cửa ải trọng yếu”.
Tín là coi trọng tín nghĩa, danh dự. Doanh nghiệp khác nào chiếc cầu bắc giữa nhà kinh doanh và khách hàng. Tín nghĩa của công ty xí nghiệp ra sao tùy thuộc rất lớn ở sự phát huy vai trò “cửa sổ” của ngành tiêu thụ. Điều đó đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải đối đãi với khách hàng bằng lòng chân thành, đã nói là làm, đã làm là có kết quả, dùg sự trọng tín nghĩa để lôi cuốn, chinh phục khách hàng. Đồng thời, phải trung thực chấp hành chiến lược kinh doanh của công ty xí nghiệp, tận lực thực hiện mục tiêu đề ra, không làm bất cứ điều gì tổn hại đến danh dự và lợi ích của công ty, xí nghiệp.
Nhân là một lòng phục vụ với tiêu chí “khách hàng trên hết”, “Mọi điều nghĩ về khách” là biểu hiện về nhân nghĩa của công ty, xí nghiệp. Làm nhà doanh nghiệp, phải nghĩ những gì khách nghĩ, đáp ứng những gì khách cần bảo khách những gì họ chưa biết, gỡ chỗ bí cho khách. Chớ nên “lúc hàng bán chạy thì vênh váo, lúc hàng ế ẩm thì nài nỉ”. Chất lượng phục vụ về ý nghĩa nào đó quyết định tuổi thọ thị trường của một mặt hàng và hiệu quả kinh tế của nó. Nhà doanh nghiệp còn cần phải hợp tác chân thành với đồng sự, quan tâm ủng hộ lẫn nhau, hợp lực với nhau, biến điểm bán hàng thành “lô cốt đầu cầu” trông ra thị trường của công ty, xí nghiệp.
Dũng là dũng cảm, điềm tĩnh. Trong thị trường vạn biến khôn lường, mỗi hành động kinh doanh đều mang tính mạo hiểm và bị thách thức. Điều đó đòi hỏi nhà doanh nghiệp phải có tinh thần dám đương đầu với thách thức, bình tĩnh ứng phó tình huống bất ngờ, mạnh bạo mở ra con đường mới. Đối với nghiệp vụ bán hàng, phải tích cực thúc đẩy lôi cuốn người mua, gặp lúc khó khăn, không được oán trách trời trách phận, mà phải chủ động ra tay, tích cực điều chỉnh sách lược kinh doanh tiêu thụ, dùng những thủ pháp độc đáo của mình để xoay chuyển tình thế.
Nghiêm là nghiêm túc cần mẫn. Một là phải nghiêm với bản thân mình, gương mẫu tuân thủ kỷ luật quy định; hai là làm đúng phương án kinh doanh, không coi nhẹ một khâu nào, giữ vững các “cửa ải trọng yếu”.
*) Binh pháp Tôn Tử, do Tôn Vũ soạn thảo vào năm 512 TCN đời Xuân Thu được tôn xưng là Tuyệt tác binh thư hàng đầu của thế giới cổ đại. Tuy là một bộ binh thư cho quân sự, nhưng tầm ảnh hưởng của Binh pháp Tôn Tử có thể áp dụng vào lĩnh vực kinh doanh và quản lý. Câu cuối chương 3 thường được chúng ta nhắc nhiều đến : "Biết người biết ta, trăm trận không nguy; Không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng một trận thua; Không biết người, không biết ta, mọi trận đều bại."
Sách DOANH TRÍ's Blog
(Theo Chúng ta)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét