Không ai là người hoàn hảo và người lãnh đạo cũng vậy. Họ cũng có những khiếm khuyết nhất định và mắc sai lầm. Tuy nhiên, người lãnh đạo thành công có thể nhận biết và hạn chế chúng ở mức thấp nhất.
Dưới đây là những sai lầm và thiếu sót thường gặp ở các nhà lãnh đạo:
1. Lạm dụng quyền lực
Lạm dụng quyền lực để ép buộc nhân viên hay quát tháo họ chỉ khiến công việc thêm rối hơn. Nghiêm trọng hơn, nó có thể hủy hoại nhuệ khí làm việc của nhân viên và biến bạn thành một người sếp không đáng kính trọng. Điều nhân viên cần là sự khuyến khích chứ không phải dọa nạt hay ép buộc. Hãy nhớ tất cả những người lãnh đạo lạm dụng quyền lực sẽ thất bại. 2. Là người nhân viên khó tiếp cận
Là người lãnh đạo, bạn bận rộn hơn những người khác nhưng điều đó không có nghĩa là nhân viên không thể tiếp cận bạn. Họ cần bạn trực tiếp giải đáp những thắc mắc, động viên họ và đảm rằng mọi việc vẫn đang vận hành tốt.
3. Phản hồi hay ra quyết định chậm
Với email và tin nhắn, nhân viên có thể nhanh chóng kết nối với bạn. Họ hi vọng bạn cũng sẽ nhanh chóng hồi âm. Sự chậm trễ sẽ khiến nhân viên thất vọng và nghi ngờ về năng suất làm việc của bạn. Dù đôi khi có những quyết định phải mất nhiều thời gian để đưa ra nhưng hãy cố gắng trả lời họ càng sớm càng tốt.
4. Chỉ trích nhân viên trước đông người
Nếu bạn muốn khiển trách hay phê bình nhân viên, hãy gặp riêng họ. Đây là cách giữ thể diện cho nhân viên và giúp họ cải thiện hiệu quả làm việc mà không gây ra mâu thuẫn.
5. Không giữ lời hứa
Những lời hứa của bạn, dù rất nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn với nhân viên bởi công việc hàng ngày của họ phụ thuộc vào chúng. Chỉ cần bạn quên những gì đã hứa hay làm khác cam kết, nhân viên sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, hãy thực hiện những lời hứa của mình để trở thành người lãnh đạo đáng tin cậy trong mắt nhân viên.
6. Che giấu sự thật
Nhân viên sẽ hoang mang và khó tập trung vào công việc nếu không nắm rõ những gì đang diễn ra trong công ty. Vai trò của người lãnh đạo là trung thực thông báo cho mọi người tình hình công ty, kể cả những tin tức không tốt.
7. Thiên vị
Tất nhiên, sếp sẽ cảm tình hơn với những nhân viên xuất sắc, nhưng hãy thể hiện sự yêu thích của bạn trong giới hạn nhất định. Hãy đối xử công bằng với tất cả nhân viên để họ thấy rằng mình được tôn trọng, từ đó cố gắng cống hiến nhiều hơn cho công ty.
8. Tâm trạng thất thường
Bạn là cũng là người bình thường và có lúc tâm trạng thất thường, buồn, vui, nóng giận... lẫn lộn. Tuy nhiên, hãy cố gắng kiểm soát chúng khi làm việc với nhân viên. Thử tưởng tượng xem liệu nhân viên có thể tập trung làm việc được hay không nếu cứ phải để ý sắc mặt của bạn.
9. "Mù" công nghệ
Rất nhiều nhà lãnh đạo, đặc biệt là những người lớn tuổi, thờ ơ với công nghệ. Đối với họ, máy tính hay Internet chỉ là những thứ phức tạp, không cần thiết. Nhưng hãy nhớ rằng bạn cần chúng để bắt nhịp với thời đại, với sức cạnh tranh trong lĩnh vực, với nhân viên và với chính bản thân mình.
