Bạn đang kinh doanh, bạn bị phá sản; bây giờ bạn hỏi 'tại sao': "Tại sao người khác thành công còn mình lại phá sản? Tại sao?" Bây giờ có câu hỏi thường xuyên bên trong bạn - "Tại sao?" Thế rồi bạn đi tới người tôn giáo, tới linh mục, tới thầy bói đoán số tử vi, nhà chiêm tinh. Ông ta nhìn vào tay bạn và ông ta nói, "Trong kiếp sống quá khứ của mình anh đã làm điều gì đó, đó là lí do tại sao anh đã thất bại."
Bây giờ bạn cảm thấy rất nhẹ nhõm. Bạn vẫn còn bị phá sản, điều đó chẳng thay đổi gì cả. Việc phá sản của bạn sẽ vẫn còn đó, nhưng bạn cảm thấy được thoả mãn chỉ bởi việc giải thích rằng trong kiếp sống quá khứ của mình bạn đã làm điều gì đó sai, và đó là lí do tại sao bạn đang khổ. Bây giờ câu trả lời có đó, câu trả lời thoả mãn cho câu hỏi của bạn, nhưng vấn đề vẫn còn lại không bị đụng tới. Vấn đề là ở chỗ bạn phá sản. Lời giải thích nào bạn có được chẳng tạo ra khác biệt gì.
Ai đó nghèo và người đó bao giờ cũng cảm thấy, "Mình là người tốt, lương thiện, chân thành, và mình nghèo." Thế rồi ai đó giải thích, "Cuộc sống này bạn là người tốt, lương thiện, tất nhiên trong kiếp sau bạn sẽ được trả đủ cho điều đó. Không có bất công nào đâu. Có thể có chút ít chậm trễ," họ nói, "nhưng không bao giờ có bất công cả. Thượng đế sẽ trả cho bạn - đợi đấy, tin cậy đi." Nhưng người đó nói, "Nhưng tôi nghèo, và tôi đói." Và thế rồi họ sẽ nói rằng trong kiếp sống quá khứ bạn đã làm điều gì đó sai, nghiệp xấu, cho nên bạn đang khổ.
Việc giải thích về nghiệp giết chết mọi thứ bởi vì nó dường như làm cho mọi thứ thành rõ ràng. Người nghèo là nghèo, người giàu là giàu; người giàu là giàu bởi vì người đó đã làm nghiệp tốt, còn người nghèo là nghèo bởi vì người đó đã làm nghiệp xấu. Bây giờ nếu người nghèo cố gắng làm cách mạng nào đó, người đó thậm chí sẽ phải chịu đựng cả trong tương lai - lại nghiệp xấu: bạo hành, thế này thế nọ. "Cho nên, ít nhất thì bây giờ, đừng làm gì xấu cả. Chịu đựng, và trong kiếp tới"... và chẳng ai biết cái gì xảy ra trong kiếp tới, cho nên đó là cách giải thích rất hay.
Marx không sai khi ông ấy nói rằng tôn giáo là thuốc phiện cho mọi người; nó đã được dùng theo cách đó. Không phải là tôn giáo thực như vậy đâu, nhưng tôn giáo đã từng được dùng như thuốc phiện. Thế thì mọi người đều có thể bị đánh thuốc phiện.
Cho nên đừng bao giờ bận tâm về lời giải thích. Nhìn sự kiện, và nhận biết về sự kiện, và đừng quá bận tâm về lời giải thích. Bằng không thì bạn sẽ cứ tiếp tục mãi: bạn đã làm điều gì đó sai trong kiếp sống quá khứ của mình, đó là lí do tại sao bạn bạo hành thế, hung hăng, đầy những giận dữ. Nhưng bạn chưa bao giờ hỏi các câu hỏi khác sao? - "Sao tôi đã làm điều gì đó sai trong kiếp sống quá khứ?" Thế thì họ sẽ nói, "Thế thì lùi xa hơn nữa anh đã làm điều gì đó sai"; nhưng điều đó cứ tiếp diễn mãi. Câu hỏi là: tại sao, ngay chỗ đầu tiên, bạn đã làm sai trong kiếp sống đầu tiên của mình? Không có lời giải thích - trừ phi bản thân Thượng đế làm cho bạn vào tình huống bạn phải làm điều gì đó sai. Nhưng thế thì Thượng đế là thủ phạm, bạn không phải là thủ phạm. Sao bạn phải khổ? Để cho ngài khổ nếu ngài đã phạm phải sai lầm.
Những giải thích này là nỗ lực nghèo nàn để an ủi bản thân người ta. Ai đó chết và bạn đau đớn, và bạn đau lắm, và bạn muốn ai đó an ủi bạn, và ai đó tới an ủi bạn thật - bởi vì bất kì chỗ nào có cầu thì đều có cung. Đó là luật kinh tế, nó áp dụng vào mọi nơi. Nếu bạn kêu khóc, kẻ ngu si, xuẩn ngốc nào đó nhất định tới, và người đó sẽ nói, "Đừng khóc nữa. Linh hồn là bất tử mà." Bây giờ, điều đó chẳng tạo ra thay đổi gì. Vợ bạn đã chết, và bạn không thể làm tình với vợ chết của mình được. Vấn đề có đó: bạn sẽ mất cô ấy. Linh hồn bất tử không thể nấu cơm cho bạn ngày mai được. Và bạn phải chăm nom con cái của mình; linh hồn bất từ không tới đâu.
Nhưng ai đó nói, "Linh hồn là bất tử"; nó cho một loại an ủi: "Vậy là cô ấy không chết thực. Vậy là cô ấy phải ở đâu đó và có khả năng gặp lại một ngày nào đó, ở đâu đó, và điều đó sẽ tốt." Và bạn bắt đầu mơ, và điều đó an ủi. Nhưng giải thích này giống như thuốc an thần, thuốc giảm đau, như rượu cồn; nó làm bạn ngây ngất.
Nếu ai đó đã chết và bạn đang đau đớn, thế thì phải nói gì với bạn đây? Cho nên đừng hỏi về lời giải thích. Nhìn vào nỗi đau này. Cái chết đã xảy ra; quan sát nó. Nó làm bạn đau sâu sắc; quan sát nó, chú ý. Nhận biết, lưu tâm về cuộc sống mong manh thế nào, mọi sự kết thúc thế nào. Nhìn hiện tượng sống như luồng chảy, sự tồn tại tựa giấc mơ tạm thời. Thấy, và không cố gắng giải thích, và không cố gắng trốn thoát, và không cố gắng né tránh, và không cố gắng bận bịu ở đâu đó khác.
Nhìn xem : cái chết đã xảy ra, bạn đang buồn, nỗi buồn lớn lao đang xảy ra cho bạn; nhìn vào trong nó. Và bằng quan sát và trở nên nhận biết về nó, nhiều điều sẽ được lộ ra cho bạn. Buồn phiền, buồn bã sẽ biến mất - và cùng với nó sẽ mất đi mọi gắn bó, bởi vì bạn sẽ có khả năng thấy rằng tất cả mọi gắn bó đều đem tới buồn. Không phải là cái chết của vợ bạn mà bạn buồn đâu. Không phải bởi vì cái chết. Nếu như cô ấy là vợ của ai đó khác, thì đã không có vấn đề gì cả. Cô ấy là vợ bạn. Vấn đề không phải là về cái chết mà bạn bị rắc rối. Một phần nào đó của bản thể bạn bị giật ra - bạn đã trở nên quá gắn bó - bạn cảm thấy mất gốc. Bạn sẽ cảm thấy lỗ hổng trong tim mình, một không gian trống rỗng.
Quan sát nỗi buồn mà cái chết đem tới, bạn sẽ trở nên nhận biết rằng đằng sau nỗi buồn không phải là cái chết mà là sự gắn bó. Và thấy tính sự kiện của gắn bó, bạn sẽ thảnh thơi, bạn sẽ trở nên chùng lỏng chút ít trong gắn bó của mình. Lần sau cái chết xuất hiện sẽ không có nhiều buồn rầu nữa đâu. Và một ngày sẽ tới khi cái chết xảy ra và không có ưu tư. Bạn biết đây là cách mọi sự là vậy, bạn đã chấp nhận nó. Bạn đã biết thực tại của cuộc sống: rằng nó chấm dứt trong cái chết. Và chẳng có gì khác để làm. Bạn đã trở nên nhận biết.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét