(Dân trí) - Đến Bàu Trúc, gõ cửa một nhà dân người Chăm. Sau một lời mời chào thân thiện, du khách sẽ có dịp khám phá những điều độc đáo ở làng gốm được đánh giá là cổ nhất Đông Nam Á này.
Cách TP. Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 10km làng Bầu Trúc nẳm ở thị trấn Phước Dân (Ninh Phước, Ninh Thuận). Làng có hơn 400 hộ trong đó hơn 80% hộ làm nghề gốm truyền thống.
Theo sử sách, nghề làm gốm do ông Pôklông Chanh khởi tạo từ ngàn xưa, ông là một trong những vị tổ sư của nghề gốm từ thời xa xưa và được dân làng giữ đến ngày nay. Bàu Trúc là làng gốm duy nhất ở Việt Nam đến nay vẫn được làm hoàn toàn bằng tay.
Làng gốm Bàu Trúc là điểm đến lý tưởng đối với du khách thập phương. Ngắm nhìn phụ nữ Chăm tỉ mỉ, nhịp nhàng thổi hồn vào từng thớ đất để biến thành những sản phẩm gốm độc đáo, có cảm tưởng như nơi đây, nghệ thuật và cuộc đời đã gần gũi đến mức hòa quyện thành một.
Đến làng Chăm để cảm nhận về con người và cảnh vật ở làng gốm. Có một điều gì đó rất gần gũi nhưng cũng khiêm nhường, lặng lẽ cứ như để người ta tự mình khám phá.
Làng gốm Bàu Trúc nằm cách TP. Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 10km về phía Nam
Về thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á, chiêm ngưỡng “đã mắt” các sản phẩm độc đáo của đồng bào Chăm
Để làm ra sản phẩm gốm Bàu Trúc, người ta dùng loại đất có độ dẻo cao thường được lấy từ các lớp đất nằm sâu ở triền sông Quao. Sau đó, đất được làm sạch, đập nhuyễn, ngâm nước, sau đó nhồi với cát trắng hạt nhỏ theo tỷ lệ hai đất sét một cát
“Chuẩn bị đất phải rất kỹ lưỡng, chỉ cần sót ít bụi bẩn thì sản phẩm sau khi nung sẽ bị nứt, hư hỏng ngay”, nghệ nhân Đàng Thị Đạn, năm nay gần 70 tuổi cho biết
Những người phụ nữ Chăm với bàn tay gầy đen, lấm lem đất, vê nhịp nhàng, thoăn thoắt biến khối đất sét thành những sản phẩm độc đáo
Sản phẩm gốm dù lớn hay nhỏ cũng được các nghệ nhân làm một cách tỉ mỉ, nhịp nhàng
Đo lại bán kính cho chính xác
Công đoạn chà láng gốm. Nghệ nhân dùng “vải cuộn” thấm nước, quấn vào tay chà láng thân gốm và tạo hình miệng
Trang trí hoa văn
Hoa văn gốm Bàu Trúc chủ yếu là hình răng cưa, khắc vạch, sóng nước, hoa văn thực vật, vỏ sò...
Gốm nặn xong, đem phơi nơi râm mát, khi khô ráo thì dùng “vòng quơ” để tu sửa cho hoàn chỉnh
Những sản phẩm gốm đã thành hình, chỉ đợi đem nung
Những sản phẩm gốm độc đáo của người Chăm
Tháp Chăm từ gốm
Nghệ nhân Đàng Thị Hồ, 62 tuổi đang chăm chú tạo hình cho sản phẩm
Gốm Bàu Trúc sau khi đã nung. Gốm không nung bằng lò, mà chất thành từng đống, ủ rơm rạ nung thủ công, sau đó bằng cách kết hợp pha màu, ém khói khi nung, các nghệ nhân tạo ra các vết màu loang đặc sắc trên từng sản phẩm gốm như: vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám, vệt nâu…
Nguyễn Thành Chung
0 nhận xét:
Đăng nhận xét