10. Không biết giao việc hiệu quả
Điều đó có nghĩa là bạn không nắm được điểm mạnh yếu của cấp dưới và giao việc cho họ không hợp lý. Hậu quả là chất lượng và hiệu quả của cả dự án không cao, kéo theo đó, ban lãnh đạo cấp cao sẽ nghi ngờ khả năng lãnh đạo của bạn.
Bạn là cũng là người bình thường và có lúc tâm trạng thất thường, buồn, vui, nóng giận... lẫn lộn. |
Dưới đây là những sai lầm và thiếu sót thường gặp ở các nhà lãnh đạo:
1. Lạm dụng quyền lực
Là người lãnh đạo, bạn bận rộn hơn những người khác nhưng điều đó không có nghĩa là nhân viên không thể tiếp cận bạn. Họ cần bạn trực tiếp giải đáp những thắc mắc, động viên họ và đảm rằng mọi việc vẫn đang vận hành tốt.
3. Phản hồi hay ra quyết định chậm
Với email và tin nhắn, nhân viên có thể nhanh chóng kết nối với bạn. Họ hi vọng bạn cũng sẽ nhanh chóng hồi âm. Sự chậm trễ sẽ khiến nhân viên thất vọng và nghi ngờ về năng suất làm việc của bạn. Dù đôi khi có những quyết định phải mất nhiều thời gian để đưa ra nhưng hãy cố gắng trả lời họ càng sớm càng tốt.
4. Chỉ trích nhân viên trước đông người
Nếu bạn muốn khiển trách hay phê bình nhân viên, hãy gặp riêng họ. Đây là cách giữ thể diện cho nhân viên và giúp họ cải thiện hiệu quả làm việc mà không gây ra mâu thuẫn.
5. Không giữ lời hứa
Những lời hứa của bạn, dù rất nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn với nhân viên bởi công việc hàng ngày của họ phụ thuộc vào chúng. Chỉ cần bạn quên những gì đã hứa hay làm khác cam kết, nhân viên sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, hãy thực hiện những lời hứa của mình để trở thành người lãnh đạo đáng tin cậy trong mắt nhân viên.
6. Che giấu sự thật
Nhân viên sẽ hoang mang và khó tập trung vào công việc nếu không nắm rõ những gì đang diễn ra trong công ty. Vai trò của người lãnh đạo là trung thực thông báo cho mọi người tình hình công ty, kể cả những tin tức không tốt.
7. Thiên vị
Tất nhiên, sếp sẽ cảm tình hơn với những nhân viên xuất sắc, nhưng hãy thể hiện sự yêu thích của bạn trong giới hạn nhất định. Hãy đối xử công bằng với tất cả nhân viên để họ thấy rằng mình được tôn trọng, từ đó cố gắng cống hiến nhiều hơn cho công ty.
8. Tâm trạng thất thường
Bạn là cũng là người bình thường và có lúc tâm trạng thất thường, buồn, vui, nóng giận... lẫn lộn. Tuy nhiên, hãy cố gắng kiểm soát chúng khi làm việc với nhân viên. Thử tưởng tượng xem liệu nhân viên có thể tập trung làm việc được hay không nếu cứ phải để ý sắc mặt của bạn.
9. "Mù" công nghệ
Rất nhiều nhà lãnh đạo, đặc biệt là những người lớn tuổi, thờ ơ với công nghệ. Đối với họ, máy tính hay Internet chỉ là những thứ phức tạp, không cần thiết. Nhưng hãy nhớ rằng bạn cần chúng để bắt nhịp với thời đại, với sức cạnh tranh trong lĩnh vực, với nhân viên và với chính bản thân mình.
10. Không biết giao việc hiệu quả
Điều đó có nghĩa là bạn không nắm được điểm mạnh yếu của cấp dưới và giao việc cho họ không hợp lý. Hậu quả là chất lượng và hiệu quả của cả dự án không cao, kéo theo đó, ban lãnh đạo cấp cao sẽ nghi ngờ khả năng lãnh đạo của bạn.
SÁCH DOANH TRÍ's Blog
(Theo DÂN TRÍ)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét